Đại cương về bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Tuỳ theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương và độ rộng cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện lâm sàng có thể là uốn ván khu trú ( uốn ván thể đầu, giật một chi…) hay uốn ván toàn thể.

Thòi kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Tử vong do suy hô hấp, íổì loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây

chết hàng đầu ở một số nước đang phát triển ở châu Á , châu Phi và Nam Mỹ nhưng ở các nước phát triển đây là một bệnh thường gặp ở người già.

Tỷ lệ tử vong của uốn ván tuỳ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn, nhưng thường tỷ lệ chết rất cao có thể từ 10 -80%. Việc điều trị bao gồm việc xử trí mở rộng vết thương loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng penicillin để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh , chống co giật và hồi sức.

Tuy nhiên, uốn ván có thể dự phòng dễ dàng nhờ có Vacxin. Vacxin uốn ván thường được sản xuất phối hợp với Vacxin phòng bạch hầu và ho gà.

Xem bệnh Uốn ván

Chẩn đoán và điều trị uốn ván ở trẻ em

Bệnh Uốn Ván (phong đòn gánh) – Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các loại Vacxin uốn ván (TT)

Vacxin uốn ván TT:

  • Tên chung: Vacxin TT
  • Tên thương mại: Vacxin uốn ván hấp phụ
  • Nơi sản xuất: Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học – Nha Trang
  • Thời gian bảo vệ : Trong vòng 5 năm
  • Tác dụng phụ:

Quầng đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, sốt 38°c – 39°c. Tác dụng phụ nói chung là nhẹ, tự mất đi

Có thể bị các phản ứng nhạy cảm trong các trường hợp tiêm nhắc lại quá nhiều lần

  • Chống chỉ định:

Đang mắc bệnh cấp tính

Phản ứng với lần tiêm trước

  • Lịch tiêm:

Miễn dịch cơ bản: 2 liều cách nhau ít nhất 30 ngày. 6-12 tháng sau tiêm nhắc lại liều thứ 3

Phụ nữ đang tuổi sinh đẻ:

  1. Liều 1: tiêm ở tuổi dậy thì càng sớm càng tốt
  2. Liều 2: cách liều thứ nhất ít nhất 30 ngày
  3. Liều 3: cách liều thứ hai ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai
  4. Liều 4: cách liều thứ ba ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau
  5. Liều 5: cách liều thứ tư ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau

Phụ nữ có thai chưa tiêm lần nào: gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều, liều thứ 2 trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

  • Vacxin uốn ván hấp phụ (Tetanus Toxoid Vacxine Adsorbed)

Tên Naccin uốn ván hấp phụ

  • Tên thương mại: Tetanus Toxoid Vacxine Adsorbed
  • Nơi sản xuất: Human Serum Production and Medicine Manufacturing Co.Ltd. – Hungary
  • Thời gian bảo vệ : Trong vòng 5 năm
  • Tác dụng phụ

Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm. Có thế xuất hiện phản ứng viêm cùng với sốt thoáng qua, khó chịu và kích thích. Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.

  • Chống chỉ định:

Những người đang điều trị bằng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác, hoặc đang được điều trị tia xạ có thể không có đáp ứng miễn dịch tốt. Đôi khi thấy hiện tượng phản ứng nặng hơn ở những người đã được gây miễn dịch nhắc lại nhiều lần.

  • Lịch tiêm:

Phòng uốn ván ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là người hay phơi nhiễm với vi khuẩn uốn ván như phụ nữ tuối sinh đẻ và người làm việc bên ngoài: người làm vườn, nông dân, vận động viên… Phòng uốn ván sơ sinh bằng cách tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và phòng uốn ván do chấn thương.

Tiêm 2 liều 0,5ml cách nhau 4 – 6 tuần. 6 tháng đến 1 năm sau tiêm nhắc lại một liều 0,5ml (đê tạo miễn dịch lâu dài). Cứ 5 – 10 năm sau lại tiêm một liều 0,5ml để tạo được mức độ bảo vệ cao.

Phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh:

Tiêm liều miễn dịch cơ bản cho mẹ ngay khi có thai. Người đã được tiêm 2 liều trước khi có thai sẽ được bảo vệ chống lại uốn ván sơ sinh. Trẻ sinh ra trong vòng 5 năm được bảo vệ khỏi uốn ván sơ sinh. Nếu mang thai sau 5 năm thì phải tiêm nhắc lại.

