Y Học Đông phương nói về Can Ban.

Nói về Can tạng, Trung và Tây Y có những hàm ý khác nhau, Theo Tây y thì can tạng là chỉ quả gan trên giải phẫu cơ thể con người, còn Cần tạng bên Trung y là chỉ đơn vị công năng có hữu quan với gan. Từ bao gồm những công năng của Can tạng đã biết hiện nay, còn bao gồm hệ thống thần kinh trung khu, hệ thống phân tiết nội, và những công, năng về những phương diện nhãn khoa. Như “Linh Khu – Bản Thảo” cho rằng: “Can trữ máu”, có công năng trữ tích và điều tiết dịch máu, bởi thế còn gọi Ịà “Huyết hải”. Trong “Tố Vấn-Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” Vương Băng nói: “Can trữ huyết, Tâm hành huyết. Con người cử động thì máu huyết được chuyển đến chư kinh, người yên tĩnh thì máu về can tạng, nên can chủ huyết hải”. Can ban mà Trung y nói thì Tây y gọi là nám vàng nâu, là chỉ những mảng màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt xuất hiện ở vùng mặt, nằm phẳng trên da, khi sờ không vướng tay, cũng không có chứng trạng tự giác gì.

Chứng bệnh này thường hay phân bố đối xứng trên mặt, phần lớn hay xảy ra ở phụ nữ có mang hoặc phụ nữ kinh nguyệt không điều. Sau khi phơi nắng sẽ nặng và nhiều hơn.

Y học Đông phương có ghi chép rất sớm về chứng vàng nâu nầy. Cuốn “Trửu Hậu Phương” của Hòng Cát đời Tấn, và cuốn “Ngoại Đài Bí Yêu” đời Đường đều có nói về chứng bệnh nầy, và đề ra dùng Diên chi, Diện cao để chữa trị. Trong “Y Tông Kim Giám” của đời Thanh càng thuyết minh tường tận về cách dự phòng và hộ lý về chứng bệnh này thường do uất gan trệ khí gây ra. Cho nên gọi đó là “Can ban”.

Nguyên nhân sự sản sinh của bệnh Can ban.

Nguyên nhân bệnh Can ban hơi phức tạp, tinh thần không ổn định. Can uất khí trệ, ăn uống không điều độ, phụ nữ kinh nguyệt không điều, đều có thể dẫn đến sự phát sinh của bệnh Can ban này.

  • Tinh thần không ổn định: Phàm là tinh thần mất thăng bằng, thịnh nộ làm tổn thương Can, lo lắng làm tổn thương Tỳ, đều có thể làm rối loạn khí huyết, không thể tư dưỡng vùng mặt, dẫn đến bệnh Can ban. Y Tông Kim Giám” cho rằng bệnh này do lo buồn uất ức, huyết yếu không thể dinh dưỡng , hỏa táo kết trệ mà sinh ở trên mặt, phụ nữ phần nhiều bị bệnh này,
  • Lao tổn Tỳ thổ: Phàm ăn uống mất điều độ tiết chế, lao nhọc quá độ, ăn uống thiên về sở thích, khiến vận hóa của tạng phủ mất thăng bằng, khí huyết không tư dưỡng, cũng có thể sản sinh ra nám vàng nâu. Cuốn “Chư Bệnh Nguyên Hầu Luận” đời Tùy nói rằng: Mặt bị nám nâu đen, do tạng phủ có đờm ẩm, hoặc do da dẻ bị phong tà, khiến khí huyết không được điều hòa, dẫn đến bệnh nám nâu đen”.
  • Thận tinh bị tổn thương: Phàm là sinh hoạt vợ chồng quá độ. Thận thủy khuy tổn, hư hỏa thượng sung, nhang mặt không được tươi nhuận, cũng có thể hình thành đốm chấm tàn nhang. Cuốn “Ngoại Khoa Chánh Tông” đời Minh có nói: Người mặt mũi bị nám nâu đen, vì thủy khuy không thể chế hỏa, huyết yếu không thể dinh dưỡng da thịt, dẫn đến hỏa táo kết thành nám nâu đen, sắc mặt không tươi sáng. Tổng hợp lại cho biết, bệnh này có quan hệ mật thiết với ba tạng Cán, Tỷ, Vị nhưng cơ chế bệnh chủ yếu là khí huyết không thể tư nhuận da mặt.

