Thuốc Leunase
Thuốc Leunase

LEUNASE

bột pha tiêm 10.000 KU: hộp 1 lọ.

 THÀNH PHẦN

cho 1 lọ
L-asparaginase10.000 KU*
  • 1 đơn vị KU L-asparaginase tương đương với lượng enzym cho ra 1 mmol amoniac/1 phút khi phân hủy L-asparagine ở điều kiện 37oC

DƯỢC LỰC

tả:

  • Đặc tính chung:
Cảm quanpHGiới hạn ASTT
Ống 10.000 KUtrắng6,5-7,5#1 (dd 2 ml/dd muối)
  • Độ bền vững: dạng tinh thể bền vững với nhiệt, pH, ánh sáng. Khoảng pH bền vững 6,0-8,5.
  • Tính chất lý hóa của hoạt chất:

L-Asparaginase là một enzym bao gồm 4 tiểu phần với tổng cộng 321 amino acid. Tên thông thường: L-asparaginase.

Phân tử lượng: 141.000.

Mô tả: tinh thể hình kim hay hình trụ. Rất tan trong nước, không tan trong methanol, acetone, chloroform.

Tính chất dược lực:

Những nghiên cứu về tác dụng chống tân sản của L-asparaginase được bắt đầu từ bài báo cáo của J.G Kidd vào năm 1953. Bài báo nêu rằng huyết thanh lấy từ chuột lang có thể hiện tác dụng chống tân sản. Vấn đề này được tiếp tục phát triển thêm khi J.D Broome tìm ra rằng hoạt chất gây tác động chính là L-asparaginase.

Leunase inj. là một chế phẩm tiêm chứa L-asparaginase – một enzym phân hủy protein được sản xuất từ chủng E. Coli HAP. Về mặt lâm sàng, Leunase inj. đã được thừa nhận có tác dụng chống lại bệnh bạch cầu cấp tính và bệnh u limphô ác tính.

Dược lý:

  • Tác dụng chống khối u: L-asparaginase có hiệu lực trên bệnh bạch cầu L5178, bệnh sarcôm limphô 6C3HED ở chuột nhắt và bệnh sarcôm 256 ở chuột cố
  • Cơ chế tác động: L-asparaginase gây tác động chống khối u do phân hủy L-asparagine trong huyết tương làm cạn nguồn dinh dưỡng cho việc phát triển tế bào u cần asparagine.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

L-asparaginase khuếch tán kém đến các mô; thời gian bán hủy bao gồm 2 pha và dao động từ 8 đến 30 giờ tùy theo người; 24 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch 1.000 KU/kg, nồng độ trong huyết tương được ghi nhận từ 8 đến 20 KU/ml; sau khi tiêm bắp, nồng độ trong huyết tương được ghi nhận thấp hơn 50%.

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG

Tác động lâm sàng:

Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành chủ yếu trên các dạng ung thư tế bào máu tại 36 bệnh viện ở Nhật Bản.

Kết quả:

Tỉ lệ đạt hiệu quả trị liệu là 57,6% (80/139) đối với trường hợp bệnh bạch cầu cấp, 75,0% (51/68) đối với trường hợp u limphô và 40,8% (29/71) đối với trường hợp bệnh bạch cầu tủy. Tỉ lệ đạt hiệu quả trị liệu đối với trường hợp u limphô ác là 55,8% (7/13) đối với dạng sarcôm tế bào lưới và 68,9% (13/190) đối với dạng sarcôm limphô.

Những phản ứng bất lợi và hậu quả được đánh giá trên 302 trường hợp:

  • Phản ứng nhạy cảm: sốc 6 trường hợp (2,0%), mề đay 17 trường hợp (5,6%).
  • Huyết học: giảm tiểu cầu 20 trường hợp (6,6%), thiếu máu 10 trường hợp (3,3%), dễ chảy máu 4/115 trường hợp (3,5%), giảm bạch cầu 14 trường hợp (4,6%).
  • Gan: tăng amoniac huyết 12/96 (12,5%), hạ protein huyết 43/112 (38,4%), tăng nồng độ albumin huyết 20/96 (20,8%), tăng nồng độ fibrinogen huyết 23/124 (18,5%).
  • Thận: phù 10 trường hợp (3,3%), tăng BUN 3 trường hợp (1,0%).
  • Tụy: hoại tử đảo Langerhands 1/103 (0,91%), tăng amylase huyết tương 1 trường hợp (0,3%).
  • Thần kinh não: rối loạn chức năng não (kể cả rối loạn chức năng cơ quan) 5 trường hợp (1,7%), co giật 6 trường hợp (2%).
  • Tiêu hóa: buồn nôn 103 trường hợp (34,1%), ói mửa 89 trường hợp (29,5%), biếng ăn 63 trường hợp (20,9%).
  • Tác động khác: sốt 43 trường hợp (14,2%), khó chịu 28 trường hợp (9,3%).

THỬ NGHIỆM PHI LÂM SÀNG

Độc tính cấp: LD50 (x104 KU/kg)

I.V.I.P.S.C.
Chuột nhắt95,7240,0210,0
Chuột cống33,336,136,1

Độc tính mạn:

Tiêm phúc mạc cho chuột với liều 500-91.000 KU/kg trong 6 tháng, chán ăn và chậm tăng trưởng được nhận thấy ở giai đoạn đầu của thí nghiệm; sung huyết và phù ở lá lách, thoái hóa mỡ và sung huyết ở gan, sung huyết và hư thận, hư thận và thoái hóa tinh trùng ở tinh hoàn đã được quan sát thấy không phụ thuộc liều.

Gây dị dạng:

Tiêm tĩnh mạch chuột nhắt và tiêm phúc mạc chuột cống ở liều 1.000 KU/kg hoặc hơn, chậm tăng trưởng, dễ tử vong, thoát vị não, bất thường ở đốt sống ngực và xương sườn, chậm tạo xương được quan sát thấy.

CHỈ ĐỊNH

Bệnh bạch cầu cấp tính (gồm cả trường hợp mạn tính chuyển thể cấp tính), u limphô ác tính.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tránh sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với L-asparaginase.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

  • Viêm tụy cấp có thể xảy Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có những triệu chứng như đau bụng, nôn, tăng enzym tụy như amylase, phải ngưng thuốc và xử trí thích hợp.

Tiểu đường nặng có thể xảy ra. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong quá trình trị liệu. Nếu có những triệu chứng như khô miệng khát nước, đa niệu, phải ngưng trị liệu và xử trí thích hợp.

  • Leunase có thể gây những phản ứng bất lợi như suy tủy xương, vì vậy, cần theo dõi thường xuyên những xét nghiệm về huyết học, xét nghiệm chức năng gan thận…, nếu có hiện tượng bất thường, phải giảm liều hoặc ngưng thuốc. Việc trị liệu trong thời gian dài cần phải được thực hiện với sự theo dõi kỹ lưỡng do những phản ứng bất lợi trên có thể rất nghiêm trọng và kéo dài.
  • Cần chú ý đặc biệt đến sự xuất hiện hay sự trầm trọng thêm của các khả năng nhiễm khuẩn và xuất huyết
  • Thận trọng khi trị liệu cho trẻ em, theo dõi những biểu hiện ban đầu có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi
  • Việc trị liệu cho trẻ em và những bệnh nhân còn khả năng sinh sản cần phải thận trọng vì có sự ảnh hưởng lên cơ quan sinh dục

Thận trọng lúc dùng:

Cần thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Viêm tụy hay có tiền sử viêm tụy (làm trầm trọng thêm hoặc gây tái phát).
  • Rối loạn chức năng gan (tăng amoniac huyết có thể dễ dàng xảy ra).
  • Rối loạn chức năng thận (tăng nitơ huyết có thể xảy ra).
  • Suy tủy (làm trầm trọng thêm).
  • Đang mắc những bệnh nhiễm khuẩn (sự nhiễm khuẩn có thể trầm trọng hơn vì suy tủy).
  • Đang mắc bệnh thủy đậu (có thể gây rối loạn toàn thân, nguy cơ tử vong).

