Thuốc AspirinpH8
Thuốc AspirinpH8
Giảm đau ngoại biên. Hạ sốt. Kháng viêm ở liều. Chống kết tập tiểu cầu. Điều trị triệu chứng các chứng đau và/hoặc sốt. Bệnh thấp khớp.

ASPIRINE PH8

3M SANTÉ

Viên bao tan trong ruột 500 mg : hộp 50 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Acide acétylsalicylique500 mg

DƯỢC LỰC

  • Giảm đau ngoại biên.
  • Hạ sốt.
  • Kháng viêm ở liều
  • Chống kết tập tiểu cầu.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Với dạng bào chế đặc biệt viên bao tan trong ruột, hoạt chất là acide ac tylsalicylique được giải phóng và hấp thu vào cơ thể tại đoạn thứ hai của tá tràng. Acide ac tylsalicylique được thủy phân trong huyết tương thành chất chuyển hóa có hoạt tính là acide salicylique. Chất này phần lớn liên kết với protéine huyết tương. Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 6 đến 7 giờ. Đào thải qua nước tiểu tăng theo pH nước tiểu. Thời gian bán hủy của acide salicylique là từ 3 đến 9 giờ và tăng theo liều sử dụng.

CHỈ ĐỊNH

  • Điều trị triệu chứng các chứng đau và/hoặc sốt.
  • Bệnh thấp khớp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Dị ứng đã biết với dẫn xuất salicylate và các chất cùng nhóm, nhất là các kháng viêm không stéroide.
  • Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.
  • Bệnh chảy máu do thể tạng hoặc mắc phải.
  • Nguy cơ xuất huyết.
  • Phụ nữ có thai (3 tháng cuối) : xem Lúc có thai và cho con bú.
  • Méthotrexate với liều >= 15 mg/tuần : xem Tương tác thuốc.
  • Các thuốc uống chống đông máu khi dẫn xuất salicylate được dùng ở liều cao trong các bệnh thấp khớp : xem Tương tác thuốc.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Không nên chỉ định viên 500 mg cho trẻ em, ở lứa tuổi này nên dùng những dạng có hàm lượng thấp hơn.

Không nên chỉ định aspirine trong bệnh thống phong (goutte). Aspirine phải được sử dụng thận trọng trong những trường hợp :

  • có tiền sử loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa ;
  • suy thận ;
  • suyễn : ở một vài bệnh nhân có thể xuất hiện cơn suyễn có liên quan đến dị ứng aspirine hoặc thuốc kháng viêm không stéroide ; chống chỉ định trong những trường hợp này ;
  • băng huyết và/hoặc rong kinh vì dùng aspirine có nguy cơ làm tăng lượng huyết và kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.

Do aspirine có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ngay cả khi dùng ở liều thấp và duy trì trong nhiều ngày, cần thông báo cho bệnh nhân biết về nguy cơ xuất huyết có thể xay ra khi cần phải phẫu thuật, ngay cả khi làm những tiểu phẫu (như nhổ răng).

Ở liều cao được chỉ định trong bệnh thấp khớp, cần theo dõi các dấu hiệu ù tai, giảm thính lực và chóng mặt. Nếu xảy ra các dấu hiệu này, cần giảm liều ngay.

LÚC CÓ THAI

Ở động vật : aspirine đã được ghi nhận có tác dụng gây quái thai.

Ở người nữ : dựa trên rất nhiều khảo sát, người ta thấy rằng không có một tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, acide ac tylsalicylique cũng như tất cả các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandine khác, có thể gây độc tính trên thận và tim phổi của thai nhi (tăng áp lực phổi với sự đóng sớm ống động mạch) và nếu dùng thuốc ở cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ k o dài thời gian máu chảy ở mẹ và trẻ. Do đó, một điều trị ngắn hạn bằng acide acétylsalicylique trong 6 tháng đầu của thai kỳ dường như không có ảnh hưởng gì cả. Ngược lại, chống chỉ định tuyệt đối thuốc này trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

LÚC NUÔI CON BÚ

Chống chỉ định sử dụng nhiều lần : do nồng độ của salicylate cao trong sữa có thể gây nhiễm độc cho trẻ sơ sinh (toan huyết, hội chứng xuất huyết).

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp :

  • Méthotrexate ở liều >= 15 mg/tuần : tăng độc tính trên máu của méthotrexate (do thuốc kháng viêm làm giảm thanh thải của méthotrexate ở thận, ngoài ra nhóm salicylate còn cắt liên kết của méthotrexate với protéine huyết tương).
  • Salicylate liều cao với các thuốc uống chống đông máu : tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng của tiểu cầu, tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng và cắt liên kết của thuốc uống chống đông máu với protéine huyết tương.

Không nên phối hợp :

  • Héparine dạng tiêm : tăng nguy cơ xuất huyết do dẫn xuất salicylate gây ức chế chức năng tiểu cầu và tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng.

Thay bằng một thuốc giảm đau hạ sốt khác (chủ yếu là paracétamol).

  • Salicylate liều cao với các thuốc kháng viêm không st roide khác : tăng nguy cơ gây lo t tá tràng và xuất huyết đường tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.
  • Salicylate liều thấp với các thuốc uống chống đông máu : tăng nguy cơ xuất huyết do dẫn xuất salicylate gây ức chế chức năng của tiểu cầu và tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng.

Cần đặc biệt kiểm tra thời gian máu chảy.

