Bệnh viêm dạ dày mạn tính trong nội khoa đông y

Chia ra 3 thể loại:

  1. Can vị khí trệ
  2. Vị nhiệt âm hư
  3. Tỳ vị hư yếu

Và mô tả từng chứng trạng của từng thể bệnh như sau:

Loại can vị khí trệ

  • Chứng trạng

Mỗi khi ăn là đau tăng lên (vì khí đã trệ đọng ở vị mà lại ăn thêm vào càng khó chịu hơn vì trệ đọng thêm nên đau tăng lên), no thì ấm ách vị quản đau ghê gớm, đau không định một chỗ nào, đau căng lên cả hai bên sườn, nếu được ợ hơi hay trung tiện thì dễ chịu. Thừa chua trong vị nên ợ chua, rêu lưỡi mỏng, hay nôn mửa, mạch tượng trầm huyền.

  • Cách chữa

Cần phải điều hòa khí của vị, điều hòa trung tiêu, sơ can, thường dùng “Tiêu dao tán” với “Kim linh tử tán” mà gia giảm cho phù hợp chứng hiện ra.

Tiêu dao tán gia giảm:

Sài hồ

Tô ngạnh

Kim linh tử

Phục linh

Hương phụ

Bạch thược

Chỉ sác

Diên hồ sách

Cam thảo

Kim linh tử tán

Kim linh tử (nấu với rượu, bỏ vỏ hột)

Huyền hồ sách (sao dấm)

Đều 1 lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân rượu ấm điều uống.

Ghi chú: Bài này Y học đại từ điển Trung Quốc chú dẫn chữa nhiệt quyết tâm thống, khi đau giảm uống “Chỉ truật hoàn”

Gia giảm: Nếu chữa chua gia thêm ô tặc cốt, Ngõa lãng. (Hoặc dùng Tả kim hoàn thay Tiêu dao tán ở trên). Ở tâm ẩu thổ (buồn nôn, nôn mửa) thêm Bán hạ, Trúc nhự.

Vị thuốc Diên hồ sách trong điều trị viêm dạ dày mạn tính
Vị thuốc Diên hồ sách trong điều trị viêm dạ dày mạn tính

Tả kim hoàn (Chu Đan Khê phương):

Trị can hỏa táo thịnh, sườn trái đau, nuốt chua, nôn mửa, tất cả các chứng can hỏa còn trị hoắc loạn chuyển gân (miệng nôn trôn tháo), hỏa tà cháy ở trong cùng với lỵ cấm khẩu, ăn uống vào miệng là nôn ngay.

Xuyên hoàng liên 6 lạng

Ngô thù du (ngâm nước muối) 1 lạng

cùng nghiền nhỏ, hòa nước làm viên, mỗi lần uống 3 đồng cân với nước sôi.

Loại vị nhiệt âm hư

  • Chứng trạng:

Đau rất ngoan cố, dạ dày cảm thấy nóng rát, lúc đói thì đau tăng thêm, ăn vào đỡ đau, ban đêm đau tăng lên, tâm phiền dễ sợ, má hồng đỏ ran ỉa phân màu đen, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền tế sác.

  • Phép chữa

Sơ can tiết cái nóng đi nuôi âm làm mát dạ dày

  • Dùng phương

Thông ứ tiễn hợp cùng Thang Dưỡng vị

Thanh trần bì

Chi tử

Thạch giải

Tả kim hoàn

Ngọc trúc

Mạch đông

Đan bì

Sa sâm

Bạch thược

Loại tỳ vị hư yếu

  • Chứng trạng

Ăn vào là chướng đau, thích xoa bóp sờ nắn, thích chườm ấm, mạch trầm tế không có sức. Lưỡi rêu nhạt, nôn mửa, buồn bực đầy tức, có đờm đặc hoặc loãng.

  • Cách chữa: Nên dùng Thanh hương sa lục quân

Trị trung tiêu hư, ăn khó vận chuyển hóa sinh, nôn dữ dội.

Nhân sâm

Mộc hương

Bán hạ

Cam thảo

Bạch truật

Sa nhân

Phục linh

Trần bì

Sắc uống.

(Ý nghĩa phương đã mô tả ở phương chọn lọc số 1. Viêm dạ dày mãn Tạp bệnh Hồ Quang Từ ở trên).

Viêm dạ dày mạn tính theo Hổ Quang

Nguyên nhân bệnh

Giống như nguyên nhân viêm dạ dày cấp ở trên, lâu không chữa khỏi thành mạn tính.

Chứng hậu

  • Trương Cảnh Nhạc nói. “Vị hư gây nôn mửa chứng trạng không giống nhau cần nên phân biệt:

+ Nếu vị oản không chướng không phải là tà thực.

+ Ngực, cách mô không đau không phải là khí nghịch.

+ Bên trong không táo hỏa thì không phải chứng hỏa.

+ Bên ngoài không có phong hàn thì không phải là có biểu tà. Không ăn không hỏa mà hốt nhiên nôn mửa là vị hư.

  • Tần Cảnh Minh nói: “Sợ lạnh thích ấm, không thiết uống ăn, gặp lạnh thì nôn, tứ chi mát lạnh, đại tiểu tiện trong lợi, miệng không khát, môi không khô sém, ăn lâu chẳng hóa, nôn ra không hôi thối, đó là chứng vị lạnh nôn mửa vậy”.

