Tên khác: Mã đề nước
Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L. uar. orientale(Sammuels) Juzep.
Họ: Trạch tả (Alismataceae)
1. Mô tả, phân bố
Trạch tả thuộc loại cây thảo, cao 60 – 1oocm. Thân rễ có dạng hình cầu, hình trứng hay hình con quay, màu trắng. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn.
Trạch tả mọc hoang hay được trồng ở các ruộng nước, ao nông có bùn lầy. Các tỉnh có nhiều Trạch tả là: Lào Cai, các tỉnh vùng Tây bắc và vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Trạch tả là thân rễ (rhizoma Alismatis). Thu hoạch một năm hai vụ (vào tháng 6 và tháng 12). Nhổ cả cây, cắt lấy củ gọt sạch rễ con, phơi hoặc sấy khô. rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài, độ ẩm không quá 12%.
Dược liệu trạch tả hơi có mùi, vị ngọt, hơi đắng. Trạch tả đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Trạch tả có chứa tinh dầu có dẫn chất triterpen (alisol A, B, C và epialisol A), tinh bột, nhựa, prolein, các chất vô cơ.
4. Công dụng,’cách dùng
Dược liệu Trạch tả có tác dụng: Lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, mát thận, trị tả, lỵ và bổ huyết cho phụ nữ đang nuôi con. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, thủy thũng, viêm thận, đi tiểu ra máu, đái buốt, cước khí, bụng đầy trướng; phụ nữ ít sữa.
Cách dùng:
Dùng 6 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Lưu ý. Người thận hỏa hư, tỳ hư không dùng.