Khi bạn ngồi trên ghế đọc sách thoải mái, cơ thể bạn đang diễn ra rất nhiều những phản ứng sinh hóa, nhưng bạn thường phớt lờ những phản ứng đó. Những phản ứng đó bao gồm chớp mắt, nhịp đập của tim, thở liên tục, tuy chúng ta có thể không chế hơi thở của mình bằng ý chí, nhưng đa số thời gian cũng thuận theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Chúng tôi có cảm giác rất cần phải hô hấp, dường như cảm thấy mình không được thứ đủ, mà cần phải điều khiển hệ hô hấp của mình một cách có ý thức. Nói một cách khác, nghĩa là cảm thấy thở sốc. Thông thường sau một công việc nặng nhọc hoặc một việc làm tốn nhiều sức lực, cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng trên, cũng như bạn bởi một cự ly dài hoặc leo vài tầng lầu có cảm giác như thở không ra hơi.
Ngoài ra những thay đổi về tâm trạng như lo lắng, stress, căng thẳng, u buồn cũng mang lại triệu chứng như trên.
Thông khí quá độ là một thói quen với dạng thần kinh, người bệnh luôn tự cảm thấy trong cơ thể thiếu không khí, không ngừng thở sâu, mong dựa vào động tác này mà thỏa mãn yêu cầu khát khao về không khí của cơ thể, nhưng lại chưa lần nào được thỏa mãn, hiện tượng trên đã trở thành một vòng luẩn quẩn không bao giờ hết ! Chính sự khát khao hô hấp này làm rối loạn sự cân bằng giữa oxy và CO2, cuối cùng dẫn tới nhức buốt toàn thân, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu ! Thông thường những ai có cuộc sống quá căng thẳng đều có hiện tượng như vậy, chính hiện tượng này gây hậu quả tổn thọ ; tuy nhiên chỉ cần được khuyên giải, an ủi hoặc sau khi dùng thuốc an thần, cho tâm trí thư giãn, sẽ cải thiện được chứng bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể úm miệng mũi vào túi giấy để thở, nhằm bổ sung CO2 bị mất trong máu, giữ cân bằng hóa học trong máu, sẽ làm tiêu giảm triệu chứng thông khí quá độ.
Tuy nhiên thông khí quá độ cũng có thể là một phản ứng tự nhiên xuất hiện khi cơ thể thực sự thiếu oxy, lúc này để duy trì đầy đủ oxy cho cơ thể, phải hít vào rất nhiều không khí. Cho nên khi bạn bị đưa lên núi cao (những ngọn núi ở vào độ cao 4.800m), hoặc là áp suất hạ thấp trong máy bay, cũng khiến bạn có cảm giác như thở không ra hơi.
Khi ta được cung cấp đầy đủ oxy, cũng cần phải đưa oxy vào thẳng phổi một cách thuận lợi mới được. Một khi khí quản bị tắt nghẽn bởi vật lạ sẽ khiến người ta cảm thấy bị thứ sốc, thứ không ra hơi. Cho dù oxy đi thẳng vào phổi, nếu như có quá nhiều biến chứng về tổ chức phổi, hoặc phổi bị viêm ; hoặc bị thương (do tắt nghẽn bởi huyết khối), hoặc từng làm phẫu thuật cũng khiến oxy không thể đi đủ vào máu.
Cho dù hàm lượng oxy đầy đủ, phổi cũng bình thường, nhưng tim không thể hoạt động bình thường, cũng khiến người ta thở không ra hơi. Tuy có đầy đủ oxy được dựa vào máu từ phổi nhưng do tim yếu, không thể chuyển tải lượng máu chứa oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Khi bị chứng bệnh tim cấp dễ có triệu chứng trên, và khi trái tim bị bệnh suy yếu dần, cũng có triệu chứng tương tự.
Chức năng tim bình thường, nhưng lại bị thiếu máu nghiêm trọng, thiếu hồng cầu chuyển tải hoặc phóng thích ôxy một cách đầy đủ, cũng có thể gây nên triệu chứng thở sốc. Cho dù cơ thể có hồng cầu đầy đủ, nhưng bản thân hồng cầu có ra vấn đề không thể chuyển tải và phóng thích oxy một cách bình thường, ví dụ như một vài hóa chất, chất gây ô nhiễm hoặc những thuốc do bác sĩ kê toa đều có thể phá hoại hồng cầu.
Cho dù các cơ chế nêu trên được hoạt động bình thường đưa oxy đến các bộ phận trên cơ thể một cách đầy đủ, nhưng một khi cơ thể cần rất nhiều oxy, cũng có thể xảy ra hiện tượng thở sốc. Cụ thể như lên cơn sốt, ung thư lan tràn, cường giáp, cơ thể cần rất nhiều oxy. Nói chung những biến chứng khiến trao đổi chất của cơ thể tăng nhịp độ đều có thể dẫn đến triệu chứng thiếu oxy, chính vì thế người bệnh cần tăng nhịp thở, để thỏa mãn nhu cầu của các tổ chức bên trong cơ thể, có một số thuốc gây kích thích thần kinh trung khu hô hấp trong não, khiến thở khó và dẫn đến triệu chứng thở sốc, điều này cũng như người quá mập leo cầu thang. Sở dĩ họ cảm thấy mệt và thở hổn hển, chính vì quá nhiều mỡ khiến ngực không thể hoạt động bình thường, phổi không nở đủ để hấp thụ đầy đủ không khí.
Nói chung khi xảy ra triệu chứng thở sốc, cần phải tìm ra nguyên nhân thực sự. Trước khi bạn tới bác sĩ, có thể tham khảo một số chẩn đoán như sau :
- Nếu như bạn đang bị stress cảm thấy thở không ra hơi và chóng mặt hoa mắt, chân tay đau buốt, nằm xuống giường không có triệu chứng ho, có thể do thông khí quá độ. Hiện tượng thở sốc trong lúc này không phải xuất phát từ sinh lý, hay những chứng bệnh phủ tạng nào khác.
- Nếu như bạn quá béo lại ít vận động, có thói quen hút thuốc, chỉ cần động đậy sơ sơ cũng thở hổn hển, bạn dứt khoát phải giảm cân, tập thể dục thường xuyên, và cai thucíc Ị Sau đó bạn sẽ không còn có hiện tượng thở không ra bơi nữa.
- Nếu như mắc phải chứng bệnh tim như đau thắt tim, biến chứng van tim dạng thấp, hoặc có hiện tượng huyết áp cao lâu ngày, người bệnh sẽ bị phù chân vào buổi tối, triệu chứng thở không ra hơi, lúc này chính là do bệnh suy tim ! Phổi sẽ bị sung huyết, làm giảm khả năng chuyển tải oxy vào hệ tuần hoàn trong quá trình hô hấp. Ngoài ra bệnh tim cấp cũng dẫn đến triệu chứng như trên (nhưng chân không bị phù).
- Khi bạn lên đồi trong mùa lạnh, có cảm giác thở không ra hơi ư ? Chỉ cần dừng chân thì thấy khỏe hơn ư ? Rất có thể là triệu chứng hẹp van tim tức là đau thắt ngực. Cũng có một vài trường hợp người bệnh không có triệu chứng đau ngực, nhưng khi tập thể thao lại có hiện tượng thở sốc và thở không ra hơi.
- Khi trẻ con đang chơi đùa vui vẻ, đột nhiên xảy ra hiện tượng hen suyễn, mà bản thân trẻ không phải người bệnh suyễn, rất có thể do nuốt vào những vật lạ như đồ chơi, đậu phông v.v… cần phải đưa đi cấp cứu ngay.
- Đối với những tay nghiện ngập có hiện tượng ho khan, một khi xuất hiện triệu chứng thở không ra hơi, và bị sụt cân, có khả năng mắc phải bệnh ung thư phổi !
- Dù bạn có hút thuốc hay không, nếu cứ xuất hiện hen suyễn lặp đi lặp lại, hoặc ho lâu ngày kèm theo hen suyễn, đầu ngón tay và ngón chân bị biến dạng có hình dáng như một cái muỗng canh, đây có thể là triệu chứng sưng phổi hoặc ung thư phổi.
- Khi bạn bị thức giấc vào buổi tối do thở không ra hơi, nước bọt khạc ra có màu hồng, rất có thể vì bệnh tim bộc phát, cơ tim suy yếu, khiến máu ứ lại ở phổi, hình thành căn bệnh phù phổi, cần phải đưa đi cấp cứu ngay.
