Đối với những người bị ngộ độc do bị hấp thụ qua da lại càng phải chú ý. Cách rửa sạch da là nên sôi nước hoặc tắm, có thể dùng dụng cụ đựng dung dịch để rửa sạch, rửa sạch da bệnh nhân ở tất cả các bộ phận. Chú ý không để bệnh nhân lại tiếp xúc với nước vừa rửa cho bệnh nhân, càng không thể rửa cho bệnh nhân bằng cách cho vào trong bồn tắm to như bình thường được, tránh các chất độc của thuốc sâu lại ô nhiễm tiếp tục bám vào da bệnh nhân. Dung dịch rửa là thế dịch kiềm, vì đại đa số các loại thuốc sâu đều dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm, dùng nước xà phòng để rửa là cách làm đơn giản nhất. Riêng loại DDT mạnh thì không thể dùng nước xà phòng được, vì khi gặp kiềm có thể sẽ biến độc tố tăng .lên mạnh hơn cả DDVP, cho nên chỉ có thể rửa bằng nước sạch. Có người hỏi, có thể dùng xà phòng bột hoặc nước rửa bát bình thường để rửa cổ được không. Trả lời là không được, bởi vì xà phòng bột hoặc lọ nước rửa là loại nước tẩy tổng hợp, nhân tạo, có khả năng thay đổi được hóa chất, làm tăng thêm độc tố của thuốc sâu. Có người cho rằng đại đa số các loại nông dược là dung dịch mỡ, dùng cồn hoặc xăng pha loãng rồi có thể rửa sạch được hết. Thực ra làm như thế sẽ gây phản tác dụng, bởi vì làm như vậy vô hình chung lại làm cho thuốc sâu càng ngấm nhanh hơn vào cơ thể, đưa đến tác dụng ngược lại.
Nước rửa có nhiệt độ ấm, người bình thường sờ vào âm ấm là được, nước lạnh sẽ gây kích thích cho người bệnh, hơn nữa rửa bằng nước lạnh thường không sạch, nếu nóng quá lại làm cho mao mạch huyết quản lỗ chân lông mở rộng, làm tăng khả năng ngấm thuốc sâu vào cơ thể. Cần rửa thật triệt để, đặc biệt các chỗ bị ô nhiễm ở trên da, rửa đến khi nào không ngửi thấy mùi thuốc sâu mới thôi. Đối với các chỗ như tóc, móng tay, nách, chỗ lõm, lỗ hậu môn… là nơi rất dễ bị đọng lại cáu ghét, cần chú ý rửa nhiều lần, rửa thật sạch. Sau khi rửa sạch bằng dung dịch có kiềm, còn phải dùng nước sạch rửa tiếp 1 đến 2 lần nữa, sau đó phải qua từ 2 người trở lên ngửi kiểm tra xem đúng là không còn mùi thuốc sâu nữa mới thôi. Thời gian rửa thường kéo dài liên tục, nên từ 10 phút trở lên, khi thấy cần phải rửa nhiều lần. Đương nhiên không thể vì rửa ráy mà làm lỡ việc cấp cứu điều trị.
Nếu như mắt bị thuốc rơi vào, cần nhanh chóng dùng nước muối sinh lý hoặc nước Sôđa 2% để rửa mắt. Nếu nhất thời chưa có dung dịch để rửa, có thể dùng nước sạch cũng được. Nhưng đối với các ca ngộ độc thuốc DDT thì không được dùng nước Sôđa để rửa. Khi rửa cần lộn mí mắt ra để rửa, dùng dụng cụ nhỏ như ấm pha trà nhỏ đựng nước sạch nhỏ từng giọt vào để rửa. Không nên /dùng vải màn nhúng vào bát nước để rửa mắt cho bệnh nhân. Rửa như vậy vừa không sạch, nước rửa dùng đi lại nhiều lần cũng không hợp yêu cầu. Bệnh nhân có vết thương trên da bị nhiễm thuốc sâu, phải dùng nước muối sinh lý để sát trùng. Nếu do cấp bách quá, không tìm được nước muối sinh lý để sát trùng thì có thể pha nước muối ăn thành nước muối không sát trùng 1% để rửa cũng được. Thời gian phải rửa mắt, miệng vết thương và da, trước tiên cần rửa mắt, miệng vết thương rồi mới đến da, bởi vì thuốc sâu từ kết mạc mắt và miệng vết thương sẽ thâm nhập vào cơ thể với tốc độ nhanh hơn so với từ da.
Bất luận là bị ngộ độc thuốc sâu từ phương thức nào, chỉ cần bệnh nhân tỉnh táo, dùng nước muối hoặc nước Sôđa rửa nhiều lần, cho súc miệng và nôn ra. Do việc bị ngộ độc chủ yếu là do đi phun thuốc sâu hoặc đã hấp thụ qua miệng nên ở khoang miệng và họng cũng bị ô nhiễm lượng nhỏ thuốc sâu. Nếu như bệnh nhân bị hôn mê hoặc không thể hợp tác được, lúc đó cần cấp cứu ngay, dùng tăm bông, vải màn… cẩn thận lau thật sạch khoang miệng, nhưng chú ý đối với bệnh nhân hôn mê không được kích thích họng, tránh gây nôn oẹ, sẽ làm cho bệnh nhân nghẹt thở.