Khái niệm
Vị quản thống nói gọn là Vị thống, chỉ là một chứng trạng đau ở bụng trên gần mỏm ức.
Chứng này trong sách Tố vấn ghi: “Đau ở Vị quản vùng Tâm”, sách Cảnh nhạc toàn thư ghi: “Tâm phúc thống”, sách Thọ thế hảo nguyên gọi là: “Tâm Vị thống”. Căn cứ vào nguyên nhân cơ chế bệnh, có thể chia ra các loại Hư thống, Khí thống, Nhiệt thống, Hàn thống, ứ thống, Thực thống, Trùng thống.
Các chứng Tâm thống, Tâm hạ thống ghi chép trong các y thư cổ đại cũng bao quát cả chứng đau Vị quản, nhưng chứng này cần chuẩn đoán phân biệt với chứng Chân Tâm thống. Đau do Chân Tâm thống thường đau ở vùng ngực trái, khi phát cơn đột ngột, đau dữ dội như dùi đâm hoặc vùng Tâm hung bị co thắt không chịu nổi, hướng đau xiên ra vai lưng hoặc lan tỏa phía trong cánh tay tức như nói” Tâm đau suốt sang lưng”. Bệnh tình nghiêm trọng thì như miêu tả trong Linh khu – Quyết bệnh: “Chân Tâm thống, tay chân xanh tới đốt xương, Tâm thống nặng, sáng phát tối chết, tối phát sáng chết”, điều trị và tiên lượng hoàn toàn khác hẳn với Vị quản thống; loại Chân Tâm thống phần nhiều gặp ở nội thương tạp bệnh.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Vị thống do Tỳ Vị hư hàn: Có chứng đau Vị quản âm ỉ dai dẳng không dứt, kém ăn, mửa ra nước trong, ưa ấm ưa xoa bóp, khi đói đau tăng, ăn vào đỡ đau, gặp lạnh đau kịch liệt, sợ lạnh, chân tay lạnh đại tiện lỏng nhão, tiểu tiện trong dài, cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, vài năm không khỏi, nghiêm trọng hơn có thể kiêm chứng Ẩu huyết, Tiện huyêt. Bệnh ngả về Khí hư có thể thấy sắc mặt không tươi, thể trạng gầy còm, mệt mỏi yếu sức, kém ăn, thậm chí bụng dưới thấy nặng trệ, ỉa chẩy không kiềm chế được, thoát giang, chất lưỡi non nhạt, ven lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng mà trơn, mạch Trầm Trì hoặc Nhu Nhược.
Vị quản thống do Vị âm bất túc: Có chứng Vị quản nóng rát đau âm ỉ, miệng khô môi ráo, cồn cào như đói hoặc đói mà không muốn ăn, có thể thấy nôn khan và nấc, nặng hơn thì Ế cách Phiên Vị, đại tiện khô ráo, lưỡi đỏ ít tân dịch, ít rêu lưỡi hoặc không có rêu, mạch Huyền Tế hoặc kiêm Sác.
Vị thống do Can uất khí trệ: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Vị quản trướng đầy, đau dồn dập, lan tỏa tới sườn, ngực bí tắc khó chịu, hay thở dài, kém ăn, ợ hơi ứa nước chua hoặc nôn mửa, đại tiện khó đi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Huyền.
Vị thống do ăn uống tích trệ: Có chứng VỊ quản trướng đầy, đau và cự án, ợ hăng hôi chua, sợ ngửi mùi đồ ăn nôn mửa buồn nôn sau khi mửa giảm đau, đại tiện khó đi, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Hoạt.
Vị thống do Can hỏa hun đốt: Có chứng Vị quản đau rát, xu thế đau cấp bách, cự án ưa lạnh ghét nóng, Tâm nóng buồn nôn, miệng khô miệng đắng, thậm chí nôn mửa ra nước đắng hoặc kiêm thổ huyết, tiện huyết, phiền táo dễ cáu giận, táo bón tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác.
