MUỒNG TRÂU
Folium Cassiae alatae
            Dược liệu là lá chét cây muồng trâu – Cassia alata L., họ Vang – Caesalpiniaceae.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 – 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 – 40cm, có 8 – 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ  hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 – 14cm, rộng 5 – 6cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 – 40cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 – 16cm rộng 15 – 17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của qủa. Qủa có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung và miền nam nước ta.
Thành phần hóa học
            Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
            P.P.Rai (1978) đã phân lập và định lượng các anthraglycosid trong lá và qủa muồng trâu, kết quả được dẫn trong bảng dưới đây:
Các anthranoid tự do dạng oxy hóa
Phần trăm theo khô
Các aglycon dưới dạng glycosid
Phần trăm theo khô
Toàn phần, phần trăm theo khô
Aloe emodin
0,1
Rhein
Aloe emodin
0,1
0,2
Quả
Rhein
Aloe emodin
Emodin
0,3
Rhein
Aloe emodin
Emodin
1,0
1,3
            Qua kết qủa trên cho thấy hàm lượng các dẫn chất anthranoid trong quả cao hơn lá, do đó có tác dụng nhuận tẩy mạnh hơn.
            Trong rễ có 2 dẫn chất anthraquinon đã được phân lập: (Tiwari Ram.D. và Yadava D.P. 1971): 1,3,8-OH, 2-CH3 -anthraquinon (I); 1,5-OH, 2-CH3 , 8-OCH3, 3-O-glucosyl anthraquinon (II).
            Ngoài thành phần anthranoid trong muồng trâu còn có kaempferol là một flavonoid và sitosterol.
Tác dụng và công dụng
            Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể dùng qủa. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa

hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm.

 https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng