Các thuốc giảm đau làm giảm hay mất cảm giác đau mà không gây ra mất tri giác. Người ta phân biệt:
ĐAU THỰC THỂ: các cảm giác đau này gắn với sự kích thích quá mức các sợi thần kinh cảm giác của cơ thể và nội tạng nằm trong da, các khớp xương, các cơ vân và các tổ chức khác. Các thuốc giảm đau có tác dụng ngoại vi (aspirin, paracetamol và giảm đau không Steroid) thường có hiệu quả. Khi không có kết quả, người ta phối hợp các loại thuộc nhóm opi nhẹ (codein, dextropropoxyphen).
Các cơn đau dai dẳng có nguồn gốc ung thư phải được chữa thường xuyên (và không phải theo yêu cầu) bằng morphin bắt đầu bằng đường uống, không kết quả thì bằng tiêm dưới da.
ĐAU DO THẦN KINH: cơn đau này liên đối với thần kinh của một dây thần kinh ngoại vi (chèn ép, sự hình thành một khối u, đau của chi ma), một tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (chèn ép tủy sống, hội chứng đồi) hay cường giao cảm gây đau. Các cơn đau này thường kháng lại các thuốc giảm đau ngoại vi và cả với thuốc giảm đau họ opi. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng hay là Carbamazepin có thể có tác dụng hơn.
Bảng 1.1. Một số thuốc được lưu hành dưới tên thông dụng quốc tế hay tên thông dụng của hoạt chất trong thuốc
Acebutolol | Dinitrat isosorbit | Naloxon |
Adrenalin | Diosmin | Neomycin |
Allopurinol | Dipyridamol | Nifepidin |
Alphachymotrypsin | Dopamin | Nifuroxazid |
Altizid Spironolacton | Doxorubixin | Ornidazol |
Amoxicillin | Doxycyclin | Oxybuprocain |
Ampicillin | Econazol | Papaverin |
Atenolol | Erythromycin | Paracetamol |
Atropin | Etoposid | Pilocarpin |
Bacitracin | Fenofibrat | Piperacillin |
Benzododecinium | Fenproporex | Piperazin |
Bleu methylene | Fentanyl | Piroxicam |
Bromazepam | Flunitrazepam | Procain |
Bropacestrol | Fluoro uracil | Propanolol |
Butobarbital | Folinat calci | Protamin |
Calcitonin | Furosemid | Pyrodoxin |
Carbocistein | Gentamicin | Quinin |
Carnitin | Glucagon | Rifamycin |
Cefalexin | Heparin calci | Somatostatin |
Cefalotin | Heparin natri | Sorbitol |
Cefalozin | Dầu parafin | Spiramycin |
Cefradin | Hyalunoridase | Spironolacton |
Chloramphenicol | Hydrocortison | Succinimid |
Chlorua benzalbonium | Ibuprofen | Sucralfat |
Chymotrypsin | Indapamid | Sultoprid |
Cimetidin | Isoprenalin | Testosteron |
Cisplatin | Ketamin | Tetracyclin |
Citicolin | Ketoprofen | Thiocolchieosid |
Citrat betain | L.thvproxin | Thiotepa |
Clonidin | Lactulose | Thrombase |
Codethylin | Lidocain | Tiaprid |
Colchicin | Loperamid | Tobramycin |
Cortison | Manitol | Tretitoin |
Cotrimazol | Medryson | Trimebutin |
Cotrimoxazol | Meprobamat | Trinitrin |
Cromoglycat natri | Methotrexat | Tropicamid |
Desonid | Methyldopa | Urokinase |
Diazepam | Methylprednosilon | Valproat natri |
Diclofenac | Metoclopramid | Vancomycin |
Digitalin | Metronidazol | Verapamil |
Digoxin | Mianserin | Vinblastin |
Dihydro ergotamin | Minoxidril | Vincristin |
Dihydro ergotoxin | Morphin | Yohimbin |
Diltiazem | Nalorphine |
ĐAU TÂM LÝ: người ta nhận thấy đau khi không có tổn thương thực thể để giải nghĩa cơn đau và đôi khi phối hợp với một trạng thái trầm cảm (có thể nặng, với xu hướng tự sát) hay với một rối loạn thần kinh chức năng; cơn đau không giảm nhẹ bằng các thuốc giảm đau nhưng cần đến các thuốc an thần (benzodiazepin), các thuốc hướng thần khác và tâm lý liệu pháp.
Trong mỗi trường hợp, cần dùng các thuốc giảm đau thích hợp nhất theo mức độ và loại cơn đau, vừa tôn trọng thứ tự sử dụng các thuốc như sau:
Thuốc chống viêm không steroid dùng liều thấp như thuốc giảm đau