Cần chú ý chữa vị hư nôn mửa, nếu nôn mửa lâu ngày không khỏi, phát cơn lặp lại luôn, cái nôn ra ăn lâu rồi không tiêu hóa, vị quản tuy chướng đau mà không sợ ấn cùng mọi phương diện hư nhược toàn thân mà quyết định là hư.

Tài liệu tham khảo:

Viêm dạ dày mạn tính và cấp tính nói chung về bệnh dạ dày đều có:

Mặt lưỡi có rêu, ăn uống không phấn chấn, chán ăn ợ hơi. Một số bệnh nhân có biểu hiện rõ hơn như ố tâm, thậm chí nôn mửa, luôn luôn thấy ở lúc sáng sớm bụng đói, cho nên gọi là chứng mửa sớm (Thần thổ).

Bệnh nhân sắc mặt xanh trắng, doanh dưỡng hơi có chút không tốt. Nói chung bệnh tình trải qua thòi gian lâu khoảng vài năm, bệnh thế lúc tiến lúc lui mà cuối cùng không thể khỏi hoàn toàn được.

Cách chữa

“Chữa nôn do hư nên dùng ôn vị bổ tỳ làm chủ yếu” xét ra người dạ dày hư yếu thì nên ấm trung tiêu bổ (vị) dạ dày lấy thang Hương sa lục quân mà chữa. Người vị lạnh nên lý trung ấm vị dùng thang Lý trung mà chữa.

Phương thang

  • Thang hương sa lục quân (Cục phương)

Trị trung tiêu hư, ăn khó vận hóa, nôn dữ.

Dược:

Nhân sâm

Mộc hương

Bán hạ

Phụ linh

Cam thảo

Bạch truật

Sa nhân

Trần bì

Sắc uống.

Ý nghĩa phương:

Phương này là thuốc ấm trung tiêu bổ vị. Dùng thang Tứ quân tử để bổ trung tiêu ích vị, Sa nhân, Trần bì, Mộc hương để ấm trung tiêu hóa khí, Bán hạ, Sinh khương để ngừng nôn mửa. Cho nên dùng làm phương thuốc tốt để ấm bổ vị hư sinh ra nôn mửa. Nếu dùng chữa viêm dạ dày mãn tính có tác dụng cường tráng mạnh dạ dày chẩn trị nôn.

Vị thuốc Sa nhân trong điều trị viêm dạ dày mạn
Vị thuốc Sa nhân trong điều trị viêm dạ dày mạn
  • Lý Trung Hoàn (Thương hàn luận phương)

Trị vị lạnh nôn mửa

Dược:

Nhân sâm

Chích thảo

Bạch truật

Can khương

Sắc nước uống.

Ý nghĩa phương:

Phương này là thuốc lý trung ôn ấm vị, dùng Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo để bổ trung ích vị, Can khương để lý trung ôn ấm tỳ, cho nên dùng làm phương thuốc tốt chữa tỳ vị hư hàn nôn mửa. Theo dược lý phân tích thì hai phương nấy đều là thuốc cường tráng mạnh dạ dày, để tăng tiến cơ năng dạ dày, để cải thiện mọi chứng trạng của dạ dày. Phương này dùng Can khương thì so với phương trên tác dụng hưng phấn rõ hơn.

can khương trong điều trị viêm dạ dày mạn
can khương trong điều trị viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn tính trong theo sách “trung y chẩn liệu yếu lãm”

Nguyên nhân

Tính nguyên phát do ăn quá vội, thường ăn thực vật khó tiêu hóa, lạm dụng rượu, hút thuốc quá độ, hoặc từ viêm dạ dày cấp chuyển sang, thường kiêm có chứng ăn vào là nôn, nôn nước chua, dạ dày có u cục, hoặc do mọi bệnh của tâm, phế, can, thận dẫn đến dạ dày lúc có máu uất phát sinh ra.

Chứng trạng

Bệnh nhân tự cảm thấy vùng dạ dày đầy chướng, đình trệ, có cảm giác như đè nặng lên, ăn uống không biết ngon, Ợ hơi, nôn nước chua, tào tạp V. V… Đại tiện phần nhiều bí kết. Chứng trạng người ngoài biết là lưỡi có rêu, thường hôi miệng, vùng bụng đầy chướng, ấn đau. Chứng trạng nói chung là dễ mệt nhọc, đầu nặng xây xẩm, dễ lo sầu, không có khí lực, hoặc tim run rẩy đập nhanh, có dáng như suyễn thở lên cơn.

Đến kỳ cuối thì doanh dưỡng suy quá mà sinh ra gầy gò thiếu máu.

Cách chữa

  • Dùng các phương trên tuy là thuốc chữa viêm dạ dày cấp đem chữa mạn tính cũng tốt.
  • Trong viêm dạ dày mạn tính có rêu lưỡi, miệng hôi, đau tim, nôn mửa, ăn uống kém v.v… cùng với thân thể suy yếu, mạch đập trầm nhược, vùng bụng không có sức, có thể dùng phương sau đây, hoặc viêm dạ dày tính huyết uất do tâm can phế thận có bệnh dẫn đến cũng dùng phương này.

Thang Đinh hương phục linh

Đinh hương  1 đồng cân

Trần bì          2 đồng cân

Bán hạ          6 đồng cân

Can khương 1,5 đồng cân

Phục linh     6 đồng cân

Phụ tử           1 đồng cân

Quế chi         3 đồng cân

Súc sa nhân 1,5 đồng cân.

5/51 rating
Bình luận đóng