Lưu ý khi sử dụng:

  • Trước khi sử dụng: 0,1 ml nước muối sinh lý chứa 1-10 KU Leunase tiêm dưới da và theo dõi bệnh nhân trong 30 phút đến 1 giờ để phát hiện những phản ứng bất thường nếu có.

Sử dụng ngay sau khi pha.

  • Đường sử dụng: Leunase chỉ được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

L-asparaginase đã được báo cáo là có thể gây quái thai ở động vật thí nghiệm. Do đó, không nên sử dụng cho phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai.

Chưa có kết luận về sự an toàn trong thời kỳ cho con bú. Tốt hơn cả, nên ngưng cho con bú nếu bệnh nhân cần trị liệu.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Trong nhiều trường hợp, thuốc được sử dụng kết hợp với những thuốc ung thư khác và gây nên tác dụng hợp lực. Tuy nhiên, cần có những lưu ý đặc biệt đến khả năng xảy ra những phản ứng phụ và phải nghiêm ngặt tuân theo liều chỉ định.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Dạng nặng:

  • Sốc: triệu chứng sốc có thể xảy Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào như lơ mơ, co giật, hạ huyết áp, ớn lạnh, sốt, nôn mửa, phải ngưng thuốc lập tức và xử trí thích hợp.
  • Những rối loạn nghiêm trọng về đông máu (tăng Fibrinogen, Plasminogen, AT-III, Protein …) như xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết phổi có thể xảy ra. Cần theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm cận lâm sàng trong quá trình trị liệu. Nếu có những bất thường xảy ra, phải ngưng thuốc và xử trí thích hợp.
  • Viêm tụy cấp: do có thể xảy ra viêm tụy cấp, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thậ Nếu có bất cứ triệu chứng nào như đau bụng, nôn mửa, tăng enzym tụy như amylase, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.

Viêm tụy cấp có thể làm rối loạn chức năng bài tiết của tuyến tụy (hoại tử đảo Langerhans) gây tiểu đường. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như khô miệng, khát nước, đa niệu, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.

  • Tăng amoniac huyết: gây rối loạn khả năng ý thứ Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận bằng những xét nghiệm định kỳ. Nếu có những bất thường nào xảy ra, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.
  • Hôn mê: có thể xảy ra hôn mê, rối loạn ý thức, mất định hướ Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có những triệu chứng bất thường xảy ra, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp.
  • Rối loạn tổ chức não: tử vong đã từng được ghi nhận vì có sự rối loạn tổ chức não ở diện rộng

Những phản ứng bất lợi khác:

  • Mẫn cảm: các phản ứng mẫn cảm như nổi ban
  • Huyết học: giảm tiểu cầu, thiếu máu…
  • Gan: rối loạn chức năng gan, gan ứ mỡ…
  • Thận: protein niệu, thiểu niệu, nitơ huyết, phù.
  • Tiêu hóa: biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy
  • Tâm thần: khó chịu, đau đầu, ngủ gà, lo lắng
  • Triệu chứng khác: sốt, đau mạch, gây bất thường trong sự dung nạp đường, tăng lipid huyết

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều lượng:

Thông thường, truyền tĩnh mạch 50-200 KU/1 kg/1 ngày, điều trị mỗi ngày hay cách ngày. Liều này có thể điều chỉnh tùy theo tuổi tác và thể trạng lâm sàng.

Cách dùng:

Leunase inj. được hòa tan bằng 2-5 ml nước cất pha tiêm. Sau đó, pha loãng bằng 200-500 ml dịch truyền và sử dụng.

QUÁ LIỀU

Sự quá liều có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như suy giảm chức năng tủy xương mà có thể đề phòng tránh được. Trong trường hợp thiếu chất giải độc chuyên biệt, dùng một lượng lớn thuốc có nhóm SH như vitamine B2, B6, C và glutation sẽ có tác dụng bất hoạt thuốc nhờ tăng tốc quá trình chuyển hóa phân hủy.

BẢO QUẢN

Hạn dùng: 2 năm (sử dụng trước hạn ghi trên nhãn). Bảo quản ở nhiệt độ mát (dưới 15oC).

0/50 ratings
Bình luận đóng