Nội dung

Định nghĩa

Bệnh do virus, lây và thành dịch; có sốt, có viêm các đường hô hấp trên và các biến chứng ở phổi, phế quản nặng hay nhẹ tuỳ theo vụ dịch và tuỳ theo từng cá thể.

Căn nguyên

Bệnh do virus cúm (Orthomyxovirus influenza) có 3 typ A,B và C được phân biệt bằng phản ứng huyết thanh. Thường có biến dị dẫn đến hình thành các chủng mới mang tính chất di truyền khác. Các virus thuộc nhóm A được gọi theo nguồn gốc địa lý, năm phân lập và một chỉ số cho biết tính chất ngưng kết hồng cầu (H) và tính chất của neuraminidase (N). Lây truyền trực tiếp qua các giọt nước bọt bắn ra khi ho, khi hắt hơi. Bệnh cúm ở loài vật (ngựa, lợn, chim) không truyền sang người nhưng cũng có thể là nguồn gốc của các chủng mới trở nên gây bệnh cho người.

Dịch tễ học

Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, đã gây ra những vụ đại dịch cách nhau không đều (xảy ra vào năm 1889, 1918, 1957 và 1968) và các vụ dịch nhỏ hơn theo mùa, nhất là vào mùa đông ở xứ ôn đới; các trường hợp mắc bệnh tản phát cho thấy virus thường xuyên có trong dân cư. Nói chung, các vụ đại dịch là do virus nhóm A; các vụ dịch nhỏ và các trường hợp tản phát là do virus nhóm B còn virus nhóm c chỉ được thấy trong các trường hợp tản phát hay ở thể bệnh không có triệu chứng, nhẹ hay có kết hợp với virus nhóm A. Bệnh “cúm mùa hè” là do virus Coxsackie (xem: Nhiễm virus Coxsackie).

Giải phẫu bệnh

Ở các đường hô hấp trên có hoại tử tế bào biểu mô có lông, có dịch rỉ viêm chứa lympho, chất nhầy và mảnh vỡ tế bào. Nếu không có biến chứng, sự tái tạo từ lớp nền của niêm mạc bắt đầu sau vài ngày. Nếu bị biến chứng hay bị bội nhiễm thì có tổn thương do viêm phế quản (có khi bị xuất huyết) và viêm phổi-phế quản, thường có phù phế nang và phổi bị đen, chứa đầy máu.

Triệu chứng

Ủ BỆNH: 2-3 ngày (tới 5 ngày).

KHỞI PHÁT: đột ngột, sốt cao có rét run, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, mỏi mệt.

THỂ THÔNG THƯỜNG (95% số TRƯỜNG HỘP): thân nhiệt tăng tối 39-40°, tim nhanh tỷ lệ với tăng thân nhiệt, tim nhanh vừa phải, sổ mũi, ho khan. Kết mạc sung huyết. Niêm mạc mũi họng sung huyết. Thường có viêm khí quản, đôi khi bị chảy máu cam và rối loạn tiêu hoá (hoàn toàn chán ăn). Bệnh tiến triển nhanh chóng và hết sốt trong 5 ngày. Thời kỳ lại sức ở người trẻ ngắn nhưng ở người già thì mệt mỏi có thể kéo dài.

THỂ VIÊM PHẾ QUẢN: viêm phế quản bắt đầu vào ngày thứ 5, khi tưởng khỏi bệnh. Thể hiện bằng vẫn còn sốt và ho; nghe phổi thấy có ran ẩm, nhất là ở đáy phổi. Đòm quánh và có thể có vi khuẩn gây bội nhiễm, ở trẻ nhỏ có thể có viêm tai giữa và hiếm gặp hơn là có di chứng giãn phế quản.

THỂ TIÊU HOÁ: ỉa chảy, đau bụng

THỂ viêm PHỔI: hay gặp ở người già và do nhiễm khuẩn thứ phát ở phế quản, ở phổi do phế cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn. Ngày nay ít gặp bội nhiễm do Heamophilus influenzae hay do trực khuẩn Pfeiffer. Viêm phổi thuỳ ít gặp hơn là các thể viêm phổi-phế quản có nhiều ổ.

