I. LỴ DO VI KHUẨN:

  • Chẩn đoán sơ bộ:
    • Sốt cao đột ngột
    • Tiêu nhiều lần trong ngày, phân có đàm, máu; đau quặn bụng, mót rặn, mót đi cầu
    • Soi phân: Có bạch cầu ++ (đa số đa nhân trung tính), hồng cầu
  • Chẩn đoán xác định:

Cấy phân phải có 1 trong những loại vi khuẩn sau: Shigella, EIEC, Salmonella, Yersinia-enterocolitica, Campylobacter.

  • Điều trị:
    • Bồi hoàn nước điện giải:
      • Dung dịch ORS uống sớm
      • Truyền dịch nếu mất nước điện giải nặng
    • Kháng sinh:
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole: 48mg/kg/ngày x 5 ngày.
  • Có thể dùng cho người lớn Fluoroquinolone như:
    • Ciprofloxacine: 500mg x 2 lần/ngày. x 5 ngày
    • Pefloxacin: 400mg x 2 lần/ngày. x 5 ngày
    • Ofloxacine: 200mg x 2 lần/ngày. x 5 ngày
  • Phụ nữ có thai hay cho con bú sử dụng:
    • Azithromycine 500mg uống 1 lần trong ngày x 3 ngày

Xem thêm:

BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN

Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị Bệnh Lỵ trực khuẩn

II. LỴ DO AMIP:

  • Chẩn đoán sơ bộ:
    • Bệnh cảnh kéo dài hoặc tái đi tái lại
    • To < 38o C
    • Tiêu < 10 lần/ngày, phân đàm, máu, đau quặn bụng, mót rặn, mót đi cầu
    • Soi phân có hồng cầu, bạch cầu
  • Chẩn đoán xác định:

Soi phân có dưỡng bào Entamoeba histolytica.

  • Điều trị:
    • Bồi hoàn nước, điện giải
    • Dinh dưỡng đầy đủ.
    • Metronidazole 25-40mg/kg/ngày chia 3 lần, dùng trong 7-10 ngày.
    • Có thể phối hợp với Tetracyclin 250mg x 4 lần/ngày x 5 ngày.

Xem thêm:

Triệu chứng, nguyên nhân Kiết lỵ

Bệnh lỵ amip

III. ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TIÊU CHẢY CẤP KHÁC:

Phải loại các nguyên nhân ngoại khoa vào các nguyên nhân ngoài ruột (Viêm tai giữa, viêm phổi…):

  • Bồi hoàn nước, điện giải. Dinh dưỡng đầy đủ.
  • Không dùng thuốc chống co thắt (Atropin, Diphenoxylate, Diarsed) và thuốc hút nước (Pectin, kaolin…).
  • Không dùng kháng sinh khi chưa tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng và theo dõi sát diễn tiến để có thái độ xử trí tiếp.
5/51 rating
Bình luận đóng