I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Là gãy thuộc về đầu dưới xương cánh tay. Đường gãy nằm trên 2 lồi cầu xương cánh tay, thường gặp ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi và đỉnh cao thật sự là 5 năm đầu, nam nhiều hơn nữ tỉ lệ 3/2.

2. Nguyên nhân và cơ chế

Té chống tay, khuỷu duỗi: đầu trên xương quay đẩy đoạn gãy xa di lệch ra sau, gọi là gãy duỗi (chiếm 95% trường hợp).

Té chống khuỷu, khuỷu gập: mỏm khuỷu đẩy đoạn gãy xa di lệch ra trước, gọi là gãy gập (chiếm 5% trường hợp).

II. CHẨN ĐOÁN

Công việc chẩn đoán

– Hỏi bệnh:

+  Cơ chế: té chống tay hay té chống khuỷu?

+  Thời gian bị chấn thương?

+     Đã điều trị gì trước chưa?

– Khám bệnh:

+  Đau  nhiều  vùng  khuỷu,  mất  cơ  năng,  vận  động  khớp rất đau.

+  Dấu nhát rìu ở khuỷu tay.

+  Bầm máu ở nếp gấp khuỷu (bầm tím Kirmisson).

+  Khám  cảm  giác  và  vận  động  tay  gãy  để  phát  hiện  tổn thương thần kinh.

+  Bắt mạch tay gãy để phát hiện tổn thương mạch máu đi kèm.

  • Cận lâm sàng:

+  X- quang khuỷu thẳng, nghiêng.

  • Chẩn đoán xác định:

+  Dựa vào lâm sàng và X-quang.

+  Phân loại theo Wilkins:

  • Loại 1: không di lệch
  • Loại 2: di lệch với vỏ xương phía sau còn nguyên.
  • Loại 3A: di lệch vào trong, ra sau
  • Loại 3B: di lệch ra ngoài, ra sau

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Lành xương vững chắc
  • Giữ được tầm vận động khớp khuỷu
  • Giữ được góc mang
  • Ưu tiên xử trí tổn thương phối hợp

2. Điều trị trước phẫu thuật

  • Nẹp cố định tay bị gãy,
  • Hỗ trợ  thuốc  giảm  đau  Paracetamol  đặt  hậu  môn  liều 10 – 15mg/kg,
  • Kháng sinh dự phòng Cefazolin trong trường hợp xuyên đinh qua da,

3. Điều trị gãy trên 2 lồi cầu

  • Loại 1: được điều trị bảo tồn bằng cách bó bột cánh bàn tay với tư thế khuỷu gấp 90o
  • Loại 2: được điều trị bằng nắn kín ổ gãy dưới C-arm và xuyên kim qua da trong cấp cứ Có thể điều trị bằng cách nắn ổ gãy và bó bột cánh bàn tay khuỷu gấp 90o nếu không có C-arm.
  • Loại 3: nên được điều trị bằng nắn kín ổ gãy dưới C-arm và xuyên kim qua da trong cấp cứu vì là loại gãy không vữ Trong trường hợp không có C-arm hoặc nắn thất bại thì chuyển mổ nắn xuyên kim. Nếu gãy có kèm tổn thương thần kinh, mạch máu đi kèm thì ưu tiên mổ nắn xuyên kim đồng thời thám sát mạch máu thần kinh.

4. Điều trị sau phẫu thuật

  • Thuốc giảm đau Paracetamol đường uống
  • Kháng sinh chích 5 ngày nếu mổ mở.
  • Xuất viện ngày hôm sau nếu nắn xuyên kim qua da dưới C-arm.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Tái khám

  • Chụp X-quang khớp khuỷu kiểm tra tuần 1 và tuần
  • Rút đinh sau 3 – 6 tuần tùy kết quả lâm sàng và X-quang.
  • Vật lí trị liệu khớp khuỷu nếu cứng khớp nhiều

Biến chứng

  • Tổn thương thần kinh trụ.
  • Cal lệch khuỷu vẹo trong (cubitus varus).
  • Hội chứng chèn ép khoang
0/50 ratings
Bình luận đóng