Nguyên nhân phát sinh nếp nhăn

Da dẻ là tấm gương của cơ thể. Da dẻ khỏe mạnh, nhẵn mịn và tính đàn hồi mạnh, đầy sức sống sẽ đem lại cho người ta một cảm nghĩ khỏe đẹp. Nói chung người tuổi trẻ trong thời kỳ dậy thì, tế bào da dẻ sẽ không ngừng đổi mới sinh trưởng, xem ra con người rất đẩy đà. Nhưng qua hết thời kỳ trưởng thành, công năng thay thể bình thường của da dẻ giảm yếu dần, sợi chân bì (lớp giữa của da dẻ) lão hóa, biểu bì sẽ lõm xuống và hình thành những nếp nhăn.

Tia tử ngoại bức xạ tổn thương da dẻ

Những người trường kỳ phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếp nhăn nhiều và sâu hơn, vì chiếu xạ của mặt trời gây ra sự phân giải của keo xương dạng cơ, dẫn đến da dẻ mất tính đàn hồi. Trường kỳ tiếp xúc sự chiếu rọi mãnh liệt của ánh nắng mặt trời, dĩ nhiên sẽ làm nhanh chống lão hóa da dẻ. Cơ thể không khỏe mạnh, có những bệnh tật có tính tiêu hao mãn tính như: Bệnh can, thận và vị, dinh dưỡng kém hoặc nhân tố trên tâm lý như: Tinh thần căng thẳng, suy nghĩ lo buồn quá độ, đều có thể khiến da dẻ sinh sản sự mất thăng bằng về dinh dưỡng ở mức độ khác nhau, ảnh hưởng sự thay thế bình thường của da. Ngoài ra, thời tiết gió rét lâu ngày, cũng sẽ khiến da dẻ mất nước, hoặc da dẻ bị tổn thương mà sản sinh ra nếp nhăn. Hoặc giả sử dùng mỹ phẩm không thích đáng, da dẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.

Da dẻ cần bổ sung chất Protein và sinh tố

Phụ nữ quí trọng nhất là sự nhẵn mịn, mềm mại của làn da mặt, nếu bạn hy vọng làn da của mình sạch mịn, đẹp đẽ, thì hiểu rõ làn da cần những thành phần dinh dưỡng gì là điều rất cần thiết.

Trước tiên, da dẻ của bạn cần có chất Prôtein là cơ sở vật chất của sự vận động sinh mạng cơ thể con người, là thành phần chủ.yếu nhất của tổ thành cơ thể con người. Prôtein còn là tất cả chất xúc tác sinh vật bộ phận tổ thành của dung môi, Prôtêin trong thức ăn dưới tác dụng của dung môi phân giải hợp thành là Prôtein cơ thể con người, khiến sự tổn thất của chất dinh dưỡng và sự tiêu hao năng lượng trong quá trình lao động sản xuất của con người được bổ sung không ngừng. Nhiều lượng của Prôtein, có thể khiến cơ bắp rắn chắc, khiến cho dung mạo bạn trẻ mãi.

Thứ hai, cần phải bảo đảm cung cấp đầy đủ các sinh tố A, B, C. Sinh tố A có thể phòng ngừa da dẻ khô táo và sần sùi; sinh tố B có tác dụng đẩy lùi lại sự xuất hiện của nếp nhăn, trì hoãn lão hóa, sinh tố c có thể tăng cường tính đàn hồi và tươi sáng của da dẻ.

Xoa bóp có thể giúp cho trừ nếp nhăn

Khi phát sinh nếp nhăn cục bộ có thể dùng xoa bóp (mát- xa) làm đẹp để cải thiện dung mạo và tính dẻo dai của da dẻ.

Xoa bóp vùng mặt làm tăng nhanh sự tuần hoàn máu vùng mặt, khiến mao mạch máu bộ vị xoa bóp thư giãn, cải thiện sự thay thế dinh dưỡng của bộ mặt, làm cho da dẻ mềm mại, tươi sáng.