Người bị thương: nếu đã được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm nữa.

Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml Vacxin.

Nếu tiền sử tiêm không rõ thì tiêm 1500 IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml Vacxin bằng 2 bơm tiêm ở 2 vị trí khác nhau (nếu có thể thì tiêm 250 đơn vị globulin miễn dịch người thay cho huyết thanh uốn ván). 2 tuần sau sau tiêm liều thứ nhất thì tiêm liều 2 với 0,5ml và 1 tháng sau tiêm liều thứ 3 với 0,5ml .

Chú ý: nếu tiêm kháng huyết thanh chống uốn ván chế từ huyết thanh ngựa thì phải thử tét mẫn cảm của bệnh nhân trước khi dùng và phải lưu ý chuẩn bị chống sốc khi tiêm huyết thanh.

Vacxin uốn ván Tetavax

  • Tên chung: Vacxin uốn ván hấp phụ
  • Tên thương mại: Tetavax
  • Nơi sản xuất: Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ:Trong vòng 5 năm
  • Tác dụng phụ: Do thành phần của chất hấp phụ, có thể có phản ứng tại chỗ như nổi cục tại nơi tiêm, sau đó tan dần.
  • Chống chỉ định: nói chung không có chống chỉ định. Nếu nghi ngờ nên hỏi ý kiến bác sỹ
  • Lịch tiêm: Liều 0,5ml, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu

Gây miễn dịch cơ bản ở người lớn: do tính kháng nguyên cao của Vacxin, cần tiêm 2 liều 0,5ml cách nhau 4 – 6 tuần,

Từ 6-12 tháng sau mũi thứ 2 thì tiêm nhắc lại 1 liều 0,5ml. Để duy trì miễn dịch ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, 1 năm sau tiêm liều thứ 4, sau đó 1 năm tiêm liều thứ 5,

Tiêm nhắc lại: cứ mỗi 10 năm tiêm 1 liều 0,5ml,

Tiêm cho phụ nữ có thai để phòng uôn ván sơ sinh: 2 mũi, cách nhau ít nhất 4 tuần, 6-12 tháng sau tiêm mũi thứ 3,

Theo khuyến cáo của WHO, người nhiễm HIV có hoặc không có triệu chứng cần được tiêm Vacxin uốn ván Tetavax theo lịch tiêm thông thường,

Vacxin Bạch hầu – uốn ván hấp phụ

  • Tên chung: Vacxin bạch hầu – uốn ván hấp phụ
  • Tên thương mại: DTVAX
  • Nơi sản xuất:Pasteur Merieux Connaught – Pháp
  • Thời gian bảo vệ: 5 năm
  • Tác dụng phụ:

Phản ứng đau tại chỗ hiếm gặp

Có thể sốt nhẹ trong khoảng 14-48 giờ sau khi tiêm

Mảng cứng hoặc nổi cục dưới da đôi khi xuất hiện 1 tuần hoặc vài tuần

Những phản ứng này có thể nặng, đặc biệt khi tiêm liều nhắc lại. Trong những trường hợp này, thường là do phản ứng dị ứng đốì với giải độc tố hạch hầu

  • Chống chỉ định:

Những trường hợp chống chỉ định thường gặp đối với các loại Vacxin khác, đặc biệt là:

Đang bị bệnh kèm theo sốt

Phụ nữ có thai

Bệnh lao

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

Bệnh bạch cầu cấp, tăng lympho và các bệnh u ác tính toàn thể khác

Bệnh thận nặng

Bệnh tim mất bù

Chú ý: các trường hợp phản ứng mạnh sau lần tiêm trước thì khi tiêm liều sau phải hỏi ý kiến bác sỹ.

  • Lịch tiêm:

DTVAX dùng để phòng ngừa đồng thời 2 bệnh bạch hầu và uốn ván ở trẻ nhỏ và trẻ em. Liều tiêm 0,5ml. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu

Gây miễn dịch cơ bản: 3 mũi 0,5ml, tiêm cách nhau 1 tháng

Tiêm nhắc lại: tiêm 1 liều 0,5ml sau mũi tiêm thứ ba 1 năm, sau đó cứ mỗi 5 – 10 năm tiêm 1 mũi sử dụng Vacxin chứa liều biến độc tố bạch hầu giảm

Theo WHO, trẻ nhiễm HIV có hoặc không có triệu chứng vẫn có thể tiêm DTVAX theo lịch tiêm bình thường

0/50 ratings
Bình luận đóng