Những hiểu biết về Chứng Tâm âm hư của Đông y

Chứng Tâm âm hư là chỉ các chứng hậu Tâm âm suy hư, Tân dịch hao tổn dẫn đến Tâm huyết bất túc mà gây bệnh. Phần nhiều do nội thương thất tình, ngũ chí hóa hoả, nhiệt thương âm hoặc là do mắc nhiệt bệnh, ốm lâu hao thương tân dịch gây nên. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là Tâm quí, chính xung, đau vùng ngực, vùng ngịu, hay quên, mất ngủ hay mê, ngũ Tâm phiền nhiệt, họng khô lưỡi ráo, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, lưỡi … Xem tiếp

Tỳ khí hư

Tỳ khí hư còn gọi là Tỳ khí bất túc, Trung khí bất túc. Chứng Tỳ khí hư là không vận chuyển mạnh và nguyên khí bất túc mà hình thành chứng hậu. Tinh khí bị mất thì hư, Khí hoá sinh từ tinh, tinh sinh ra từ thủy cốc; mà sự vận hoá thủy cốc, hấp thu và phân bố đều dựa vào sự thịnh suy của Tỳ. Nếu Tỳ khí bất túc, Tỳ mất sự vận chuyển mạnh thì thủy cốc không biến hoá được. Thủy cốc không biến hoá thì tinh sẽ thiếu, Tinh thiếu thì khí suy. Mục Âm … Xem tiếp

Phân biệt Chứng Tâm Phế khí hư trong y học cổ truyền

Chứng Tâm Phế khí hư là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do công năng của hai tạng Tâm Phế suy nhược dẫn đến Phế khí bất túc và Tâm khí hao tổn. Chứng này phần nhiều do nội thương mệt nhọc, Tâm Phế mắc bệnh kéo dài ảnh hưởng lẫn nhau hoặc là các tạng khác mắc bệnh liên lụy đến tạng Tâm cũng gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp đoản hơi, khái thấu hụt hơi, thở suyễn gấp gáp, động … Xem tiếp

Chứng Đại trường kết nhiệt

Chứng Đại trường kết nhiệt là tên gọi chung cho những chứng trạng do táo nhiệt thực hỏa kết ở Đại trường làm cho bế tắc đường ruột, thông thường gọi là chứng Đại trường thực nhiệt. Chứng này đa số do thể chất vốn dương thịnh hỏa vượng hoặc ăn quá nhiều cay nóng nồng hậu hoặc do Phế nhiệt chuyển xuống Đại trường gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có các chứng đại tiện khô ráo bí kết, giang môn nóng rát, miệng khô phiền khát, … Xem tiếp

Phân tích và điều trị Chứng Xung Nhâm hàn chứng

Xung Nhâm hàn chứng là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do hàn ngưng ở Xung Nhâm dẫn đến huyết đi không thư sướng nên gây bệnh, nguyên nhân phần nhiều do ngoại hàn ẩn náu thẳng vào cơ thể hoặc ở người thể chất vốn Dương hư. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng dưới, trước hoặc sau khi hành kinh bụng dưới lạnh đau hoặc chu kỳ kinh nguyệt muộn và kéo dài, hoặc bế kinh, hoặc Bào cung bị lạnh không thụ thai, hoặc … Xem tiếp

Chứng Vị hỏa thượng viêm ở trẻ em

Chứng Vị hỏa thượng viêm ở trẻ em là tên gọi chung cho chứng trạng Vị hỏa quá thịnh dẫn đến môi, miệng, lưỡi, chân răng loét nát, sưng đỏ và đau. Nguyên nhân do Vị có tích nhiệt hoặc ngoại cảm ôn tà phạm vào Vị hóa hỏa mà thành bệnh Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là miệng, lưỡi mọc mụn, môi và chân răng sưng đau, hôi miệng ợ hăng, táo bón, khát nước, phiền táo, tiểu tiện đỏ, mạch Hoạt Sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi … Xem tiếp

Chứng Khí âm đều hư của y học cổ truyền

Mục lục Khái niệm Phân tích Chẩn đoán phân biệt Trích dẫn văn y Khái niệm Chứng Khí âm đều hư là chỉ hai phương diện nguyên khí và chân âm trong cơ thể đồng thời bất tức, vừa có những chứng trạng suy tổn nguyên khí của ba tạng Phế, Tỳ, Thận, lại vừa có những biểu hiện ám hư nhiệt thịnh gây nên tân dịch của năm tạng bị hao tổn và doanh âm bất túc. Chứng này thường gặp ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối … Xem tiếp

Đông y bàn về Chứng Tâm dương hư

Chứng Tâm dương hư là tên gọi chung cho những chứng trạng do dương khí ở trong Tâm bất túc, khí huyết mất sự vận chuyển ấm áp gây nên. Chứng này phần nhiều do ốm lâu, thể trạng yếu, tuổi cao tạng khí hư suy; hoặc là ra mồ hôi quá nhiều làm hao thương dương khí; hoặc do phú bẩm thể trạng bất túc dẫn đến Tâm dương không mạnh, không làm vận chuyển ấm áp khí huyết; hoặc tư lự quá độ, hao thương tâm thần dẫn … Xem tiếp