Căn cứ kinh lạc học Trung y thì chọ rằng, tay là khỏi, dứt điểm của Thủ tam dương kinh và Thủ tam âm kinh, cho nên xoa bóp phải làm từ tay trước. Xoa bóp bàn tay. điều hòa khí huyết, mười ngón tay nhanh nhạy, có giúp cho kinh lạc thông suốt, làm cho da dẻ mu tay nhẵn sạch như ngọc. Phương pháp cụ thể là: Hai tay xoa nóng với nhau, như tay trái nắm lấy mu tay phải dùng sức ma sát vài chục lần, đến khi da mu tay nóng lên, rồi đổi tay làm tiếp như phương pháp trên.

Đầu là lực lựợng chi phối của toàn thân, theo lý luận.Trung ,y: cho rằng, đầu là chỗ hội tụ của chư dương, là nơi thông đến của bách mạch. Xoa bóp vùng đầu, khiến chư dương đi lên, bách mạch điều hòa, khí huyết mất suy; trường kỳ xoa bóp vùng đầu, có thể làm cho con người đến già sắc diện vẫn hồng hào không phát sinh nếp nhăn. Phương pháp cụ thể là: Hai lòng bàn tay đè trên trán, hơi dùng sức hướng xuống chà xát tới cằm, rồi ngược hướng về phía sau đầu và sau hai tai, chà xát nhè nhẹ qua đỉnh đầu, rồi trở về xuống trán. Như vậy gọi là xoa bóp một lần, làm như vậy vài chục lần.

Phương pháp xoa bóp nói trên đơn giản và dễ thực hành, nếu có thể duy trì xoa bóp như thế lâu dài, không những có thể phòng ngừa da dẻ xuất hiện nếp nhăn, mà còn có thể phòng ngừa da dẻ xuất hiện nếp nhăn, mà còn có thể khiến da dẻ bị lão hóa hồi phục sức sống thanh xuân.

Phương pháp xoa bóp chính xác là từ chính giữa bộ mặt hướng về hai bên trắc diện ma sát. Nếu muốn xúc tiến sự tuần hoàn máu của da dẻ, thì vỗ nhè nhẹ trên mặt, tác dụng phụ của nó ít hơn nhiều so với xoa bóp. vỗ nhẹ cơ bắp vùng mặt, phương pháp đơn giản lại dễ thực hành, đồng thời có thể kích thích huyệt đạo vùng mặt, làm cho da dẻ lão hóa hồi phục sức sống thanh xuân.Bài thuốc chữa nếp nhăn

Thuật làm đẹp trừ nếp nhăn của Tử Hy Thái Hậu

Theo ghi chép của sách “Ngự hương phiêu diêu lục”. Từ Hy Thái Hậu, người trường kỳ nắm giữ chính quyền vào cuối đời Thanh, có trọn bộ phương pháp làm đẹp. Có liên quan đến thuật trừ nếp nhăn, trong đó có vài phương pháp như sau:

“Uống sữa người”, dinh dưỡng của sữa người rất phong phú, nên những trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ vừa bụ bẫm lại trắng trẻo, bởi thế mỗi ngày Từ Hy đều uống hơn nửa chén sữa người.

“Ngọc côn xát mặt”, mỗi ngày trước khi trang điểm, Từ Hy đều lấy cây Ngọc côn (cây côn bằng ngọc) lăn trên da mặt từ trên xuống dưới không ngừng. Ngọc côn nhẵn bóng, mát lạnh, trên côn không bôi dược vật. Trên thực tế, làm như vậy là để tiến hành xoa bóp trên da và kích thích huyệt đạo vùng mặt.

“Dùng lòng trắng trứng gà thoa mặt”, mỗi tối đến, Từ Hy lại dùng lòng trắng trứng thoa lên mặt chỗ bị nếp nhăn, cho đến nửa giờ đồng hồ trước khi ngủ, dùng xà phòng thơm và nước sạch rửa sạch mặt, tiếp theo thoa nước Nại đông hoa lên, sau dùng khăn lông vỗ nhẹ cho khô. Lòng trắng trứng gà làm căng da, nước Nại đông hoa có tác dụng thu liễm đối với da.

Những phương thuốc chữa nếp nhăn trên mặt

  1. PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG

(“Kim quỹ yếu lược”)

Hiệu quả:

Có thể phòng ngừa sản sinh nếp nhăn li ti trên vùng mặt và tiêu trừ khối thịt thừa.

Thành phần dược liệu:

Phòng kỷ 12 gam,              Hoàng kỳ 15 gam,

Bạch truật 9 gam,              Cam thảo 6 gam.