Thế nào làm cho Can ban tiêu tan.

Đối với chứng Can ban, nên lấy nội trị làm chủ, thêm ngoại trị làm phối hợp. Nhắm vào tình trạng khác nhau mà tuyển dụng những thang thuốc khác nhau.

Đối với những người gan uất khí trệ, nên sử dụng cách thư can giải uất, có thể dùng thang Sài hồ gia giảm. Đối với những người Can, Tỳ bất hòa, nên dùng cách thư Can kiện Tỳ, có thể chọn Đương quy, Thược dược tán hoặc Tiêu dao tán gia giảm. Cuốn “Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Thư”, đời Thanh chủ trương Tỳ, Thận đồng chữa; dùng nước thuốc Thang Qui Tỳ gia vị uống với Lục vị địa Hoàng hoàn.

Còn về phương pháp ngoại trị, có thể thoa cao khử ban, hoặc dùng Ngọc Dung tán, cũng có thể dùng phương pháp vỗ nhẹ vùng mặt nhiều lần xoa bóp cao huyệt chu vi vùng mắt, để giúp khu tán Can ban.

Vẻ mặt sinh hoạt ngày thường, nên chú ý những việc sau đây:

  • Luôn duy trì tinh thần thư thái, chớ nên ưu sầu, buồn lo và cáu giận quá độ.
  • Chú ý về mặt ăn uống, không nên ăn quá nhiều thức ăn dầu mỏ, nóng cay, đồng thời phải tiết chế uống rượu.
  • Tránh phơi ngoài nắng quá độ và không nên tùy tiện dùng dược vật thoa ngoài da.

PHƯƠNG CHỮA CAN BAN

ĐÀO HẠCH THỪA KHÍ THANG

(“Thương Hàn Luận”)

Hiệu quả: Chữa trị Can ban, da dẻ sần sùi, mụn trứng cá trên mặt, còn có thể cải thiện thể chất bị nẻ da vì quá rét và tiêu trừ những khói thịt thừa.

Thành phần dược liệu:

Đào hạch (Đào nhân) 12 gam, Đại hoàng 12 gam, Quế chi 6 gam, Cam thảo 6 gam, Mang tiêu 6 gam.

Cách thực hiện:

Cho tất cả 5 vị thuốc trên vào nồi với lượng nước vừa đủ sắc lấy nước thuốc.

Cách dùng: Dùng trước bữa ăn, 3 lần một ngày.

Giải thích:

Phương này thích hợp cho những người bị chứng Can ban hoặc tàn nhang trên mặt, kèm có chứng kinh nguyệt thất thường, bụng dưới trướng đau, táo bón, thể chất tương đối khá, chất lưỡi đỏ hoặc có vết ứ. Chấm ứ máu trên lưỡi, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày. Phương thuốc này chủ yếu do những vị thuốc hoạt huyết và tả hạ hợp thành. Đào nhận trong phương này theo ghi lại trong cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh” có thể chữa huyết tắc, tà khí kết u ở bụng”. Cuốn “Danh Y Biệt Lục” nói Đào nhân có thể “phá tà khí kết u trong bụng, thông kinh nguyệt, giảm đau”. Ngoài ra, còn có kinh thể nhuận trường thông tiểu. Quế chi thông lợi huyết mạch, trợ giúp Đào nhân phá huyết, hành ứ, chữa kinh nguyệt không điều. Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo 3 vị thuốc hợp lại tức là thang Vị thừa khí thang, có thể chữa sạch nhiệt tích trong trường vị, thông đại tiện, chữa táo bón. Tập hợp lại tất cả vị thuốc trong thang này có tác dụng tả nhiệt phá huyết trục ứ. Trung y cho rằng, Can ban có liên quan với can uất khí trệ, máu ứ đọng bên trong. Tây y thì nói bệnh này phát sinh do cơ quan sinh dục giới nữ bị bệnh, như bướu tử cung, viêm buồng trứng, kinh nguyệt không điều, thời kỳ mãn kinh hoặc bé kinh. Phương thuốc này có thể hoạt huyết hóa ứ, điều kinh, nên bất kể nhìn ở góc độ Trung y hay Tây y phương thuốc này đều chữa được Can ban.

QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN

(“Kim Quỹ Yếu Lược”)

Hiệu quả: Chữa trị Can ban, tàn nhang, mụn trứng-cá và da dẻ sần sùi, còn có thể tiêu trừ thịt thừa.

Thành phần dược liệu:

Quế chi, Phục linh, Thược dược, Đơn bì, Đào nhân, mỗi thứ lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên cùng tán thành bột mịn, hỗn hợp lại, trộn đều với mật ong, vê thành những viên thuốc nhỏ,

Cách dùng:

Mỗi lần dùng 10g thuốc viên, uống với nước ấm, uống 3 lần một ngày,

Giải thích:

Bản phương thích hợp những người bị chứng tàn nhang, vết nám đen trên mặt, sắc mặt đen đồng thời kèm theo kinh nguyệt không điều, bụng dưới đau nhói, kinh nguyệt màu tím đen và máu ứ, chất lưỡi đậm có rêu lưỡi trắng. Phương thuốc này có tác dụng hoạt huyết, hành ứ, khử đờm… vết ứ và chấm ứ, khử đờm lợi thủy, làm tiêu dần khối thịt thừa. Quế chi trong phương thuốc này có thể “lợi thủy, hạ khí, hành ứ, bổ trung” (theo “Bản Thảo Sơ Chứng”). Thiên về chữa chứng hàn đọng huyết trệ ở tử cung phụ nữ, dẫn đến kinh nguyệt không điều, đau hành kinh và bế kinh. Đào nhân, Đơn bì có tác dụng hoạt huyết hóa ứ. cả hai vị thuốc trên phối hợp với Quế chi ôn thông huyết mạch thì càng tăng thêm sức thông kinh; Thược dược có thể hoãn gấp giảm đau. Căn cứ theo nghiên cứu dược lý cho biết, Thược dược có tác dụng ức chế cơ nhẵn tử cung và dạ dày, nên chữa đau bụng. Phục linh khử đờm lợi thủy, trừ thấp. Tất cả các loại thuốc trên hợp lại dùng thì có thể ôn kinh, hoạt huyết, điều kinh. Y học Đông phương cho rằng: đờm ẩm đọng ở tạng phủ thi sẽ bị chứng tàn nhang, mà máu ứ đình trệ thì sẽ sinh ra Can ban, vì thế bản phương vừa vừa hoạt huyết điều kinh, lại khử đờm lợi thủy, nên có thể chữa khỏi được những vết nám đen và đốm chấm tàn nhang trên da mặt, làm cho da mặt trắng trẻo lại đạt đến hiệu quả làm đẹp.

ĐƯƠNG QUY THƯỢC DƯỢC TÁN

(“Kim Quỹ Yếu Lược”)

Hiệu quả: Chữa Can ban, mụn trứng cá, mề đay, và có thể cải thiện thể chất, nẻ da do giá rét.

Thành phần dược liệu:

Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Thược dược 30g, Bạch truật 12g, Phục linh 15g, Trạch tả 10g.

Cách thực hiện:

Đem tất cả 6 vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn đều nhau thành thuốc bột hỗn hợp.

Cách dùng:

Mỗi lần 3g thuốc bột, pha với rượu uống, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp cho những người bị chứng Can ban hoặc tàn nhang trên da mặt, kèm triệu chứng sắc mặt xanh xao, chóng mặt hoa mắt, sưng phù và dễ mệt mỏi, đi tiểu nhiều , chất lưỡi nhạt. Phương thuốc này có tác dụng điều lý can tỳ, bổ can dưỡng huyết, kiện tỳ trừ thấp. Trong phương, Đương qui, Bạch thược dược đều dưỡng huyết (Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Bạch thược “tả can, bổ tỳ vị” (Theo “Trân Châu Nang”), còn có thể “giảm đau, lợi tiểu, ích khí” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”). Xuyên khung hành khí hoạt huyết. Ba vị thuốc nói trên, hợp lại dùng có tác dụng dưỡng huyết điều can. Bạch truật, Phục linh kiện tỳ lợi tiểu. Trạch tả có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, nên có thể làm tăng thêm hiệu quả lợi thủy của Bạch truật và Phục linh. Phương thuốc này trọng về mặt chữa can tỳ, mà bổ huyết lại lợi tiểu, có bổ lại có tả, được phối hợp rất xác đáng. Đối với chữa trị huyết, huyết trệ mà tỳ hư không thể vận hóa thủy thấp, dẫn đến đờm thấp đọng lại bên trong gây ra chứng Can ban và tàn nhang, có hiệu quả rõ rệt.

