VỎ QUẢ LỰU
Pericarpium Granati
Thạch lựu bì
Vỏ quả phơi hay sấy khô của cây Lựu (Punica granatumL.), họ Lựu (Punicaceae).

Mô tả

Vỏ hình phiến hoặc hình quả bầu không đều, lớn nhỏ không đồng nhất, dày 1,5 – 3 mm. Mặt ngoài màu nâu đỏ, màu vàng nâu hoặc màu nâu tối, hơi sáng bóng, thô, có nhiều núm nhô lên, đôi khi có đài không rụng hình ống nhô lên và cuống quả ngắn, thô hoặc vết cuống quả. Mặt trong màu vàng hoặc màu nâu đỏ, có vết còn sót lại của cuống quả dạng lưới nhô lên. Chất cứng, giòn, mặt bẻ màu vàng hơi có dạng hạt nhỏ. Không mùi, vị đắng, se.

Soi bột

Màu nâu đỏ, tế bào đá hình gần tròn, hình chữ nhật, ít khi có dạng phân nhánh, đường kính 27 – 102 mm, thành tế bào tương đối dày, khoang bào lớn, một số chứa chất màu nâu. Tế bào biểu bì hình vuông hoặc hình gần vuông, thành tương đối dày. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ có đường kính 10 – 25 mm. Mạch xoắn và mạch lưới, đường kính 12 – 18 mm. Hạt tinh bột gần tròn, đường kính 2-10 mm.

Định tính

Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước, đun cách thuỷ khoảng 10 phút ở 60oC. Lọc nóng, lấy 1 ml dịch lọc, nhỏ 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol (TT), sẽ hiện màu lục thẫm.

Độ ẩm

Không quá 12% (Phụ lục 5.16, 1 g, 1050C, 5 giờ).

Tạp chất

Không quá 6% (Phụ lục 9.4).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa  thu, khi quả chín, thu thập vỏ quả, rửa sạch, bóc bỏ màng sót lại, phơi khô. 

Bào chế

Thạch lựu bì: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái miếng, phơi hoặc sấy khô.
Thạch lựu bì thán: Lấy Thạch lựu bì, sao to lửa đến khi mặt ngoài dược liệu đen xém, bên trong có màu nâu, để nguội.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Toan, sáp, ôn. Vào kinh  đại trường.

Công năng, chủ trị

Sáp tràng, chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Chủ trị: Đau bụng tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, đại và tiểu tiện ra máu, sa trực tràng, sa dạ con, băng

huyết, dong huyết, bạch đới, trùng tích (giun, sán).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 – 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Mới bị đi lỵ thì không nên dùng. 

5/51 rating
Bình luận đóng