Cách thực hiện:

Cho tất cả bốn vị thuốc trên vào nồi, ngoài ra lại cho thêm vào bốn lát gừng tươi, một quả táo đỏ và lượng nước vừa phải sắc nấu lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa cơm. uống ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này dùng phòng ngừa nếp nhăn li ti, thích hợp những người da dẻ xanh xao, cơ thể béo bệu, cơ bắp nhão, dễ mệt mỏi, thường tự ra mồ hôi, sợ gió, có hiện tượng phù thũng, chất lưỡi nhạt, thể lưỡi mập lớn, rêu lưỡi trắng. Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo đều có tác dụng bổ khí. Trong đó Hoàng kỳ ích khí cố biểu cầm mồ hôi và lợi tiểu trừ thấp. Bạch truật kiện tỳ lợi tiểu. Phòng kỷ khu phong trừ thấp lợi tiểu. Ba vị dược vật trên hợp dùng, có tác dụng bổ khí lợi tiểu, khu phong trừ thấp. Cam thảo, Gừng tươi, Táo đỏ có tác dụng bổ ích tỳ khí và bộ vị. Tất  cả vị thuốc trên hợp lại có tác dụng bổ ích vệ khí, ích khí khu phong, kiện tỳ lợi tiểu. Thường xuyên dùng phương thuốc này có thể cải thiện sự cung dưỡng máu của da dẻ, làm giảm bớt phần nước thừa dưới da, tiêu trừ nhão cơ bắp, nên có thể phòng ngừa được nếp nhăn li ti và đạt được hiệu quả giảm cân.

Chích hoàng kỳ
Chích hoàng kỳ
  1. NƯỚC TƯƠNG GIÒ HEO

(“Thiên kim yếu phương”)

Hiệu quả:

Làm cho da mặt tươi sáng, ẩm mát, loại trừ nếp nhăn lâu ngày, làm cho con người trẻ lại.

Thành phần được liệu:

Một giò heo lớn.

Cách thực hiện:

Giò heo làm sạch, cho vào nồi, thêm 1.200 ml nước, 600 gam Thanh tương thủy, dùng lửa nhỏ cho đến da heo nhừ và xương giò mềm nát, như dạng keo, rồi lọc bỏ chất tạp, lấy nước tương như keo.

Cách dùng:

Dùng nước giò heo rửa mặt và tay, hoặc dùng thuốc này hòa với Táo đậu, dùng thoa mặt mỗi đêm, sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch đi.

Giải thích:

Phương này là một diệu phương dùng tư nhuận da dẻ, hoãn trì lão hóa. Đồng thời vật liệu đơn giản, chế tác dễ dàng, hiệu quả lại khiến người ta vừa ý. Chỉ cần kiên trì sử dụng một thời gian, thì có thể làm cho nếp nhăn thư giãn ra, giảm ít đi, bộ mặt tỏ ra tươi sáng mềm mại, trẻ ra. Giò heo dùng làm thuốc trong cổ phương thường chọn giò heo nái. Giò heo vị ngọt mặn, tính hơi hàn, điều thận tinh mà kiện lưng cước, tư vị dịch, trơn nhuận da dẻ. Từ đó được biết giò heo có tác dụng tư dưỡng bổ hư rất tốt và chứa dồi dào chất Prôtein, chất béo, không những tư nhuận da dẻ, còn có thể bổ sung vật chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Từ góc độ y học mà nói và theo báo cáo của các chuyên gia, thì phụ nữ sau khi hơn 25, 26 tuổi, sự thành trưởng của da dẻ sẽ ngưng lại. Tùy theo sự tăng trưởng của tuổi tác, sự mất đi phần nước và chất nhờn của làn da cũng sẽ tăng nhiều hơn, từ đó nếp nhăn rải rác trên mặt. Sau khi dùng phương thuốc này không những phòng ngừa sự mất đi của phần nước và chất nhờn. Đồng thời có thể bổ sung thêm cho da, nên có thể làm giảm bot đi hoặc tiêu trừ nếp nhăn. Nhất là đối với giảm bớt nếp nhăn lâu ngày của người lớn tuổi, rất có bổ ích. Thanh tương thủy là dùng gạo kê gia công chế thành. Dương Thanh tương thủy nấu giò heo, để tăng cường công hiệu tư dưỡng làm đẹp của giò heo.

  1. LẬT PHU TÁN

(“Tân tu bản thảo”)

Hiệu quả:

Làm cho da thịt bị co dúm gấp có thể thư giãn lại, nhẵn sáng và xóa nếp nhăn trên da mặt người tuổi già.

Thành phần dược liệu:

Màng mỏng trên Lật tử (hạt dẻ).

Cách thực hiện:

Giã thành bột mịn.

Dùng mật ong hòa với thuốc thoa trên mặt.

Giải thích:

Lật thông thường được gọi là hạt dẻ. Lật phu tức là màng mỏng trên ruột hạt dẻ. Trong cuộc sống hằng ngày, tác dụng của nó không được con người coi trọng, tiệm thuốc cũng không có sẵn. Nhưng thực tế lại là lương dược làm đẹp hiếm có, màng mỏng Lật tử tính vị ngọt, bình, chát, có tác dụng làm nhẵn bóng da dẻ, thư giãn nếp nhăn, có ý nghĩa tích cực đối với hoãn trì suy lão, duy trì thanh xuân. Ngoài ra, theo cuống “Thánh tễ tổng lục” ghi lại: màng mỏng Lật tử khi nướng thành than, tính vẫn bảo tồn, sau đó tán thành bột mịn, dùng bột thổi vào yết hầu chữa được chứng mắc xương cá trong cổ họng. Trong phương thuốc này, cho thêm mật ong vào vừa làm chất dính pha chế thuốc, lại vừa có thể tư dưỡng da, làm tăng công hiệu làm đẹp của Lật phu. Sau khi sử dụng phương này, chẳng bao lâu sẽ khiến làn da trở nên nhẵn mịn, tươi sáng, đồng thời làm giảm bớt hoặc loại trừ nếp nhăn li ti trên mặt.

  1. PHƯƠNG THUỐC RỬA MẶT CỦA HOÀNG HẬU

(“Ngực dược viên phương”)

Hiệu quả:

Trừ nếp nhăn, chữa da mặt đen xạm, làm da mặt tươi sáng, mềm mại.

Thành phần dược liệu:

Xuyên khung, Phụ tử, cảo bản, Hoắc hương, Tế tân, Đông qua tử (hạt bí đao), Trầm hương mỗi thứ 40 gam, Bạch đàn 75 gam, Chữ đào nhi 300 gam, Bạch truật 18 gam, Quả mướp 4 trái,. Cam thảo 75 gam, Lật tử tươi (hạt dẻ tươi) chỉ lấy phần màng mỏng trên ruột hạt dẻ 18 gam, Đỗ Phục linh 75 gam, Quảng Phục linh 37 gam, Bạch cập 75 gam, Bạch liễm 60 gam, rễ Thổ qua 40 gam, A giao 40 gam, Ngô Bạch chỉ 75 gam, Bạch Phục linh 75 gam, Não tử 9 gam, bột Tạo giác 40 gam, bột Gạo nếp 900 gam.

Cách thực hiện:

Trừ bột Tạo giác, bột gạo nếp ra, tất cả các dược vật còn lại đem nghiền tán thành bột mịn hỗn hợp, rồi cho thêm bột Tạo giác, bột Gạo nếp vào trộn đều lại, cho vào hủ để dùng.

Cách dùng:

Dùng bột thuốc pha với nước để rửa mặt, hai lần trong ngày, buổi sáng và ban đêm.

Giải thích:

Phương thuốc này là dựa trên cơ sở của phương thuốc rửa mặt Ngự tiền đem Hoàng Minh giao đổi thành Lư bì A giao, bỏ vị thuốc Cam tùng mà gia thêm Cam thảo, Hoắc hương, Đông qua tử, Quả mướp, Quảng Phục linh, Đỗ Phục linh, rễ Thổ qua, Não tử, màng mỏng hạt dẻ tươi, Bạch phụ tử mà thành. Lư bì A giao có tác dụng tư bổ âm huyết, rất thích hợp cho phụ nữ sử dụng. Hoàng Minh giao có tác dụng tương tự như A giao, nhưng chủ yếu dùng làm cầm máu, thường được dùng làm thế phẩm của A giao. Cho nên tác dụng của A giao tốt hơn Hoàng Minh giao. Quảng Phục linh, Đỗ Phục linh là hai loại Linh lăng hương với sản địa khác nhau, đều được sử dụng như Linh lăng hương. Linh lăng hương có mùi thơm tho có thể làm thơm tho cơ thể (theo “Bản thảo cương mục”), Não tử (tức là Băng phiến) và Hoắc hương đều có mùi vị thơm hương. Ba vị thuốc vừa kể trên đều được dùng làm hương liệu. Màng mỏng hạt dẻ tươi (tức lớp màng mỏng bao bọc trên ruột hạt dẻ) có tác dụng làm giảm bớt nếp nhăn trên da. Đông qua tử (hạt bí đao) cổ tác dụng khu phong da dẻ và vết nám xạm, nhuận da, là vị thuốc làm đẹp thời xưa thường hay dùng. Bạch Phụ tử chữa bá bệnh trên mặt, hành dược thế (theo “Danh y biệt lục”) Rễ Thổ qua hoạt huyết hành ứ, làm trắng da mặt nhuận da dẻ. Cam thảo thông kinh mạch, lợi khí huyết (Theo “Danh y biệt lục).

Tất cả vị thuốc hợp dùng có thể loại trừ chất bụi bẩn trên mặt, dinh dưỡng da thịt, thư giãn nếp nhăn trên mặt, phòng ngừa các bệnh ngoài da. Trường ký sử dụng phương thuốc này, có thể duy trì được thanh xuân mãi. Bởi vì đây là bí phương cung đình của Vương Giả đời Nguyên dùng rửa mặt, nên có tên gọi là thuốc rửa mật của Hoàng Hậu.

  1. THẤT BẠCH CAO

(“Ngự dược viên phương”)

Hiệu quả:

Làm cho da mặt tươi mát, mềm mại không nếp nhăn, loại được các vết nám và tàn

Thành phần dược liệu:

Hương Bạch chỉ, Bạch liễm, Bạch truật mỗi thứ 40 gam; Bạch Phục linh bỏ vỏ 12 gam, Bạch cập 18 gam, Bạch Phụ tử (tươi) 12 gam, Tế tân (bỏ lá, đất cát) 12 gam.

Cách thực hiện:

Đem tất cả bảy vị thuốc trên nghiền tán thành bột mịn, hỗn hợp lại, rồi cho lòng trắng trứng gà vào trộn đều, tiếp đó vo thành những viên thuốc cỡ dạng bi nhỏ hoặc bằng đầu bằng ngón tay Út, để nơi mát cho khô là thành.

Cách dùng:

Mỗi đêm dùng nước ấm rửa sạch mặt trước, rồi cho những Viên thuốc vào đồ đựng bằng sứ, dung Tương thủy ấm mài tan ra nước, lấy nước thoa lên vùng mặt.

Giải thích:

Phương thuốc này là phương bí truyền làm đẹp của cung đình đời Nguyên. Hương Bạch chỉ còn tên gọi là “Phương hương” (theo “Thần Nông bản thảo phương”) và “Trạch phương” (theo “Danh y biệt lục”), vì có mùi vị đắng hương, nên còn gọi là Hương Bạch chỉ, trị phong tà, ôn thông đi lên, giỏi chữa các bệnh trên đầu mặt và phong tê táo ngứa da dẻ trên đầu mặt, lại còn làm ẩm da và nhuận da và chữa được vết nám da, tàn nhang; nên thời xưa thường dùng làm thuốc Diện Chi. Bạch liễm là một vị dược vật hiệu quả về chữa trị các bệnh ngoài da vùng mặt và có hiệu quả chữa trị tốt về chứng mụn trứng cá, bệnh mũi đỏ. Bạch Phụ tử cũng là một vị thuốc tốt để làm Diện chi, nó không những có thể chữa bá bệnh trên mặt (theo “Danh y biệt lục”) và còn trừ vết nám da và tàn nhang , gồm tác dụng khu phong thấp hóa đờm, nên chữa được vết nám nâu đen trên mặt. Bạch truật, Bạch Phục linh, Bạch cập đều có tác dụng khử trừ vết hoặc đốm chấm nâu đen trên mặt. Ngoài ra, Bạch cập còn chứa chất dầu phát huy, có thể làm ẩm mát, nhẵn mịn da dẻ. Tế tân khu phong tán hàn. Tất cả dược vật hợp lại dùng có tác dụng làm tươi mát, mềm mại làn da, khu phong trừ vết nám da. Lòng trắng trứng có thể làm sạch da, trừ nếp nhăn. Tương thủy có thể tự bổ da, khiến da dẻ trắng sạch; nên dùng lòng trắng trứng’điều thuốc và dùng Tương thủy mài thuốc có thể tăng cường nhiều về tác dụng làm đẹp của phương thuốc này. Sau khi dùng phương thuốc này, có thể khiến vẻ mặt con người tươi mát, mềm mại nhẵn sạch và giảm bớt hoặc phòng ngừa nếp nhăn xuất hiện ở vùng mặt.