- Có khi bụi bẩn đi vào phổi cũng làm giảm chức năng thay hơi của phổi (để tải oxy).
Xưa kia vì thiếu dụng cụ bảo hộ lao động, người thợ mỏ thường bị thương ở phổi do nguyên nhân nêu trên. Thực ra, bất cứ ai sống trong môi trường nhiều bụi bẩn cũng có thương tật như trên.
Ngoài ra có nhiều loại nấm gây viêm nhiễm phổi cũng dẫn đến triệu chứng thở sốc.
- Người bệnh giãn tĩnh mạch nếu có cảm giác thở không ra hơi, ói ra máu tươi, dù có ho hay không, cũng có thể do triệu chứng có huyết khối tắc nghẽn ở phổi. Có lẽ huyết khối xuất phát từ tĩnh mạch trong hố chậu hoặc đùi lên theo đường máu đi vào phổi, gây nên hiện tượng tắc nghẽn. Thông thường những ai nằm liệt giường lâu ngày, hoặc ngồi máy bay với thời gian lâu, mang thai hoặc sau những cơn phẫu thuật rất dễ dẫn ra hiện tượng trên.
- Các bạn trẻ dù nam hay nữ đột nhiên cảm thấy thở không ra hơi, lúc này dù ngực có đau hay không, có ho hay không, cũng có thể do tràn khí màng phổi tự phát. Tràn khí màng phổi có nghĩa là một phần hoặc toàn bộ cơ quan phổi có hiện tượng xẹp, đó là do phổi xuất hiện những bọc hơi nhỏ, ngày thường không có triệu chứng, cho tới khi bọc hơi bị vỡ sẽ gây hiện tượng trên. Tích hơi của phổi được rò rỉ vào khoang ngực, dẫn tới hiện tượng phổi bị xẹp. Người bệnh tràn khí màng phổi chính là vì trong hơi phổi tồn tại quá nhiều chất khí, dẫn đến sự hình thành của bọc hơi. Một khi bọc hơi bị vỡ, sẽ nảy sinh hiện tượng phổi bị xẹp. Một khi có ai không biết pha rượu, đem trộn cồn dùng để massage vào một ly rượu để uống, khi bạn uống vào ly rượu đó, chính chất cồn massage ấy đã khiến hồng cầu của bạn mất khả năng chuyển tải oxy. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy thở không ra hơi, thở sốc ngày càng dữ dội, cần phải đưa đi cấp cứu ngay.
Dù hiện tượng thở sốc phát sinh đột ngột hay diễn ra liên tục, đều không nên coi thường. Tuy nhiên nhiều triệu chứng sau đó được kiểm tra cho thấy vô hại, nhưng cũng cần phải qua khâu kiểm tra kỹ càng, xác định bệnh tình, bạn mới có thể yên tâm.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : THỞ KHÔNG RA HƠI
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp khắc phục |
1. Stress về tâm sinh lý. | • Hiện tượng bình thường |
2. Thông khí quá độ. | • Điều trị tâm lý, lồng một túi giấy lên mũi miệng khi phát bệnh để thở, sẽ giảm được triệu chứng. |
3. Đi vào khu vực có độ cao thay đổi đột ngột. | • Bổ sung oxy. |
4. Tắt nghẽn bdi đường hô hấp. | • Loại bỏ vật tắc nghẽn. |
5. Bệnh phổi mãn . | • Điều trị bệnh phổi. |
6. Bệnh tim mãn hay cấp tính. | • Nghỉ ngơi và tăng cường chức năng tim bằng thuốc. |
7. Thiếu máu. | • Bổ sung máu. |
8. Biến chứng hồng huyết cầu. | • Điều chỉnh hiện tượng khác thường. |
9. Tăng nhu cầu về oxy của cơ thể. | • Điều trị. |
10. Dị ứng thuốc. 11. Mập. 12. Hút thuốc. 13. Hít vào vật lạ. 14. Môi trường nhiều bụi bẩn. | • Ngưng dùng thứ thuốc đó. • Giảm cân nhanh chóng. • Cai thuốc. • Lấy khỏi dị vật. • Cho điều tiết không khí hay dùng mặt nạ chống bụi. |
15. Huyết khối phổi. 16. Tràn khí màng phổi tự phát. | • Thuốc chống đông huyết. • Chữa bệnh cho phổi bị xẹp |
Xem chi tiết bệnh
Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe