Cây xoài có tên khoa học Mangifera indica L., thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây xoài thân gỗ cao 10-20m, to, có tán lớn. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá to, dài, thuôn hình mũi mác, khi vò nát có mùi thơm. Hoa mọc thành chùm ở ngọn cành, cánh hoa màu vàng. Quả hạch, khi chín thịt, vỏ quả đều có màu vàng, thơm ngon. Hạt to, dẹt. Quả xoài ăn được và dùng làm thuốc chữa bệnh.
Mục lục
Tác dụng đối với sức khỏe từ hạt xoài
Dinh dưỡng: 100g quả xoài chín cho 65 calo, 17g hydrat cacbon, 3.894 UI. vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg E (10%)… Đường của quả xoài là loại cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Một cốc quả xoài có thể cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê.
Theo Đông y, quả xoài có vị chua, ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu trệ ích vị, chỉ thổ, giải khát, lợi niệu, chữa hoạt huyết, loạn óc, trị ho.
Hạt quả xoài cho nhân làm thuốc chữa bệnh, có vị chua chát, tính bình, tác dụng chỉ khát, kiện vị, trị giun, kiết lỵ, tiêu chảy.
Bài thuốc hay có tác dụng chữa bệnh từ nhân hạt xoài
+ Nhân hạt quả xoài 30g
+ Lá mơ lông 100g
Cả hai thứ sấy khô tán bột. Người bệnh uống mỗi lần 10g, ngày 3 lần trước khi ăn với nước sôi để nguội. Cần uống liền 9 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh ho
+ Nhân hạt quả xoài 130g
+ Rễ dâu 130g
+ Cam thảo 15g
Các vị thuốc tán bột, luyện bằng hồ viên to như hạt ngô, phơi khô. Người bệnh uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên với nước sôi để nguội, sau khi ăn. cần uống liền 5 ngày.
Một số bài thuốc từ xoài
- Ho ra máu: vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.
- Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng lấy 10g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê.
- Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng 3 lần, mỗi lần 10 phút.
Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi.
- Thổ tả: Lá xoài 100g (sao vàng), lá chanh 100g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho vào 10 ml rượu bạc hà (hoặc thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung), uống nóng, từng hớp một.
- Rong kinh và khí hư:vỏ quả xoài chín 30g, sắc uống hàng ngày.
- Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính:vỏ quả xoài chín 50g, phơi khô, sắc uống hàng ngày.
- Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20g, hạt chanh 15g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày.
- Làm săn da: Lá xoài tươi 50g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.
- Rửa vết thương:Lá xoài tươi 200g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương.
- Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý
- Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.
- Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều xoài
Tăng đường huyết: xoài chứa nhiều đường, vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn xoài để kiểm soát bệnh.
Bệnh tiêu chảy: Một khẩu phần xoài chứa 3 g chất xơ, tiêu thụ nhiều chất xơ là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Do vậy, ăn quá nhiều xoài cũng không tốt.
Phản ứng dị ứng: Có một số phản ứng dị ứng sau khi ăn xoài thường xuất hiện ở những người nhạy cảm với trái cây. Các triệu chứng thường khác nhau, có thể là chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, đau bụng, hắt hơi, thậm chí có thể gây sốc phản vệ.
Viêm da tiếp xúc: xoài có chứa một hóa chất gọi là urushiol, gây viêm da tiếp xúc đối với một số người nhạy cảm với chất này. Khi đó, da của họ dễ bị ngứa, viêm, bong tróc và phồng rộp.