Vị thống do ứ huyết lưu nghẽn: Có chứng Vị thống như dùi đâm dao cắt, đau cố định mà cự án hoặc kiêm thể huyết đại tiện phân đen, chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết, mạch sắc.
Vị thống do hàn tà Phạm Vị: Có chứng Vị quản đau khá nặng gặp ấm thì giảm đau, khi đau thường kiêm ố hàn hoặc nôn mửa ra bọt trắng, miêng không khát hoặc Ưa uống nóng, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn.
Phân tích
– Chứng Vị thống do Tỳ Vị hư hàn với chứng Vị thống do hàn tà Phạm vi: Đều thuộc Hàn chứng, khi đau có thể gặp nóng thì đỡ, nhưng có hư, thực khác nhau. Loại trên phần nhiều do thể trạng vốn khí hư hoặc ốm lâu Tỳ Vị hư nhược, trung dương không mạnh, hàn từ trong sinh ra, Vị mất sự ôn dưỡng, đau có đặc điểm là Vị thống âm ỉ, xoa bóp thì đỡ, lưỡi và mạch có hiện tượng hư hàn. Điều trị nên ôn dưỡng Tỳ Vị, dùng phương Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm. Nếu trung khí hạ hãm thì dùng Bổ trung ích khí thang; hàn nặng thì dùng Phụ tử lý trung thang; ẩu huyết tiện huyết dùng Quy tỳ thang hoặc Hoàng thổ thang gia giảm. Loại sau phần nhiều do hàn tà từ bên ngoài xâm phạm vào tỳ vị ở trong, hơn nữa còn có bệnh sử nhiễm hàn lạnh hoặc ăn bậy thức sống lạnh. Vị thống đột ngột, bệnh trình ngắn, đau có đặc điểm là quặn đau, xu thế đau kịch liệt, rêu lưỡi trắng, mạch Khẩn là những biểu hiện hàn thực. Điều trị nên ôn Vị tán hàn, dùng Lương phụ hoàn gia vị.
– Chứng Vị thống do Can hỏa bị hun đốt với chứng Vị thống do Vị âm bất túc: Đều thuộc Nhiệt chứng, có thể thấy các chứng trạng miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, mạch Sác, nhưng nguyên nhân cơ chế bệnh cũng khác nhau. Loại trên hoặc là Vị thống do Can uất khí trệ chuyển hóa tới, phần nhiều do tình chí bất toại, Can khí uất kêt, uât lâu ngày hóa hỏa, Can hỏa phạm Vi: hoặc do hay ăn đồ nóng béo ngọt nồng hậu và dùng quá nhiều loại thuôc ôn nhiệt, nung nấu thành nội nhiệt, hoặc cảm nhiễm tà khí lục dâm hóa nhiệt truyền vào Vị phủ, nhiệt úng tắc mạch lạc khí huyết không đều, phát sinh Vị thống. Loại sau phần nhiều do Vị bệnh dằng dai lâu ngày tổn hại đến âm huyêt, hoặc do nhiệt bệnh hao thương Vị âm gây nên. Yếu điểm biện chứng là: Vị thống do Can hỏa hun đốt vì hỏa tính cấp bách cho nên cơn Vị thống khá gấp, xu thế đau kịch liệt, thường kiêm các hiện tượng thực nhiệt như khát nước, mặt hồng mắt đỏ, thở thô .v.v… điều trị nên tiết nhiệt giải uất, dùng phương thanh nhiệt giải uất thang gia giảm, Vị thống do Vị âm bất túc, vì âm dịch khuy tổn, Vị mất nhu dưỡng, mạch lạc căng rút khó chịu gây nên, cho nên Vị thống âm ỉ, xu thế đau từ từ, thường kiêm hiện tượng âm hư như các chứng miệng khô không muốn uống, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ ít rêu hoặc đỏ bóng không rêu, mạch Tê .V.V.. điều trị nên hòa Vị ích âm kiêm thuốc lý khí, dùng phương Mạch môn đông thang hợp với Nhất quán tiễn gia giảm.