  • Ticlopidine : tăng nguy cơ xuất huyết do hiệp đồng tác dụng chống kết tập tiểu cầu cộng với tác dụng tấn công lên niêm mạc dạ dày-tá tràng của dẫn xuất Nếu bắt buộc phải phối hợp thuốc, nên tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học, đặc biệt là thời gian máu chảy.
  • Các thuốc thải acide urique niệu như benzbromarone, prob n cide : giảm tác dụng thải acide urique do cạnh tranh sự đào thải acide urique ở ống thận.

Thận trọng khi phối hợp :

  • Thuốc trị tiểu đường (insuline, chlorpropamide) : tăng tác dụng hạ đường huyết với acide acétylsalicyque liều cao (acide acétylsalicylique có tác dụng hạ đường huyết và cắt sulfamide ra khỏi liên kết với protéine huyết tương).

Báo cho bệnh nhân biết điều này và tăng cường tự theo dõi đường huyết.

  • Glucocorticoide đường toàn thân : giảm nồng độ salicylate trong máu trong thời gian điều trị bằng corticoide với nguy cơ quá liều salicylate sau ngưng phối hợp do corticoide làm tăng đào thải

Điều chỉnh liều salicylate trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng phối hợp với glucocorticoide.

  • Interf ron a : nguy cơ gây ức chế tác dụng của thuốc này. Nên thay bằng một thuốc giảm đau hạ sốt khác không thuộc nhóm
  • Méthotrexate liều thấp, dưới 15 mg/tuần : tăng độc tính trên máu của méthotrexate (do thuốc kháng viêm làm giảm thanh thải của méthotrexate ở thận, ngoài ra nhóm salicylate còn cắt liên kết của méthotrexate với protéine huyết tương).

Kiểm tra huyết đồ hàng tuần trong các tuần lễ đầu điều trị phối hợp.

Tăng cường theo dõi trường hợp chức năng thận của bệnh nhân bị hư hại, dù nhẹ, cũng như tăng cường theo dõi ở người già.

  • Pentoxifylline : tăng nguy cơ xuất huyết.

Tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra thường hơn thời gian máu chảy.

  • Salicylate liều cao với thuốc lợi tiểu : gây suy thận cấp ở bệnh nhân bị mất nước do giảm độ thanh lọc ở tiểu cầu tiếp theo sau sự giảm tổng hợp prostaglandine ở thận.

Bù nước cho bệnh nhân và theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu phối hợp. Lưu ý khi phối hợp :

  • Dụng cụ đặt trong tử cung : nguy cơ (còn đang tranh luận) giảm hiệu lực tránh
  • Thuốc làm tan huyết khối : tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Thuốc băng niêm mạc dạ dày-ruột (muối, oxyde và hydroxyde của Mg, Al và Ca) : tăng bài tiết salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu.
  • Ù tai, cảm giác giảm thính lực, nhức đầu, thường là dấu hiệu của sự quá liều.
  • Loét dạ dày.
  • Xuất huyết tiêu hóa rõ ràng (ói máu, đi cầu ra máu…) hoặc tiềm ẩn đưa đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hội chứng xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu lợi, ban xuất huyết), với sự gia tăng thời gian máu chảy. Tác động này còn k o dài đến 4 hoặc 8 ngày sau khi ngưng dùng Có thể gây nguy cơ xuất huyết trong phẫu thuật.
  • Tai biến do mẫn cảm (phù Quincke, nổi mày đay, hen suyễn, tai biến phản vệ).
  • Đau bụng.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng cho người lớn.

Viên thuốc được uống không nhai với nhiều nước. Trong các chỉ định giảm đau/hạ sốt :

  • Người lớn :
  • liều tối đa hàng ngày là 3
  • với mục đích điều trị : uống mỗi lần 1 viên 500 mg, nếu cần lặp lại sau mỗi 4 giờ, không quá 6 viên/ngày.
  • Người già :
  • liều tối đa hàng ngày là 2
  • với mục đích điều trị : uống mỗi lần 1 viên 500 mg, nếu cần lặp lại sau mỗi 4 giờ, không quá 4 viên/ngày.

Trong bệnh thấp khớp :

  • liều hàng ngày từ 4 đến 6 viên chia ra làm 3 đến 4 lần.
  • với mục đích điều trị : uống mỗi lần 2 viên 500 mg, lặp lại sau mỗi 6 giờ.

QUÁ LIỀU

Việc ngộ độc là rất đáng ngại đối với người lớn tuổi và nhất là ở trẻ nhỏ (do điều trị quá liều hoặc ngẫu nhiên), đôi khi trầm trọng có thể gây tử vong.

Dấu hiệu lâm sàng :

  • Ngộ độc vừa phải : ù tai, cảm giác giảm thính lực, nhức đầu, chóng mặt, nôn : đây là những dấu hiệu cho thấy quá liều, cần phải giảm liều.
  • Ngộ độc nặng : sốt, thở gấp, tích cétone, nhiễm kiềm đường hô hấp, nhiễm acide chuyển hóa, hôn mê, trụy tim mạch, suy hô hấp, hạ đường huyết trầm trọng.

Điều trị :

  • Chuyển ngay lập tức đến bệnh viện chuyên
  • Rửa dạ dày để loại chất nuốt vào bao tử.
  • Kiểm tra cân bằng kiềm-toan.
  • Tăng bài niệu ; có thể làm thẩm phân lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc nếu cần thiết.
  • Điều trị triệu chứng.
0/50 ratings
Bình luận đóng