Tên khoa học: Prunilla vulgaris L.
Họ: Hoa môi (Lamiaceae = Labiatae)
1. Mô tả, phân bố
Hạ khô thảo thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 30 – 40cm. Thân vuông, lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình trứng dài, đầu nhọn. Hoa tự bông, mọc Ở ngọn, màu hơi tím
Cây mọc hoang nhiều ở các lỉnh Trung du, miền núi nước ta.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Hạ khô thảo là cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây hạ khô thảo
Dược liệu có dạng hình chùy (có thể hơi dẹt do bị ép), màu nâu nhạt hay nâu đỏ, mùi nhẹ. vị nhạt. Độ ẩm không quá 12%, tỷ lệ vụn nát không quá 10%.
Dược liệu Hạ khô thảo đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Hạ khô thảo có D-fenchon, acid ursolic, tinh dầu, các muối vô cơ và một số chất có tính chất như alcaloid.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Hạ khô thảo có tác dụng làm mát gan, kháng khuẩn, lợi tiểu, tiêu viêm, hạ huyết áp… Dùng chữa các chứng bệnh : viêm sưng vú, viêm tử cung, viêm da, vẩy nến, lở ngứa, mụn nhọt, lao, tràng nhạc, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt, đau nhức mắt…
Cách dùng:
– Dùng 9- 1 5g/ngày, dạng thuốc sắc.
– Dùng ngoài, lấy Hạ khô thảo tươi giã, đắp lên chỗ sưng tấy. Trong dân gian, người ta có thể dùng Hạ khô thảo pha nước uống thay trà cho mát. Hạ khô thảo có trong thành phần bát bảo hương trà