Những khối u tuyến yên nằm trong số những khối u nội tiết hay gặp nhất, chỉ đứng sau u tuyến giáp.
Những khối u tuyến yên thường biểu hiện lâm sàng bằng hai loại hội chứng: hội chứng khối u nói chung với những dấu hiệu chèn ép vào các cấu trúc ở bên cạnh, và hội chứng nội tiết đặc hiệu liên quan tới bài tiết các hormon.
Phân loại
U tế bào ưa acid hướng thân: khối u này chế tiết ra hormon tăng trưởng; hội chứng khối u thường kín đáo và xuất hiện muộn, hội chứng nội tiết thuộc typ chứng to cực.
U tế bào ưa base (ưa kiềm) hướng vỏ thượng thận: chế tiết ra ACTH; hội chứng khối u rõ nét, và hội chứng nội tiết là suy tuyến yên (xem: nhược năng tuyến yên); thật vậy, do thể tích lớn nên khối u này có thể cản trở tuyến yên bài tiết các hormon một cách bình thường.
U tế bào hướng tiết sữa: hội chứng khối u kín đáo và hội chứng nội tiết thuộc typ vô kinh-tiết sữa (xem: u chế tiết prolactin).
u tế bào hướng giáp:rất hiếm.
U sọ hầu: khối u nằm ngoài tuyến yên, phát triển phụ thuộc vào túi Rathke, không bài tiết và hay gặp nhất ở trẻ em. u có thể gây ra hội chứng khối u rõ rệt (tăng áp lực nội sọ, phù gai thị, rối loạn thị giác) và hội chứng nội tiết do chèn ép vào tuyến yên, với những mức độ nhược năng tuyến yên khác nhau (tầm vóc thấp bé, phát tiên giới tính muộn) và hội chứng đái tháo nhạt.
Triệu chứng
HỘI CHỨNG KHỐI u (NHỮNG DẤU HIỆU CHÈN ÉP): nhức đầu (hai bên thái dương hoặc sau nhãn cầu), rối loạn thị giác, hội chứng giao thoa (hoặc chéo) thị giác (bán manh lưỡng thái dương), đôi khi cả các dây thần kinh vận nhãn (vận động nhãn cầu) cũng bị tác động (song thị, giảm thị lực). Những dấu hiệu tăng áp lực nội sọ có thể nặng thêm do điều trị không đúng lúc bằng hormon (ví dụ cho estrogen) hoặc do thai nghén. Khối u chèn ép có thể gây ra liệt các cơ vận nhãn (vận động nhãn cầu), làm teo dây thần kinh thị giác, và gây ra mù loà. Nếu xảy ra nhồi máu hoặc chảy máu trong khối u thì có thể làm cho bệnh nặng lên đột ngột (chứng ngập máu tuyến yên).
HỘI GHỨNG NỘI TIẾT
- Hội chứng tăng bài tiết hormon (khối u chế tiết): thể hiện bởi chứng to các cực, hội chứng Cushing, hoặc hội chứng vô kinh-tiết sữa (tăng prolactin huyết). Đôi khi có những dấu hiệu nhược năng tuyến yên do chính tuyến này bị chèn ép.
- Hội chứng giảm bài tiết hormon (khối u không bài tiết nhưng gây chèn ép trực tiếp tuyến yên hoặc làm mất liên hệ giữa vùng dưới đồi thị và tuyến yên ở cuông tuyến yên): thể hiện bởi nhược năng tuyến yên toàn bộ hoặc một phần, nhất là nhược năng tuyến sinh dục thứ phát (vô kinh, giảm ham muôn tình dục, vô sinh, .V…), nhược năng tuyến giáp thứ phát, nhược năng tuyến vỏ thượng thận thứ phát.
- Những triệu chứng liên quan tối chèn ép vùng dưới đồi thịmà chức năng có thể bị biến đổi (xem: vùng dưới đồi thị).
Xét nghiệm cận lâm sàng
Định lượng những hormon và tổng hợp tình hình các tuyến nội tiết có thể phát hiện ra tình trạng tăng bài tiết hormon nào đó (kèm theo hoặc không kèm theo nhược năng tuyến yên), hoặc phát hiện thấy nhược năng tuyến yên toàn bộ hoặc một phần.
Xét nghiệm bổ sung
KHÁM MẮT: đo thị lực, đo thị trường định lượng (tìm bán manh lưỡng thái dương, mất một phần tư thị trường mắt lưỡng thái dương phía trên), khám đáy mắt (tìm phù gai thị).
CHỤP X QUANG XƯƠNG SỌ: có thể thấy hố yên rộng ra, các mỏm yên bị ăn mòn, sàn hố yên có hai đáy, xoang bướm dẹt lại, mảnh vuông mỏng đi. Nếu thấy hình ảnh calci hoá thì phải nghĩ tới khối u sọ-hầu.
CHỤP CẮT LÓP VI TÍNH Hố YÊN: là xét nghiệm chủ yếu khi hố yên bị rộng ra trong bất kỳ trường hợp nào, vì nó cho phép xác định mức lan rộng của khối u và loại trừ trường hợp hố yên trông rỗng (xem phần dưới). Những u tuyến vi thể (u tuyến cực nhỏ) đường kính dưới 5 mm, thì không làm biến dạng hố yên và có thể không phát hiện thấy bằng chụp quét. Ghi hình cộng hưởng từ sẽ cho những hình ảnh rõ rệt hơn.
Trên cơ sở của những xét nghiệm kể trên, người ta có thể phân biệt những trường hợp sau:
- Hố yên rộng:
+ u tuyến chế tiết: những hội chứng tăng chế tiết hormon.
+ u tuyến không chế tiết: nhược năng tuyến yên hoặc chức năng tuyến yên vẫn bình thường.
- Hố yên trống rỗng:hố yên bị choán chỗ do một u nang hoặc màng nhện lồi vào (gọi là thoát vị màng nhện)và đẩy tuyến yên ra ngoài hố. Chụp cắt lớp vi tính và ghi hình cộng hưởng từ cho thấy mật độ cấu trúc nằm trong hố yên có mật độ giống với dịch não tuỷ. Những thể không triệu chứng không cần phải điều trị. Trong trường hợp thiếu hụt hormon thì sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Hãn hữu, trong trường hợp có những dấu hiệu chèn ép (nhức đầu, rối loạn thị giác) phải tiến hành phẫu thuật.
- Hố yên biến dạng hoặc có đường viền kép:
+ u tuyến chế tiết: các hội chứng tăng bài tiết hormon.
+ u tuyến không chế tiết: nhược năng tuyến yên, hoặc chức năng tuyến yên vẫn bình thường.
- Hố yên bình thường:
+ u tuyến vi thể có khả năng chế tiết: các hội chứng tăng tiết hormon.
+ Hội chứng Sheehan (hoại tử tuyến yên: nhược năng tuyến yên.
Điều trị
Kết quả điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán sớm.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt bỏ tuyến yên:được chỉ định trong trường hợp chứng to các cực và u tuyến lớn hoặc gây ra những rối loạn thị giác, cắt bỏ khối u qua đường mũi hoặc đường trán, kết hợp hoặc không với liệu pháp bức xạ (tia xạ) bổ trợ sau phẫu thuật và liệu pháp hormon thay thế.
- Tia xạ từ bên ngoài hoặc đặt kim phóng xạtrong trường hợp chống chỉ định phẫu thuật hoặc sử dụng như một liệu pháp bô trợ sau phẫu thuật.
- Bromocriptin:được chỉ định trong trường hợp u tuyến vi thể bài tiết prolactin (xem thuật ngữ này).
- Không điều trị trong trường hợp hố yên trông rỗng hoặc u tuyến yên vi thể không chèn ép và không bài tiết.
- Nếu nghi ngờ có khối u tuyến yên, thì phải tránh mọi liệu pháp hormon không hợp thời có thể làm cho hội chứng khối u thêm trầm trọng.