Vị thuốc phục linh
Vị thuốc phục linh
  1. CHỬ THỰC TÁN

(“Ngự dược viện phương”)

Hiệu quả:

Loại trừ nếp nhăn, làm tươi đẹp làn da.

Thành phần được liệu:

Chữ đào nhi, rễ Thổ qua, Thương lục, mỗi thứ lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên tán thành bột mịn hỗn hợp.

Cách dùng:

Mỗi buổi sáng sớm dùng một ít thuốc tán chà rửa chỗ bị nếp nhăn, rồi sau đó bôi lên Đào nhân cao.

Giải thích:

Chử đào nhi trong phương tức là Chử thực tử, thuộc loại dược vật bổ huyết, bổ ích can thận. Trên cuốn “Danh y biệt lục” nói rằng Chử đào nhi có thể bổ khí, chắc cơ bắp, minh mục. Ngoài ra, nó còn chứa chất dầu, nên tư nhuận da dẻ. Rễ Thổ qua có thể chữa sắc diện đen. xạm, mụn nhọt trên mặt (theo “Bản thảo cương mục”) và còn có thể tán ung thũng (theo “Danh y biệt lục”). Thương lục giỏi về tả hạ hành thủy và tiêu sưng độc, còn có thể chữa nhọt độc (theo “Đại Minh bản thảo”). Ba vị thuốc hợp dùng có tác dụng tư dưỡng da, chữa chứng sắc mặt đen xạm và tiêu trừ ung nhọt. Sau khi dùng bột thuốc này chà rửa, có thể làm cho hắc khí vùng mặt giảm (tức là da mặt bị đen xạm) và loại trừ mụn nhọt trên mặt, khiến da mặt tươi sáng, nhẵn mịn đẹp đẽ và làm giảm bớt hoặc loại trừ nếp nhăn trên mặt.

Kèm theo:                                       .

  1. PHƯƠNG ĐÀO NHÂN CAO

Thành phần dược liệu:

Đào nhân.

Cách thực hiện:

Đào nhân ngâm trong nước uống cho nở mềm, bỏ vỏ, rồi tán nhuyễn ra thành dạng cao.

Cách dùng:

Lấy Đào nhân cap và một ít mật ong cùng pha với một ít nước sôi ấm, rồi dùng bôi lên nơi bị nếp nhăn.

Giải thích:

Đào nhân là hạt giống của Sơn đào hoặc Mộc đào cây rụng lá thuộc họ Tường vi, có tác dụng hoạt huyết khử ứ, nên có thể xúc tiến sự tuần, hoàn máu của vùng mặt, lại chứa chất dầu, có thể nhuận dưỡng làn da. Ngoài ra, trong dân gian còn dùng Đào nhân và Mỏ heo để chữa môi khô nứt đau.

  1. NGỌC DUNG CAO

(“Ngự dược viên phương)

Hiệu quả:

Chủ trị chứng mụn nhọt, nấm ngoài da, môi khô nứt, nếp nhăn trên mặt, gió buốt da mặt đau.

Thành phần dược liệu:

Hoàng kỳ, Đương qui, Bạch chỉ, Xuyên khung, lá Hoắc hương, Linh lăng hương, Bạch đàn, Bạch Phụ tử, Bạch cập, Bạch liêm, mỗi loại 40 gam. Qua lâu 1 quả, Hạnh nhân 40 gam, Long não 9 gam, Thanh dầu 2.000 gam.