ĐẠI SÀI HỒ THANG

(“Kim Quỹ Yếu Lược”).

Hiệu quả: Chữa chứng Can ban, da dẻ sần sùi, có thể tiêu trừ khối thịt thừa.

Thành phần thực hiện:

Sài hồ 9g, Hoàng cầm 9g, Thược dược 9g, Bán hạ 9g, Chỉ thực 9g, Táo đỏ 4 quả, Gừng tươi 12g, Đại hoàng 12g.

Cách thực hiện:

Cho 7 vị thuốc Sài hồ, Hoàng cầm, Thược dược, Bán hạ, Chỉ thực, Táo, Gừng tươi vào rọi sắc trước với lượng vừa đủ, Đại hoàng cho sắc sau, lấy nước thuốc,

Cách dùng: uống nước thuốc, 3 lần một ngày.

Giải thích:

Bản phương thích hợp cho những người bị nám trên mặt kèm có chứng đắng miệng, chán ăn, ngực sườn trướng tức, táo bón, lợi lưỡi vàng, Trong phương này, Sài hồ là vị thuốc chủ yếu sơ can giải uất, trong thành phần sơ lý can khí đều có Sài hồ. Ngoài ra, còn tác dụng “Bình can đởm, tam tiêu” (“Theo “Bản Thảo Cương Mục”). Đối với chứng viêm gan mãn tính, viêm ống mật đều có hiệu quả tốt, Hoàng cầm là vị thuốc thanh nhiệt táo thấp. Theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi lại rằng: Hoàng cầm có thể chữa “thấp nhiệt”. Hai vị thuốc Sài hồ và Hoàng cầm hợp dùng có công năng sơ tiết uất nhiệt trong Can Đởm. Bạch thược trợ giúp Sài hồ, Hoàng cầm thanh tả Can, Đỏm, Bán hạ điều hòa vị khí, có ích cho công năng của dạ dày. Đại hoàng là vị thuốc tả hạ, giỏi về tẩy sạch nhiệt tích trong trường vị, thanh trừ táo kết. Phối ngũ với Chỉ thực hành khí, càng làm tăng sức tẩy thực nhiệt tích trệ trong bụng. Gừng tươi, Táo đỏ trợ giúp Bán hạ điều lý Vị khí và bảo vệ dạ dày. Tất cả 8 vị thuốc trên đều có tác dụng sơ can giải uất, thanh tả thực nhiệt trong can, đởm, trưởng, vị. Trung y cho rằng Can ban trên mặt phần nhiều do tinh thần mất thăng bằng, Can khí uất kết, khí huyết bị rối loạn, không thể lên trên tư dưỡng vùng mặt gây ra Sơ can tả nhiệt, hồi phục công năng của Can, làm cho Can khí điều hòa thông suốt, khí huyết hài hòa, máu tươi được đi lên vùng mặt thông suốt, nên khiến cho Can ban trên mặt tự biến mất.

THUỐC RỬA MẶT NGỰ TIỀN

(“Ngự Dược Viên Phương”).

Hiệu quả: Tinh thần sảng khoái, sắc diện tươi đẹp, mịn màng.

Thành phần dược liệu:

Gạo nếp 590g, Hoàng Minh giao 40g, Đại tạo giác 925g, Bạch cập 40g, Bạch liễm 40g, Hương Bạch-chỉ 75g, Bạch truật 60g, Trầm hương 18g, cảo bản 40g, Xuyên khung 40g, Tế tân 40g, Cam tùng 40g, Xuyên Phục-linh 60g, Bạch đàn 60g, Chữ đào nhi 110g.

Cách thực hiện:

Gạo nếp xay bột, Hoàng Minh giao đâm nát thành hạt nhỏ. Đại tạo giác bỏ vỏ, sao lửa. cảo bản, Xuyên khung bỏ vỏ. Tế tân bỏ lá. Cam tùng rửa sạch đất cát.

Đem tất cả vị thuốc (ngoại trừ gạo nếp) nghiền mài thành bột mịn, hỗn hợp lại, rồi cho bột gạo nếp đã xay vào trộn đều là thành.

Cách dùng:

Dùng bột thuốc pha với nước sạch để rửa mặt.

Giải thích:

Đây là bí phương rửa mặt của cung đình đời Nguyên dành riêng cho các vua chúa. Gạo nếp, Bạch cập, Hoàng Minh giao (tức keo da bò), Chữ đào nhi (tức Chữ thực) trong phương thuốc này đều tư dưỡng da dẻ. Trong đó, Gạo nếp mềm dẻo, bổ trung ích khí, dưỡng da dẻ. Bạch cập có thể sinh da thịt nhuận da dẻ. Da bò. tư âm nhuận táo, lấy da dưỡng da; Chữ thực có thể “ích khí tăng cường cơ bắp” (Theo “Danh Y biệt Lục”). Mạnh gân cót, trợ dương khí, bổ hư lao, mạnh lưng gối, ích nhang sắc (Theo “Đại Minh BảnThảo Kinh”). Bình bổ can, thận. Can thận không suy yếu, tinh huyết sung túc, thì da dẻ tự nhiên hồng hào, tươi mịn. Bạch liễm, Bạch chỉ, Bạch truật, Xuyên khung, cảo bản, Tế tân, Phục linh là nhóm thuốc khử Ban làm đẹp, khử

phong giảm ngứa, là vị thuốc bảo kiện cho da dẻ, phòng chống các bệnh ngoài da. Trầm hương, Cam tùng, Bạch đàn đều cổ mùi thơm tho, làm cho tinh thần con người sảng khoái. Ngoài ra, Cam tùng, Bạch đàn còn có thể trừ đi vết nám trên mặt. Tạo giác chứa chất dầu nhiều và dính, nhuận trơn có thể loại trừ chất bụi bẩn trên da, Trong “Thái Bình Thánh’ Huệ Phương” dùng nó chữa tàn nhang trên mặt. Tất cả vị thuốc trên hợp dùng có công hiệu nhuận da, khử ban, trừ bụi bẩn trên da, khu phong, giảm ngứa, khiến tinh thần sảng khoái, sắc mặt hồng hào, tươi đẹp có thần sắc.                         ;                ,

CHU SA HỒNG HOÀN TỬ

(“Ngự Dược Viên Phương”).

Hiệu quả: Chữa sắc diện không tươi sạch, vết nám trên mặt, mặt đen xạm và nét nhăn nhiều.

Thành phần dược liệu:

Chu sa nghiền nhỏ, Bạch truật, Bạch liễm, Bạch Phụ-tử, , Ngô Bạch chỉ, Bạch cương tàm, Mộc hương mỗi thứ 18g. Bạch cập, Bạch Phục linh, Mật đà tăng mỗi thứ 6g, Bột Thạch nhũ 75g.

Cách thực hiện:

Đem 11 vị thuốc trên nghiền tán thành bột mịn Tiếp đó dùng 18g A giao thêm nước nấu cô thành cao, rồi cho 11 loại bột thuốc trên vào cao A giao quấy đều, vo thành những viên thuốc lớn, bé cỡ hạt ngô đồng.

Cách dùng:

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho thuốc viên vào hòa tan với một ít nước nóng pha mật ong, rồi thoa lên mặt, sáng sớm hôm sau rửa đi bằng nước ấm.         .

Giải thích:

Chu sa gọi là “Đơn sa” (“Thần Nông Bản Thảo Kinh”), người xưa khen ngợi Chu sa là “Vật quí báu của thiên nhiên” (“Bản Thảo Cương Mục”). Cuốn “Danh Y Biệt Lục” nói rằng “Chu sa thông huyết mạch”, “sắc diện tươi mát, mềm mại”. Trương Quý Phi đời Trần thường dùng Chu sa và lòng trắng trứng gà để làm đẹp, và khử đi hắc khí trên mặt. Bạch truật là loại thuốc bổ khí, giỏi về “trừ thấp ích khí” (“Trân châu Nang”), “tiêu đờm thủy, trục phong thủy kết sưng ở da” (“Danh Y Biệt Lục”). Cuốn “Trửu Hậu Phương” dùng nó chữa “vết nám trên mặt”, Mộc hương là vị thuốc hành khí, thiên về thông hành khí huyết. Bạch liêm, Bạch Phụ tử, Ngô Bạch chỉ, Bạch cương tàm, Bạch cập, Bạch Phục-linh, đều là những dược phẩm làm đẹp mà thời cổ đại thường hay dùng, đều có tác dụng lọai trừ khí đen và vết nám nâu đen trên mặt. Mật đà tăng vị cay tính bình, có độc,, thời cổ đại người ta chỉ thỉnh thoảng cho vào những viên thuốc, bột thuốc để uống, thời hiện nay thường dùng làm thuốc xức bên ngoài da. Cuốn “Đường Bản Thảo” nói Mật đà tăng có thể chữa “vết nám trên mặt”. “Thái Bình Thánh Huệ Phương” dùng nó để chữa chứng “bệnh mũi đổ”, nhưng tác dụng làm đẹp của Mặt đà tăng cũng rất rõ rệt. Bột Thạch nhũ là dùng đá Thạch nhũ luyện thành. “Danh Y Biệt Lục” nói rằng, bột Thạch nhũ “ích khí, bổ hự tổn… dùng lâu kéo dài tuổi thọ, da mặt đẹp đẻ, trẻ mãi”. Nhưng thuốc này’không thể tùy tiện dùng, nếu không thì có hại cho cơ thể. Phương thuốc nầy yêu cầu dùng cao A giao để hòa đều với bột thuốc. Nguyên do là A giao hòa huyết dưỡng âm, trừ phong nhuận táo, A giạo có tác dụng mạnh về khu phong, bổ huyết, bổ tân dịch; sỡ dĩ Lý Thời Trân nhà Y dược học đời Minh gọi A giao là “Thánh dược”. Tổng hợp lại, phương thuốc này có tác dụng tư nhuận làm tươi sạch làn da, và còn khử phong trục đờm hành huyết, đổi mạnh sự đổi cũ thay mới của da dẻ. Phương thuốc này dùng thoa mặt. có thể làm cho làn da từ đen biến trắng, đồng thời làm giảm bớt hoặc tiêu trừ nếp nhăn trên mặt, làm cho con người trẻ mãi không già.

NGỌC DUNG TÁN (“Ngự Dược Viên Phương”)

Hiệu quả: Chữa vết nám, chấm tàn nhang trên mặt và xóa bớt sẹo trên mặt, làm cho da mặt trắng mịn, ‘tươi sáng như ngọc ngà.

Thành phần dược liệu:

Bạch cập 56g. Bạch liễm, Bạch cương tàm (tươi), bột Thạch nhũ (đã luyện qua) mỗi thứ 18g. Bạch-tử (tươi), Đông qua tử, Thiều não mỗi thứ 9g. Chữ đào nhi 9g. Xạ hương 3g.

Cách thực hiện:

Trước tiên, đem Thiều não, Xạ hương phân biệt nghiền lại thành hai loại thuốc bột mịn. Tiếp đó đem những vị thuốc còn lại tán chung thành bột mịn, rồi cho thêm hai loại bột thuốc Thiều não, Xạ hương vào hỗn hợp lại trộn đều, sau đó đổ Ngọc tương lượng vừa phải vào trộn đều là thành.

Phương pháp chế lấy Ngọc tương là: Dùng Bạch ngọc tiết (tức là Bạch ngọc phấn) 1000ml. Địa du thảo 1000ml, Gạo 1000ml, Bạch lộ 2.000ml. Cho tất cả vào nồi bằng đồng nấu. nấu đến gạo chín nhừ có thể vắt lấy nước, và Ngọc tiết cũng tan thành nước, nước thuốc này gọi là Ngọc tương.

Cách dùng:

Mỗi đêm trước khi đi ngủ. dùng thuốc thoa lên chỗ bị bệnh, sáng sớm hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.

