Nhiệt độ môi trường bên ngoài tụt xuống thấp thì làm lạnh máu, nhiệt độ máu hạ thấp được trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi thị phát hiện và phản ứng bằng cách giải phóng catecholamin cùng những hormon tuyến giáp, có tác dụng làm co mạch máu ngoại vi, ức chế tuyến mồ hôi, và làm tăng chuyển hoá cơ bản. Trong trường hợp bị lạnh ở mức giới hạn, thì cơ thể có thể tự bảo vệ chống lại tình trạng thiếu cấp máu ở các mô do co mạch gây ra, bằng hiện tượng giãn mạch máu theo chu kỳ ở các chi (mỗi chu kỳ là 5 đến 10 phút).

Mất nhiệt lượng cơ thể phụ thuộc cả vào nhiệt độ thấp của môi trường và gió. Ví dụ khi nhiệt độ là – 7°C với sức gió 70 km/ giờ, thì sẽ có tác dụng làm mất nhiệt lượng cũng bằng vổi nhiệt độ – 40°C với sức gió chỉ là 3 km/giò.

Cước, cóng, bàn chân ngấm lạnh

Lạnh trung bình (vừa phải): (0-15°C):

  • Tổn thương da nông: khô da gây ra vết nẻ và những đường nứt, thường kèm theo ngứa.
  • Mảng xanh tím hình lưới: xem từ này.
  • Cước: tổn thương ban đỏ hoặc tím tái, nông, với những vùng da tái nhợt. Cước thường kèm theo bởi cảm giác rát bỏng và ngứa, xuất hiện ở các ngón chân, ngón tay, đôi khi ở da mặt, mũi, vành tai. Nếu hơ nóng thì làm đau tăng thêm lên. Cước là do tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ lạnh và khỏi sau 2-3 tuần nếu được bảo vệ tốt về nhiệt độ.
  • Bàn chân ngấm lạnh hoặc bàn chân lội rãnh: co mạch máu và ứ trệ tĩnh mạch thứ phát là hậu quả để bàn chân bị nhiễm kéo dài bởi nhiệt độ lạnh vừa phải nhưng ẩm, hoặc để bàn chân bị ngâm lâu trong nước lạnh. Da bàn chân trở nên tái nhợt, phù nề, lạnh và ẩm. Đôi khi thấy những tổn thương nông dưới dạng bọng nước, có thể có tổn thương hoại thư.

Rất lạnh (< 0°C): gây ra cóng lạnh vì các mô bị đông lạnh với độ sâu thay đổi. Trong trường hợp cóng lạnh sâu, thì sẽ có những tổn thương ở chân bì da, ở hạ bì, những vùng hoại tử và hoại thư khô. Màu da trở nên trắng nhạt, cứng và vô cảm (mất cảm giác). Da mất cả cảm giác lạnh và không còn tê cóng

Điều trị: cước nóng điều trị tại chỗ bằng cách trườm ấm vào má, mũi, hoặc ngón chân bị lạnh. Có thể ủ bàn tay bị cước vào nách hoặc ủ bàn chân bị cóng vào bụng một người tự nguyện nào đó. Không được xoa tuyết lên các vùng da bị cước. Cũng không được để ngay một chi bị cóng lạnh vào quá gần một nguồn nhiệt (lò sưởi, ngọn lửa, máy nổ đang nóng). Phải thay quần áo bị lạnh ẩm, và nối lỏng bớt quần áo chật quá. Điều trị chứng cóng lạnh ở sâu cần phải đánh giá tình trạng toàn thân và vận chuyển nạn nhân mà vẫn cứ đê chi bị lạnh (giai đoạn trước-giải đông cứng). Sau đó người ta ngâm chi vào nước 10-15°C và cứ 5 phút một lần tăng nhiệt độ nước ngâm lên thêm 3°C, cho tới khi đạt tới 35-40°C. (giai đoạn giải đông cứng, rất đau). Một khi chi đã được giải đông cứng thì phải băng vô khuẩn như trường hợp điều trị vết bỏng.

Hạ thân nhiệt do tai nạn: hạ thân nhiệt bất ngờ xuống dưới 35°C thường xảy ra ở những người uống rượu và người già vốn có rối loạn điều hoà thân nhiệt; lưu lượng máu ngoại vi thấp và có xu hướng hạ huyết áp tư thế đứng.

Triệu chứng: khi nhiệt độ cơ thể ở giữa 35°C và 32°C, thì nạn nhân da tái nhợt, người cứng nhắc, n^ủ lơ mơ. Nạn nhân không cảm thấy rét, và không có những cơ chế hiệu quả để giữ nhiệt lượng cho cơ thể. Khi thân nhiệt xuống tới 32°C, thì hay xảy ra loạn nhịp tim nặng, và tim dễ bị rung thất. Khi thân nhiệt xuống tới 27°C thì bệnh nhân hôn mê, và nếu môi trường xung quanh không được thay đổi, thì bệnh nhân tử vong khi thân nhiệt hạ thấp xuống giữa 24°C và 29°C. Trong số những yếu tố làm cho hạ thân nhiệt để xảy ra, người ta kể đến tuổi già, không được sưởi ấm vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp dưới 18°C trong một thời gian dài, sử dụng một số thuốc (thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc làm dịu, thuốc an thần kinh), uống rượu, thiếu ăn, giảm năng tuyến giáp, bệnh Addison. Điều rất quan trọng trong chẩn đoán xác định là có sẵn một nhiệt kế, nếu đặt trong hậu môn sẽ thấy dưới 34°C.

Điều trị

  • Sưởi ấm bệnh nhân rất từ từ (cứ sau mỗi giờ tăng lên tối đa 0,5°C) bằng chăn ấm hoặc hệ thống sưởi gọi là “với không khí cưỡng bức”, dưới sự giám sát nhịp tim thường xuyên, tránh những thủ thuật dữ dội có thể gây ra rung thất.
  • Điều chỉnh những rối loạn nước-điện giải, nhất là nhiễm acid chuyển hoá (nhiễm toan chuyển hóa) có thể xảy ra trong quá trình sưởi ấm lại cho nạn nhân.
  • Thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi.

Ghi chú: những nguyên nhân khác gây hạ thân nhiệt:

  • Chuyển hoá: giảm năng tuyến yên, giảm năng tuyến giáp, hạ đường huyết, giảm năng tuyến thượng thận vỏ, bệnh đái tháo đường.
  • Da: chứng đỏ da, bỏng, bệnh vảy nến.
  • Biến đổi trong hệ thống thần kinh trung ương: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, đứt tuỷ sống, chứng chán ăn tâm thần, khối u não, hội chứng Wernicke, hội chứng Shapiro (không có thể trai ở não, tức là dị tật thiếu thể trai).
0/50 ratings
Bình luận đóng