Thuốc giảm đau với tác dụng ngoại vi (không có thuốc phiện): chúng tác dụng lên cơ chế cảm thụ đau ở mức của các tổn thương,do ức chế việc tổng hợp các prostaglandin.

– Aspirin, paracetamol: các thuốc này được kê đơn trong nhức đầu, đau răng, đau kinh nguyệt, các cơn đau ở hệ vận động, v.v. Noramidopyrin có thể gây ra mất bạch cầu hạt, đôi khi dẫn đến tử vong nên việc sử dụng phải rất hạn chế.

  • Thuốc chống viêm không steroid ở liều thấp: cùng một chỉ định. Liều giảm đau thường bằng 50% liều chống viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid với liều thông dụng: được dùng các các cơn đau viêm do bệnh thấp, bệnh khớp hay bệnh thấp ngoài khớp.

Thuốc giảm đau với tác dụng trung ương (họ thuốc phiện): chúng tác dụng lên sự dẫn truyền tín hiệu đau qua các chung chuyển ở tuỷ sống hay não thất.

  • Có tác dụng tương đối yếu: codein, dextropropoxyphen, V., sự phối hợp với paracetamol cho phép đạt được một tác dụng giảm đau hiệu quả hơn.
  • Chủ vận – đối vận: các chất này như buprenorphin, pentazocin, nalbuphin, có tác dụng chủ vận với một số các thụ thể opioid và các tác dụng đối vận với các thụ thể khác; chúng biểu hiện một nguy cơ nhẹ vể lệ thuộc thuốc.
  • Thuốc chủ vận cường morphin chính hiệu (“gây nghiện” hay “dạng opi”): đầu dẫy là morphin, còn có nhiều chất tổng hợp tiếp theo; các thuốc này được dùng trong các cơn đau cấp hay mạn tính trầm trọng do các tổn thương thực thể, không thuyên giảm với các loại thuốc giảm đau khác; các chất này gây nên sự lệ thuộc thuốc. Trong các cơn đau do ung thư, thuốc được chọn lựa là morphin mà nguyên tắc là cho uống khi có thể trong khi không nên dùng loại chủ vận – đổi vận do thời gian tác dụng ngắn như pethidin.

Các thuốc phụ hay giống như giảm đau: một số thuốc rất có ích trong điều trị cơn đau, có thể do chính các tính chất dược lý của chúng làm giảm đau, có thể là một tác dụng giảm đau cộng hợp với các thuốc giảm đau thông dụng.

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (họ imipraminic): chúng có ích trong các cơn đau vô căn như đau hậu zona, viêm đa dây thần kinh và bệnh lý thần kinh do tiểu đường, đau chi ma.
  • Thuốc chống động kinh: Carbamazepin và clonazepam được dùng trong đau dây thần kinh tam thoa hay thần kinh lưỡi – hầu.
  • Thuốc chốg co thắt: các thuốc kháng phó giao cảm và các thuốc chống co thắt cơ có thể làm dịu các cơn đau do viêm đại tràng co thắt, cơn đau quặn mật hay thận…
  • Các thuốc dẫn xuất của phenothiazin ức chế thần kinh (chlorpromazin, levomepromazin) hay của butyophenon (haloperidol, droperidol).
  • Các corticoid: có một khả năng giảm đau riêng và các tác dụng chống phù nề mạnh.
  • Trinitrin: kinh điển trong đau thắt ngực.
  • Thuốc kháng acid dạ dày: làm dịu nhanh cơn đau do loét và do viêm thực quản do rối loạn tiêu hoá.

Đau là một hiện tượng phức tạp mà ngưỡng cảm giác tuỳ thuộc mỗi cá thể, tinh thần và các yếu tố cảm xúc của họ. Tác dụng giả dược có một vai trò quan trọng trong việc điều trị cơn đau và các thuốc giảm đau yếu hay không giảm đau có thể có tác dụng kinh ngạc.