THỂ ÁC TÍNH: ngay từ đầu, bệnh nhân bị tím tái, khó thở, thường bị phù phổi cấp hay bị sốc. Đó là do cơ tim bị nhiễm độc, có thể gây tử vong trong vài ngày. Có thể có hội chứng Reye kết hợp.

THỂ THẦN KINH: có thể thấy viêm não, viêm tuỷ ngang hay hội chứng Guillain-Barré.

MIỄN DỊCH: chỉ miễn dịch với chủng đã gây bệnh.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Huyết đồ: giảm bạch cầu ở thể nhẹ; tăng bạch cầu nếu bị bội nhiễm.

Chẩn đoán huyết thanh: phản ứng cố định bổ thể, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu được làm trên hai mẫu máu, một mẫu được lấy vào lúc mối mắc và mẫu thứ hai được lấy sau 2 tuần. Các phản ứng này chỉ có ý nghĩa cho nghiên cứu dịch tễ học.

Phân lập virus bằng cách nuôi cấy từ các chất tiết đường hô hấp: ít được làm.

Chẩn đoán

Khởi phát đột ngột, có rét run, sốt, mỏi mệt, đau họng, sổ mũi và đau nhức cơ.

Tình trạng suy nhược kéo dài sau khi hết sốt. Giảm bạch cầu.

Đôi khi có biến chứng ở phế quản và ở phổi.

Tính chất dịch.

Tiên lượng

rất tốt trong trường hợp không có biến chứng. Nếu có biến chứng phổi thì tỷ lệ tử vong có thể cao, nhất là ở những người có nguy cơ, đặc biệt là người già, người bất động hay bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có mang và những người mắc bệnh phổi mạn tính, có tổn thương van tim hay bị phù phổi, ở những người này, nếu thấy có thở nhanh, bị tím tái trong khi đang có dịch cúm thì cần phải chụp cấp cứu phim phổi.

Điều trị

không có điều trị đặc hiệu. Nằm nghỉ trong thời kỳ có sốt và bù nhiều nước (3-3,5 lít trong 24 giờ). Cách ly khỏi các nguồn gây nhiễm khuẩn thứ phát.

Amantadin có thể có ích vào lúc đầu nhưng chỉ đối với các virus nhóm A.

Thuốc an thần và thuốc giảm đau hạ sốt (tránh dùng aspirin cho trẻ nhỏ do nguy cơ bị hội chứng Reye) tuỳ theo yêu cầu. Nếu bị viêm phổi có khó thở và thiếu oxy, cần nhập viện ngay và cấp cứu vì có thể tiến triển nhanh, dẫn đến truy tim mạch.

Phòng bệnh

nên tiêm chủng hàng năm cho những người có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng (người già, người bị mắc bệnh tim hoặc phổi mạn tính, bệnh về hemoglobin, người có tình trạng toàn thân kém, nhân viên y tể). Các vaccin được chế tạo từng năm tuỳ theo tính chất vụ dịch và chỉ có tác dụng bảo vệ một phần.

GHI CHÚ: Các virus parainfluenzae hay á cúm có các typ từ 1 đến 4 cũng gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là ở trẻ con, với các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là có sô mũi, sốt trong 2-3 ngày và viêm mũi họng. Typ 1 gây ra viêm họng khí quản phê quản cấp, có các cơn khó hít vào lúc ban đêm xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, có tiếng rít và phù dưới lưỡi (croup giả háy croup do virus). Typ 3 gây viêm phế quản nhỏ hay viêm phổi ở trẻ sơ sinh, ở người lớn, bệnh biểu hiện như bị cảm thông thường. Có thể xác định bằng cách nuôi cấy mô. Điều trị triệu chứng.

5/51 rating
Bình luận đóng