Giải thích:

Phương thuốc nầy còn có tên gọi khác là “Ngọc Nữ Tán”, Ý là nói phương này có thể làm cho da mặt con người trắng sạch, tươi sáng, đồng thời còn mịn màng như ngọc thạch. Trong phương này, Bạch cập, Chữ đào nhi, Đông qua nhân (hạt bí đao), có công năng tư nhuận, bổ ích da dẻ; Đá Thạch nhũ, Bạch liêm, Bạch cương tàm, Bạch phụ tử khử phong trục đờm, loại trừ vết nám, chấm tàn nhang, mụn nhọt, vết sẹo trên mặt; Xạ hương, Thiều não đều thuộc loại dược vật thơm tho khai khiếu. Thiều não tức Chương não vị đắng, thơm, ngoài dùng có thể trừ thấp sát trùng, “Bản Thảo Cương Mục” nói còn có thể chữa được “nhọt ghẻ, nấm” và bệnh trên đầu khuẩn trẻ em”. Xạ hương có thể “trừ vết nám, chấm tàn nhang trên mặt” (Theo”Danh Y Biệt Lục”), còn hành huyết, khai kinh lạc. Tất cả vị thuốc trên dùng chung có tác dụng làm đẹp rất tốt và khu phong, làm thơm da mặt, loại trừ vết nám, tàn nhang. Lại thêm vào Ngọc tương hòa với thuốc thì công hiệu làm đẹp tăng gấp đôi. Thành phần Ngọc tương chủ yếu là Ngọc bích, có thể “Bổ khí, lợi huyết mạch”. Ngoài ra còn tác dụng loại trừ vết nám.

GIA VỊ TIÊU DAO TÁN

(“Trung Y trị pháp và phương tễ “)

Hiệu quả: Chữa chứng Can 1 Thành phần dược liệu:

Sài hồ 9g,

Bạch dược 30g,

Phục linh 15g,

Quất tử 12g,

Trắc bá diệp 15g,

Cách thực hiện:

Cho tất cả dược vật trên vào nấu, lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Chia làm 3 lần để uống.

Giải thích:

Phương thuốc nầy thích hợp cho những người mặt có Can ban, kèm có chứng huyết trắng nhiều, màu hồng nhạt hoặc đen, thường hay chóng mặt, mất ngủ, lòng buồn phiền dễ cáu giận, ngực sườn và hai bên hông bụng dưới sình đau, ăn kém, tinh thần mệt mỏi; cạnh lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương thuốc này tác dụng sơ can, thanh nhiệt, trừ thấp, thu liễm cầm máu. Sài hồ trong phương sơ can giải uất;, Đương qui, Bạch thược dưỡng huyết điều can. Bạch truật, Phục linh, Cam thảo kiện tỳ, ích khí, trừ thấp. Những loại thuốc kể trên đều có thể làm cho can khí điều sướng, tỳ khí kiện vận. Dùng Đơn bì để thanh nhiệt lương hụyết, hoạt huyết tàn ứ chữa bệnh; huyết trắng. Thật vậy, như cuốn “Bản Thảo Cương Mục” nói “Đơn bì” hòa huyết, .sinh huyết, lương huyết, trừ hỏa trong huyết, và trừ phiền nhiệt”. Thêm Quất tử thanh nhiệt trừ thấp, tả hỏa trừ phiền. Địa du thán, Trắc bá diệp mát máu, cầm máu, sử căn bì tức là rễ và vỏ cây Thanh thất, gồm tác dụng thanh nhiệt táo thấp, thu liễm cầm máu, giảm huyết trắng, “chủ trị rong kinh, sản hậu máu ra không ngừng, huyết trắng của phụ nữ” (Theo “Đại Minh Bản Thảo”). Phương thuốc này có hiệu quả rất tốt về thấp nhiệt dẫn đến bệnh huyết trắng. Trung y. cho rằng tinh thần thường xuyên bị uất ức, can khí không thư thái, lâu ngày khí uất sẽ hóa hỏa, uất hỏa thượng phạm lên mặt thì gây ra vết nám màu nâu. Ngoài ra,thấp nhiệt nội ẩn, bốc hơi trên đầu mặt, cũng sẽ dẫn đến vết nám nâu.

Phương này có thể sơ can giải uất, thanh nhiệt trừ thấp’, và chữa chứng viêm hố chậu mãn tính (bao gồm viêm’ tử cung, viêm ống dẫn trứng, và buồng trứng). Nên có thể chữa trị được Can ban.

0/50 ratings
Bình luận đóng