– Chứng Vị thống do Can uất khí trệ với chứng Vị thống do ứ huyết nghẽn trệ: Cả hai đều thuộc Thực chứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khí trệ là thất tình nội thương, can khí uất kết hoành nghịch phạm Vị, VỊ mất hòa giáng khí cơ nghẽn trệ, bất thống thì đau, nơi đau không cố định, đặc điểm là vừa đau vừa trướng lại thêm các chứng ngực sườn trướng, đầy, ợ hơi .v.v… Khí trệ không khỏi, lâu ngày tất liên lụy đến huyết hoặc là Vị thống dằng dai tổn thương lạc mạch, ứ huyết nghẽn trệ, vì vậy mà nơi đau cố định không di chuyển, có đặc điểm đau như kim châm và kèm theo các chứng ẩu huyết, đại tiện phân đen, lưỡi tía. Lâm sàng nên kết hợp tinh hình chứng trạng mà biện chứng thi trị, Can uất khí trệ thì nên sơ Can lý khí hòa Vị, dùng phương Sài hồ sơ Can tán gia giảm, ứ huyết nghẽn trệ nên hoạt huyết hóa ứ thống lạc dùng phương Thất tiếu tán hoặc Cách hạ trục ứ thang gia giảm.
– Chứng Vị thống do ăn uống đình trệ: Cũng thuộc Thực chứng biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Vị quản trướng đau, Ợ hơi, nôn mửa, cồn cào ứa nước chua, phần nhiều có bệnh sử bạo ăn bạo uống. Yếu điểm biện chứng của Vị thống do thực trệ với khí trệ là: Loại trên Vị quản trướng đau cự án, kiêm chứng sợ ăn, ợ hơi mùi hôi chua hoặc ứa nước chua, rêu lưỡi dày nhớt là chứng trạng do thương thực. Loại sau có những chứng trạng khí cơ mất điều hòa như Vị thống lan tỏa hai bên sườn hoặc kiêm ngực sườn trướng đầy khó chịu, hơn nữa Vị thống nặng thêm mỗi khi tình chí không thoải mái, ợ hơi ứa nước chua mà không phải ra mùi hôi và cũng không có chứng rêu lưỡi dầy nhớt.
Vị thống do ăn uống đình trệ điều trị nên tiêu thựcđạo trệ, dùng phương Bảo hòa hoàn gia giảm, hoặc dùng phương Tiểu Thừa khí thang gia Mộc hương, Hương phụ để thống tiết Vị phủ.
Trích dẫn y văn
Y thư cổ ghi chú loại Tâm thống… xét cho kỹ, đều là ở Vị quản mà thực không ở tâm (Y học chính truyền – Vị quản thống).
Vị quản thống phần nhiều do miệng ăn bừa bãi, bụng thích thức cay chua, uống bừa rượu nồng, ăn bừa thức xào rán, lại ham ăn mát uống lạnh, sáng tổn thương thứ này, chiều tổn thương thứ kia, tích lũy năm tháng sẽ uất thành tích, sẽ tích thành đàm, đàm hỏa nấu nung, huyết cũng đi bừa, đàm với huyết pha tạp làm vướng thăng giáng, cho nên đau Vị quản, ợ hơi nuốt chua, cồn cào buồn nôn, đều là những bước tiến dần đến Ê cách, Phiên Vị (Thọ thế bảo nguyên).
Vị thống là tà can thiệp vào Vị quản, Vị hấp thụ khí xung hòa, nhiều khí nhiều huyết, người khỏe thì tà không can thiệp, người yếu sẽ gây nên bệnh, ngả về hàn, ngả về nhiệt nước ứ đọng, thực ứ tích, đều phá phách chân khí nên làm cho đau. Riêng có sự tương thừa của Can khí là nặng hơn vì mộc tính hung bạo, vả lại là chính diện khắc bệnh (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Vị bệnh).