CÂU HỎI
Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, vào viện vì khó thở khi gắng sức. Bệnh diễn biến được 2 tháng, bệnh nhân thấy mệt mỏi và giảm khả năng làm việc. Cô không đau ngực nhưng có triệu chứng của suy tim độ II theo NYHA. Cô không khó thở khi nằm, và không có cơn khó thở kịch phát ban đêm.Cô bị phù ở quanh mắt cá 2 bên, giảm khi nằm. Cô có 1 con, và không có tiền sử bệnh lý gì. Trên khám lâm sàng, thấy JVP tăng, sóng a cao, tim phải đập ở cạnh ức trái. T1 mạnh, có tiếng clac mở van 2 lá, tiếng rung tâm trương ở tư thế nằm nghiêng trái. Gan to, phù mắt cá chân. Mạch đều, huyết áp 108/60mmHg. Bệnh nhân này có nguy cơ cao tiến triển đến tình trạng nào sau đây?
A. Rung nhĩ.
B. Rối loạn chức năng thất trái.
C. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (chủ nhịp lưu động).
D. Block nhánh phải.
E. Nhịp nhanh thất thể đường ra thất phải.
TRẢ LỜI
Bệnh nhân này có tiếng mở van 2 lá, rung tâm trương, dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi, chứng tỏ có khả năng lớn là hẹp van 2 lá. Nguyên nhân thường gặp là do thấp tim, triệu chứng thường biểu hiện sau 2 thập kỷ khởi phát vieemtim. Hẹp van 2 lá thường không có triệu chứng trong nhiều năm nhưng bắt dầu khi có nhịp nhanh, tăng áp lực đổ đầy thất trái hay giảm cung lượng tim( như sốt, kích động, rung nhĩ, thiếu máu, có thai, bệnh lý tuyến giáp) . Vì áp lực nhĩ trái tăng và giãn nhĩ trái, bệnh nhân có nguy cơ cao bị rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi và suy tim phải.Nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường xảy ra ở bệnh lý nhu mô phổi. Nhịp nhanh thất vị trí gần đường đổ ra thất phải thường không liên quan đến van tim thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ và phụ nữ. Bệnh nhân bị hẹp 2 lá thường không có rối loạn chức năng thất trái , mà có rối loạn chức năng thất phải .Block nhánh phải thường không có liên quan tới hẹp van 2 lá.
Đáp án: A.