1. Triệu chứng

1.1.   Rối loạn đại tiện

Số lần đi đại tiện trong ngày nhiều lần phân một lần đi rất ít kèm theo mót rặn ỉa giả.

1.2.   Tính chất phân

  • Phân ít lẫn nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt, hơi.
  • Có thể chỉ có máu + niêm dịch, không có phân

1.3.    Đau mót rặn

  • Mỗi lần đi ngoài đau mót rặn từng cơn dọc khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng
  • Cảm giác buốt hậu môn đi ngoài, nhiều cơn trong ngày.

1.4.   Các triệu chứng khác

  • Triệu chứng tiêu hoá: nôn, sôi bụng, bán tắc ruột (Koenig)
  • Thăm trực tràng: tìm u trực tràng, viêm trực tràng.
  • Toàn thân có thể có nhiễm khuẩn, suy mòn.

1.5.   Xét nghiệm

  • Xét nghiệm phân: tìm tế bào (HC, BC, tế bào khác), tìm vi khuẩn.
  • Soi sinh thiết trực đại tràng.
  • Chụp khung đại tràng

2.   Nguyên nhân

2.1.   Amíp

  • Nhiễm khuẩn nhẹ, đau bụng, mót rặn, phân lẫn nhầy máu.
  • Soi phân: soi tươi có thể thấy amíp.
  • Bệnh tái phát kéo dài.

2.2.   Lị trực khuẩn

  • Nhiễm khuẩn rõ
  • Đau quặn, mót rặn phân nhiều lẫn niêm dịch ít khi có máu, ỉa như “khạc đờm”
  • Cấy phân trực khuẩn lị (+)

2.3.   Ung thư trực tràng

  • ít khi đau nhưng mót rặn nhiều
  • Phân có máu và niêm dịch có thể thấy máu tươi.
  • Thăm trực tràng: thấy u cứng, có máu theo

2.4.   Ung thư đại tràng

  • Mót rặn nhiều ỉa máu + niêm dịch
  • Có dấu hiệu bán tắc
  • Sờ thấy khối u
  • Soi và X quang thấy khối u

2.5 Các u xung quanh trực tràng

  • U tiền liệt tuyến, tử ..
  • Các tổn thương xung quanh kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.

CHỮA KIẾT LỴ BẰNG THUỐC NAM

Phần y học hiện đại đã nói rõ và thông thường ai cũng dễ nhận ra bệnh kiết lỵ. Bệnh này có hai nguyên nhân chính: do thử thấp uất tích lại hoặc do ăn uống không giữ gìn, ăn phải những thức ăn không sạch,lạnh, tỳ vị bị thương, hàn thấp hợp với tích tụ mà sinh lỵ.

Có 2 loại chính: thấp nhiệt lỵ và hàn thấp lỵ.

Thấp nhiệt lỵ

  • Triệu chứng:

Đau bụng, mót rặn, mới đầu còn có phân, sau phân ít có dây máu mủ lầy nhầy, có khi có sốt.

  • Điều trị:

Thuốc:

Rau sam                             20g             Cam thảo đất                  12g

Tử tô                                 12g             Cỏ sữa                            16g

Cỏ mần trầu                     112g             kinh giới                          l2g

ĐỔ 300ml nước sắc lấy 150ml nước, uống lúc đói bụng (sắc 2 nước, uống làm 2 lần).

Châm cứu: Chi câu, Liệt khuyết (châm tả), Trung quản, Vị du, Túc tam lý (châm bổ).

Hàn thấp lỵ

  • Triệu chứng:

Mới đầu không sốt hoặc nóng lạnh rất ít, bụng đau mót rặn, ỉa khó, phân ra có dây mủ trắng, nhầy, có khi đau dội lên ngực, người mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhầy.

  • Điều trị:

Thuốc:

Nha đảm tử           4g                vỏ Vối                         12g

Vỏ rụt                  12g                Gừng lát khô                  4g

Đổ 200ml sắc uống 1 lần (mỗi thang sắc 2 lần) hoặc tán nhỏ uống theo nước trà. Có thể bội liều dùng, tán sẵn cất trữ để dùng dần.

Châm cứu: cứu các huyệt VỊ du, Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý.

PHÒNG BỆNH

Chú ý giữ vệ sinh trong việc ăn uống. Không ăn những thức ăn sống lạnh, thiu thối.

Xem tiếp:

Y học cổ truyền điều trị Kiết lỵ – Đông y chữa bệnh

0/50 ratings
Bình luận đóng