Cách thực hiện:

Hoàng kỳ bỏ vỏ, dùng cái dũa dũa cho nhỏ. Đương qui bỏ phần đầu cũng dùng cái dũa dũa cho nhỏ. Xuyên khung, Bạch chỉ, Bạch đàn, Bạch phụ tử, Bạch cập, Bạch liễm đều dũa nhỏ ra. Hạnh nhân bỏ tán nghiền thành dạng cao. Tiếp đó, ngoài Long não ra, 12 vị thuốc còn lại dùng Thanh dầu (tức dầu vừng) ngâm 3 ngày, sau đó cho vào đồ đựng bằng bạc, dùng lửa nhỏ nấu cô đến thành màu vàng khét, rồi vớt bỏ bã thuốc, dùng vải sạch mới lọc qua, đợi dầu bớt nóng nhưng còn ấm, cho sáp ong đã hòa tan vào quấy đều, rồi lại dùng miếng vải mới sạch lọc qua, tiếp sau cho Long não vào và dùng cái lược bằng cây liễu quấy động không ngừng, cho đến nguội hận, cho vào bình hoặc lọ đậy kín lại. Nhưng cần chú ý là khi cho thêm sáp ong thì lượng dùng nên tùy theo mùa mà định, khi vào mùa đông cứ 90 gam dầu thì cho vào 30 gam sáp ong. Vào mùa hạ cứ 150 gam dầu thì cho vào 60 gam sáp ong. Mà sáp ong cho thêm vào thì cần phải nấu cô ở tháng chạp.

Cách dùng:

Lúc dùng, lấy chút ít thuốc cao bôi lên chỗ bị bệnh, rồi xoa bóp nhè nhẹ cho làn da nóng lên là được, nếu vùng tai, vùng mũi có mụn nhọt, thì dùng bông gòn chấm một ít thuốc bôi lên là được.

Giải thích:

Phương thuốc này là Viện Thái y đời Nguyên chuyên dùng chữa mụn nhọt, gãy thương rất hiệu nghiệm. Hoàng kỳ trong phương này vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, bổ dưỡng khí huyết, thác độc sinh cơ, chữa nhọt độc lâu ngày, loại mủ giảm đạu (theo “Thần Nông bản thảo kinh”) và còn trợ khí mạnh gân cốt, sinh cơ bắp bổ huyết (theo “Nhật Hoa Chư Gia bản thảo”). Đương qui là thuốc bổ huyết thường dùng trên lâm sàng, có công năng dưỡng huyết hoạt huyết giảm đau, tức phá ứ huyết, dưỡng tân huyết (theo “Đại Minh bản thảo”) và còn nhuận trường vị gân cốt da dẻ (“Bản thảo cương mục”), đồng thời còn chữa được tất cả các chứng phong và huyết (“Đại Minh bản thảo”) là thuốc chủ yếu chữa trị nhiều bệnh ngoài da. Hoàng kỳ phối hợp với Đương qui có thể ích khí sinh huyết. Xuyên khung hoạt huyết hóa ứ. Hoắc hương, Linh lăng hương, Đàn hương, Long não mùi vị thơm tho, có thể tăng hương. Bạch Phụ tử, Bạch cập, Bạch liêm, Hạnh nhân có thể làm sạch da, nhuận da, chữa mụn trứng cá. Toàn Qua lâu vừa thanh phế nhiệt, lại vừa đem lại tươi mát, mềm mại cho làn da mặt (theo “Danh y biệt lục”) và loại nếp nhăn trên da tay, mặt (theo “Đại Minh bản thảo”). Toàn phương hợp dùng, gồm công hiệu ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt tiêu . sưng, hoạt huyết giảm đau, nhuận da trừ nếp nhăn. Loại được nhiệt độc thì mụn nhọt tiêu, thanh phế nhiệt thì hết gió buốt, da dẻ nhuận thì môi không nứt, nếp nhăn mặt tiêu mất. Sau khi sử dụng phương thuốc này sẽ làm cho dung mạo đẹp đẽ thêm nhiều.

  1. ÔN THANH ẨM

(“Thẩm thị tôn sinh thư phương”)

Hiệu quả:

Có thể phòng ngừa nếp nhăn li ti, chữa chứng sắc mặt xanh xao không tươi sáng hoặc sắc mặt vàng úa. Làm cho da dẻ có tính đàn hồi và tươi mịn.

