Khái niệm

Tào Tạp còn gọi là Tâm tào (hoặc Tào tâm) là một chứng trạng thường gặp ở vùng Vị quản có cảm giác khó chịu. Sách Loại chứng trị tài nói: “Chứng tào thuộc Vị, tục có sáu loại Tâm tào, không đúng. Chứng trạng giống như đói mà không phải đói, giống như đau mà không ra đau trong bụng cồn cào không yên, hoặc kiêm chứng ợ hơi bĩ đầy, dần dà đến nuốt nước chua, ẩm ứ đọng, phía trước ngực đau âm ỉ”. Chứng Tào tạp trên lâm sàng thường đồng thời xuất hiện với các chứng ợ hơi, nuốt nước chua,buồn nôn, nôn khan, dưới Tâm bĩ, VỊ quản đau .v.v…

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tào tạp do thương thực: Có chứng trạng cồn cào nuốt nước chua, ợ hơi buồn nôn, trong Vị cuồn cuộn muốn mửa, sợ ngửi mùi đồ ăn, bụng trướng đầy, nếu mửa được thì các chứng giảm ngay, hoặc hôi niệng, rêu lưởi nhớt hoặc đại tiện mùi hôi chua; rêu lưỡi và mạch có thể bình thường.

Tào tạp do Vị nhiệt: Có chứng cồn cào mà trong Vị có cảm giác cay xót rõ rệt, hoặc thường có cảm giác chua nóng, hôi miệng nuốt nước chua, hoặc mỗi sáng dậy thường mửa ra nước chua vài ngụm, ban ngày thì bình thường, hoặc táo bón rêu lưỡi vàng, mạch Hồng hoặc Hoạt.

Tào vị do Vị hàn: Có chứng cồn cào miệng ứa ra nước trong mà chua, hoặc kiêm chứng đau, Vị quản, gặp hàn lạnh hoặc ăn các thức lạnh thì bệnh tăng, nếu được ăn uống đồ nóng thì giảm nhẹ hoặc khỏi dần, bụng bĩ đầy hoặc kém ăn, chân tay mình mẩy đau mỏi, hụt hơi, mặt nhợt lưỡi nhạt, mạch Tế.

Tào tạp do Can Vị bất hoà: Có chứng cồn cào nuốt nước chua, ngực bụng trướng đầy, đau sườn, đắng miệng, buồn bôn, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Tế.

Phân tích

  • Chứng Tào tạp là biểu hiện lâm sàng của bệnh chứng Trung tiêu Tỳ Vị: Nếu do thương thực gây nên, tất có bệnh sử về ăn uống tổn thương đến Vị phủ, cho nên biểu hiện chứng trạng thương thực như bụng trướng muốn mửa, sợ ngửi mùi thức ăn, nếu mửa được ra thì mọi chứng giảm hết; có thể dùng thuốc tiêu đạo thông trệ, cho uống Bảo hoà hoàn gia giảm.
  • Tào tạp do VỊ nhiệt với Vị hàn, một thuộc Nhiệt chứng, một thuộc Hàn chứng: Vị nhiệt thì cồn cào nuốt nước chua mà có cảm giác cay xót, Vị hàn thì cồn cào miệng trào nước trong vị chua, được ấm thì giảm.VỊ nhiệt nên theo phép thanh Vị hoả ở trung cung. Vị hàn nên theo phép ấm Tỳ Vị trung thổ. Loại trên, dùng Việt cúc hoàn hợp Tả kim hoàn gia giảm. Loại sau thì dùng Hương sa Lục quân tử thang gia giảm.

Nếu Can uất không thư thái, hoành nghịch phạm VỊ đên nỗi Can Vị bất hoà mà cồn cào thì là do “Can mộc lay động trung thổ, cho nên trung thổ bị quấy rối không yên mà cồn cào vẻ như đói, thường tìm ăn để tự cứu, nếu được ăn chút ít thì giảm cồn cào ngay, nhưng giảm rồi lại phát “ (Trương thị y thông), tất kiêm phải chứng Can khí uất trệ như có các chứng trạng ngực khó chịu, đau sườn, đắng miệng, buồn nôn, mạch Huyền, Điều trị theo phép sơ Can hoà Vị, dùng, phương Tiêu giao tán hợp Tả Kim hoàn gia giảm hoặc dùng Sài bình thang gia giảm.

Trích dẫn y văn

  • Tào tạp là đờm nhân hoả động, trước tiên phải trị đờm, dùng Hoàng liên sao gừng cho vào thuốc chữa đờm. Dùng sao Sơn chi tử, Hoàng cầm làm quân, Nam tinh, Bán hạ, Trần bì làm tá: nhiệt nhiều thì gia Thanh đại… Người béo bị Tào tạo, dùng Nhị trần thang thêm chút ít xuyên khung, Xương truật, sao Sơn chi tử (Đan khê Tâm pháp – Tào Tạp).
  • Chứng Tâm tào giống như đói lại phiền bực (Tào tạp – Y học nhập môn).

Tóm lại, chứng Tào tạp phần nhiều do Tỳ Vị bất hoà hoặc tổn thương Tỳ hư gây nên, cho nên điều trị trường hỢp này không thể không chiếu cố Tỳ khí trước tiên.Nhưng cổ nhân gặp trường hợp này, tất cả luận trị về đờm hoả, tôi sợ chuyên dùng thuốc hàn lương thì Vị khí hư hàn không mạnh được, trái lại ngày càng tăng, dần dà dẫn đến loại Phiên Vị ế cách ợ hơi buồn nôn, từ đấy mà bệnh phát triển thêm (Tạp chứng mô – Cảnh nhạc toàn thư).

5/51 rating
Bình luận đóng