Chứng tỳ khí hạ hãm

Tỳ ở Trung tiêu, Tỳ khí còn gọi là Trung khí. Chứng Tỳ khí hạ hãm cũng gọi là chứng Khí hư hạ hãm, chứng Trung khí hạ hãm. Tỳ khí chủ thăng, nếu Tỳ khí hư yếu không thăng tán được, thậm chí hãm xuống làm cho tạng khí sa xuống, xuất hiện các triệu chứng tiết tả kéo dài, băng lậu, sa nội tạng tức là chứng Tỳ khí hạ hãm, thường là do mệt nhọc quá độ, hoặc phụ nữ nhiều lần, hoặc sau khi đẻ chăm sóc không tốt đều là những nguyên nhân làm tổn hại Tỳ khí màu là gầy còm, … Xem tiếp

Tâm Tỳ đều hư

Chứng Tâm Tỳ đều hư là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do Tâm huyết hao tổn, Tý khí bị tổn hại dẫn đến tâm thần mất nuôi dưỡng Tỳ khí hư yếu không làm được chức năng thống huyết; bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, ăn uống không điều độ, hoặc sau khi ốm chăm sóc không chu đáo và bệnh xuất huyết mạn tính gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, sắc mặt úa vàng, … Xem tiếp

Chứng Đại trường tân khuy

Chứng Đại trường tân khuy là chỉ sau khi bị ngoại cảm nhiệt bệnh, hao tổn chất dịch ở ruột; Hoặc là tuổi cao chất tân bị suy giảm, sau khi đẻ bị huyết hư, đến nỗi chất dịch ở ruột suy tổn mà xuất hiện các chứng hậu chủ yếu như đại tiện khô kết, bài tiết khó khăn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đại tiện khô kết, bài tiết khó khăn, phải dùng sức cố rặn mà phân cũng khó ra, miệng khô và hồi, hoặc … Xem tiếp

Chứng Bào cung hư hàn trong Y học cổ truyền

Chứng Bào cung hư hàn là tên gọi chung cho một loạt chứng trạng do nguyên nhân phú bẩm bất túc, hoặc phòng lao, sinh đẻ nhiều dẫn đến dương khí bất túc, bào cung mất sự nuôi dưỡng ấm áp, sự sinh hoá của khí huyết bất cập gây nên bệnh. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là bụng dưới không ấm, ưa nóng, ưa xoa bóp, đau liên miên, chu kỳ ra muộn hoặc lượng kinh nguyệt ít hoặc kinh bế không thông, lượng đái hạ nhiều sắc … Xem tiếp

Chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em

Chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em là tên gọi chung loại bệnh do ngoại cảm ôn tà, vào lý hóa nhiệt dẫn đến Tâm thần không yên và những bệnh biến ở các cơ quan có liên can tới kinh Tâm như lưỡi và Tiểu trường. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hồi hộp không yên, đêm ngủ không yên, lưỡi sưng đỏ hoặc loét nát, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc phát sốt hoặc không sốt, mạch Sác, rêu lưỡi vàng. Chứng này thường gặp trong các … Xem tiếp

Chứng Tâm dương thoát đột ngột trong Đông y

Chứng Tâm dương thoát đột ngột là chứng hậu nguy kịch do Dương khí của Tâm đột ngột thoát hết, Tông khí tiết ra mà xuất hiện chứng thần mất nơi tựa và dương khí muốn tuyệt. Phần nhiều là vã mồ hôi mà vong dương hoặc do ốm lâu thể trạng yếu, tuổi cao tạng khí hư suy, Tâm dương không mạnh lại cảm nhiễm phải tà khí lục dâm, lỡ cơ hội điều trị hoặc điều trị sai lầm; hoặc do lao thương quá độ gây nên bệnh. … Xem tiếp

Chứng Tỳ không thống huyết

Chứng Tỳ không thống huyết là chỉ Tỳ khí hư, Trung khí hạ hãm mà không nhiếp huyết, hoặc do Tỳ dương hư nhiếp huyết, tạo nên một loại chứng hậu phức hợp có chứng trạng chủ yếu là xuất huyết. Nguyên nhân phần nhiều do nội thương mệt nhọc tổn hại tới Tỳ khí gây nên. Biểu hiện lâm sàng của chứng Tỳ không ng huyết chia làm hai nhóm chứng trạng, nhóm thứnhất là xuất huyết, hoặc tiện huyết, hoặc nục huyết, hoặc kinh nguyệt quá nhiều, băng lậu v.v… Nhóm thứ hai đồng thời kiêm chứng Tỳ khí … Xem tiếp