Thành phần dược liệu:

Sinh Thục địa hoàng, Bạch thược, Đương qui, Xuyên khung, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử mỗi loại 12 gam.

Cách thực hiện:

Cho tất cả dược vật trên vào nồi, thêm lượng nước vừa phải vào sắc nấu.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này có thể phòng ngừa những nếp nhăn li ti. Thích hợp cho trường hợp da dẻ khô táo, không tươi sáng, sắc mặt xanh xao hoặc vàng úa không tươi sáng, thường xuyên có hiện tượng chóng mặt hoa mắt, dễ bị xuất huyết, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi vàng hoặc dày vàng. Ôn thanh ẩm tức là biệt danh của Giải độc Tứ vật thang. Phương thuốc này do các dược vật bổ máu và thanh nhiệt táo thấp hợp thành. Trong phương, Địa hoàng, Bạch thược, Đương qui, Xuyên khung tức là Tứ vật thang, có tác dụng bổ huyết điều huyết. Trong đó Địa hoàng có chia làm Sinh, Thục hai loại, cả hai đều bổ huyết, nhưng Sinh địa thiên về tính mát, có thể thanh nhiệt dưỡng âm lương huyết. Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử gồm có tác dụng tả hỏa giải độc, thanh nhiệt táo thấp. Toàn phương hợp lại dùng có công hiệu dưỡng huyết hoạt huyết, tả hỏa giải độc. Trung y cho rằng ngoại cảm độc tà (bao gồm nhiệt độc của ánh nắng mặt trời), xâm tập da dẻ và khí huyết suy yếu, da dẻ mất dinh dưỡng đều dễ làm cho da dẻ khô héo, xuất hiện nếp nhăn. Phương thuốc này dưỡng huyết hoạt huyết, tư nhuận da dẻ, còn có thể thanh nhiệt tả hỏa giải độc, nên phòng ngừa được sự phát sinh của nếp nhăn. Sau khi dùng phương thuốc này có thể làm cho da dẻ trở nên tươi mịn và tính đàn hồi nhiều, khiến cho nếp nhăn li ti trên mặt dần dần tiêu trừ, nhưng những người trường vị yếu nên chú ý lúc sử dụng.

  1. DIỆT BAN HẰN PHƯƠNG

( Thiên kim yếu phương”)

Hiệu quả:

Xóa vết sẹo.

Thành phần dược liệu:

Vũ dư lương, Bán hạ, mỗi thứ lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

Đem hai loại dược vật trên nghiền mài thành bột cực mịn, hỗn hợp lại, sau đd cho vào lòng đỏ trứng gà trộn, quấy đều là thành.

Cách dùng:

Trước tiên dùng mảnh vải sạch, mới, lau chà trên vết sẹo, làm cho cục bộ nổi sắc hồng, sau đó dùng thuốc bôi lên, nên tránh gió, bôi hai lần một ngày.

Giải thích:

Ban hằn là chỉ da dẻ bị tổn thương, sau khi kín miệng tổ chức tăng sinh, làm da thịt bồi cao lên màu hồng nhạt hoặc đỏ sậm, chất cứng, ấn không thấy đau, hoặc có đau ngứa tự giác; về hình dạng, lớn bé không nhất định, nhưng rất có trở ngại về mỹ quan. Phương này đối với Ban hằn (tức vết sẹo) có hiệu quả trị nếu khá tốt. Vũ dư lương là một loại quặng đá dạng bột thiên nhiên của quặng sắt có màu nâu, có thể xóa đi vết sẹo. Chữa trị vết sẹo trên mặt, trên cơ thể (theo “Bản thảo cương mục”). Bán hạ phải dùng Bán hạ tươi, có công hiệu làm đẹp, hóa đờm tán kết tiêu ứ, giỏi tiêu vết sẹo. Lòng đỏ trứng gà dùng làm chất dính để pha chế thuốc và có thể xóa vết sẹo (theo “Bản thảo cương mục”). Ba loại dược vật hợp dùng, có thể xóa đi vết sẹo cũ, mà không tổn thương kích thích da dẻ. Phương thuốc này cần dùng khoảng trước sau một tháng mới có hiệu quả; vết sẹo lâu ngày, thì thời gian chữa trị càng lâu dài hơn.

0/50 ratings
Bình luận đóng