CÁC THUỐC GIẢM ĐAU NGOẠI VI (không có thuốc phiện)

Các thuốc này tác dụng ở mức ngoại vi, có thể do ức chế việc tổng hợp các prostaglandin, do làm giảm độ nhậy của các thụ thể hay đầu tận của các sợi thần kinh ở chỗ kích thích đau. Chúng không gầy ra sự dung nạp dược lý hoặc sự lệ thuộc của cơ thể. Cũng xếp vào loại này còn có một số các thuốc chống viêm không steroid khi chúng được dùng với liều thấp. Người ta phân biệt:

  • Acid acetylsalicylic (Aspirin) và các thuốc khác thuộc họ salicylic: các thuốc này có thể dụng trong các cơn đau vừa phải, cũng có tác dụng hạ sốt và chống viêm.
  • Paracetamol: có thể thay cho thuốc họ salicylic khi dạ dầy không dung nạp được aspirin; trong các cơn đau nặng, người ta cho liều 4g/ngày.
  • Thuốc chống viêm không Steroid: các thuốc này thích hợp hơn với các hội chứng đau cấp hay mạn tính kèm theo sưng viêm (sự tham gia của các prostaglandin). Hay được dùng trong bệnh thấp và bệnh gut, chúng đôi khi tỏ ra cũng hiệu quả như các thuốc giảm đau thuộc họ opi trong các ung thư có di căn vào xương.

Các loại thuốc giảm đau khác có tác dụng ngoại vi

Benorilat

Longalcic ® (Evans)

Salipran ® (Evans)

Este của acid acetylsalicylic với paracetamol; sau khi cho dùng theo đường uống, benorilat được thuỷ phân trong máu thành acid acetylsalicylic và paracetamol.

Được dùng như thuốc giảm đau ngoại vi và như thuốc hạ sốt với liều 2 – 4 g mỗi ngày cho người lớn.

Carbasalaicalci

Solupsan ® (Upsa)

Tiền chất của aspirin, có cùng tính chất như thuốc này.

Liều lượng: theo đường uống 0,5 – lg mỗi ngày trong 1 đến 3 lần (tối đa 6g/ngày).

Diflunisal

Dolobis ® (M.s & D – Chibret).

Dẫn xuất salicylic, có mang một nhóm difluoro phenyl, có tác dụng kéo dài (thời gian bán thải huyết thanh từ 8 đến 12 giờ) ở liều lượng khuyến cáo có tác dụng giảm đau ngoại vi.

Liều lượng: 0,5 – 1 g mỗi ngày chia 2 lần.

Ethenzamid

Trancalgyl ® (Innothéra).

Dẫn xuất salicylic được dùng như thuốc giảm đau và hạ sốt với liều 2 – 4g mỗi ngày, chia làm 3 – 4 lần.

Nefopam

Acupan ® (Biolodex)

Tên khác: fenazoxin

Tính chất: tiêm bắp sâu hay tĩnh mạch chậm (trong 5 phút, người bệnh nằm) liều 20mg, có thể nhắc lại sau 6 giờ tới liều tối đa 120mg trong 24 giờ. Giảm liều ở người có tuổi, người bị thiểu năng thận hay gan. Thời gian bán thải huyết thanh trung bình là 4 giờ.

Chống chỉ định:

  • Động kinh hay các tiền sử co giật rối loạn.
  • Nguy cơ tăng nhãn áp góc đóng.
  • Nguy cơ đọng nước tiểu do trở ngại đường tiểu tiện – tiền liệt tuyến.
  • Thiểu năng gan hay thận kéo dài.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Có thai (chưa xác định có thực sự vô hại), cho con bú (thấm vào sữa mẹ),

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Khô miệng, rối loạn tiểu tiện, nhịp tim nhanh.
  • Quá liều: bị kích động (cần dùng diazepam).

Tương tác: với các thuốc kháng tiết cholin (tăng tác dụng kiểu atropin); với các thuốc chống trầm cảm IMAO (tránh phối hợp); với paracetamol (tăng tác dụng tương hỗ).

Phenacetin

Dạng phối hợp:           Hémagène

Tailleur ®, Polypirine ®, Thermalgine Vitamin c ®.

Gây độc đáng kể với thận và gan.

0/50 ratings
Bình luận đóng