• Khám vận động tự nhiên: thoạt tiên, bảo bệnh nhân thực hiện các động tác (co, duỗi, khép, xoay v.v…) và quan sát việc thực hiện động tác có dễ dàng không.
  • Khám cơ lực: sau đó, bệnh nhân vẫn thực hiện các động tác trên nhưng thầy thuốc cản việc thực hiện động tác và đánh giá cơ lực ở các phần cơ khác nhau, so sánh với phía bên kia. Cách khám này cho phép nhận biết:

+ Mức độ rối loạn vận động: liệt hoàn toàn hay bại.

+ Định khu rối loạn vận động: â trục thần kinh, ở rễ thần kinh, liệt một chi, liệt nửa người hay liệt nửa thân.

Một số định nghĩa

Bại: giảm cơ lực.

Liệt: hoàn toàn mất cơ lực.

Liệt nửa người: liệt một bên cơ thể.

Liệt nửa người chéo: liệt các chi ở một bên và liệt phần do một dây thần kinh sọ chi phối ở phía bên kia.

Liệt nửa thân: liệt nửa dưới cơ thể.

Liệt một chi.

Liệt hai chi: liệt hai chi trên hoặc hai chi dưới.

Liệt tứ chi: liệt cả 4 chi.

ĐỊNH KHU RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG

Tổn thương ở trục não-tuỷ: có đặc điểm là rối loạn toàn bộ các cơ do một dây vận động của sọ hay của tủy sống tương ứng với nguyên uỷ của dây thần kinh ngoại vi đó.

Tổn thương ổ rễ thần kinh: rối loạn vận động xảy ra ở một nhóm cơ được chi phối bồi một hay nhiều rễ trước dây thần kinh tuỷ. Tổn thương ở sừng trước tủy sống, hoặc ở rễ xuất phát từ đấy, hoặc ở dây thần kinh tủy từ đó đi ra. Cần chú ý là mỗi rễ trước chi phối nhiều cơ và mỗi cơ lại do nhiều rễ chi phối. Do đó, liệt do rễ dây thần kinh tủy bao giờ cũng xảy ra với một nhóm cơ. Giống như bị liệt, bệnh nhân có teo cơ vừa phải ở một nhóm cơ, vùng tương ứng bị mất phản xạ gân và có rối loạn về điện cơ. Các hội chứng rối loạn vận động do tổn thương rễ thần kinh tủy rõ hơn ở chi dưới.

  • Ở chi trên:

+ Liệt đoạn trên kiểu Duchenne-Erb: tổn thương C5 và C6 gây liệt cơ delta, cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước, cơ ngửa dài. Liệt đám rối cánh tay trên gây khép và xoay vai vào trong, kèm theo là cẳng tay úp sấp.

+ Liệt đoạn giữa: tổn thương C7, giống như liệt dây quay nhưng cơ ngửa dài không bị.

+ Liệt đoạn dưới kiểu Aran-Duchenne: tổn thương C8 và Dl, liệt các cơ bàn tay (mô cái, mô út, cơ liên cốt). Hội chứng Déjerine-Klumpke là tổn thương đám rối cánh tay dưới có kết hợp với hội chứng Claude Bernard-Horner.

  • Ở chi dưới: định khu rối loạn vận động không thật rõ. cần thăm khám mất cảm giác theo dải và teo cơ.

Liệt một chi: cả một chi bị liệt hay bị bại; có thể do một tổn thương ở sừng trước tủy sống cùng bên hoặc hiếm hơn là do một tổn thương khu trú ở vỏ não trước rãnh Rolando ở bên đối diện. Trong trường hợp đầu có liệt mềm; còn trong trường hợp sau thì có liệt cứng.

Liệt nửa thân: liệt hai chi dưới, trường hợp liệt hai chi trên rất hãn hữu.

  • Liệt mềm nửa thân: tổn thương các rễ dây thần kinh hay các dây thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương các nơron vận động nằm trong tủy sống chi phối các chi bị liệt ở cả hai bên.
  • Liệt cứng nửa thân: các cơ co cản trở cử động nhiều hơn là cơ bị liệt. Tổn thương tủy sống hay vỏ não ở cả hai bên.

Liệt nửa người: liệt hay bại một bên người, do tổn thương ở bán cầu não phía đối diện.

Dấu hiệu bị tổn thương chi dưới

  • Nghiệm pháp Barré: bệnh nhân nằm sấp, gấp hai cẳng chân bệnh nhân lại, tạo thành một góc vuông với đùi; cẳng chân bên tổn thương không giữ tư thế lâu bằng bên lành.
  • Nghiệm pháp Babinski: bệnh nhân nằm ngửa, hai tay bắt chéo trước ngực. Khi bệnh nhân cố gắng để ngồi lên thì đùi gấp về bên bị bại.
  • Dấu hiệu cơ cẳng chân trước của Strümpell: đùi gấp lại kèm theo gấp bàn chân.
  • Nghiệm pháp Grasset: bệnh nhân bị liệt nửa người có thể nhấc từng chi riêng rẽ nhưng không thể đồng thời nhấc cả hai chi được.
0/50 ratings
Bình luận đóng