Tên khoa học:

Tri mẫu ( Rhizoma Anemarrhenae) là thân rễ khô của cây Tri mẫu ( Anemarrhenae Aspheloides) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae)

Tên khác: Liên mẫu, dã liêu, địa sâm.

Nguồn gốc:

Cây Tri mẫu
Cây Tri mẫu

Đây là thân và rễ Tri mẫu khô thuộc loài thực vật họ bách hợp.

Sản xuất chủ yếu ở Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Thiểm Tây v.v…

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Tri mẫu
Tri mẫu

Tri mẫu có hình dạng không đồng nhất, hoặc những thanh ngắn, những miếng nhỏ. Bề mặt mầu vàng, có những rể con màu vàng nhạt dày đặc. Mặt cắt có màu trắng hoặc màu trắng vàng nhạt, có thể thấy màu trắng là chủ yếu, xuyên suốt, rải rác có lộ ra những chấm khác màu. Phần rễ cọc chiếm phần lớn thân rễ. Chất hơi mềm, bẻ ra thấy có xơ như tơ; vị ngọt mà đắng, đưa lên mồm nhấm thấy dính. Loại nào chất cứng, mặt cắt có màu trắng vàng là loại tốt.

Thành phần hóa học:

Tri mẫu có chất Saponin gọi là Asphonin, ngoài ra có một số chất có tinh thể chưa xác định. Theo các nghiên cứu hiện đại, Tri mẫu hàm chứa nhiều chất nhầy, vitamin PP, chất dính, có tác dụng chống khuẩn, giải nhiệt, trấn tĩnh …

Tác dụng dược lý:

Hạ nhiệt: Đối với hư hoặc thực nhiệt, thuốc đều có tác dụng hạ nhiệt. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh Tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt rõ.
Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế mạnh các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn.
An thần: Thuốc làm giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh, ví dụ phối hợp với Hoàng bá làm giảm tính kích thích tình dục ( y học cổ truyền gọi là tả thận hỏa) phối hợp với Toan táo nhân làm giảm tính hưng phấn vỏ đại não, trị mất ngủ, phối hợp với Quế chi có tác dụng làm giảm đau đối với viêm khớp ( thấp khớp), phối hợp với Bạch thược trị chứng run co giật cơ ( do tăng hưng phấn thần kinh cơ).
Hóa đờm: Về mặt dược lý cổ truyền thuốc có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, tư thận bổ thủy.

Tính vị qui kinh:

Vị đắng, tính hàn qui kinh Tỳ, Vị, Thận.

Công dụng:

Tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt, tư âm, nhuận phế, sinh tân.

Hiện nay Tri mẫu thường được dùng làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi.

Liều thường dùng:

8 – 16g. Liều cao có thể dùng 30g.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng độc.

Ứng dụng lâm sàng:

  1. Dùng chữa chứng thực nhiệt: ở phần khí trong bệnh viêm nhiễm (bệnh ôn) phối hợp với Thạch cao có tác dụng giải nhiệt an thần.
  2. Dùng chữa chứng hư nhiệt: (âm hư nhiệt thịnh, chứng sốt chưng triều nhiệt, sốt về chiều, về đêm ra mồ hôi trộm, thường gặp trong các bệnh mạn tính hư nhược, sốt kéo dài như bệnh lao, ung thư, chất tạo keo,.) mạch trầm tế sác, thường phối hợp với Sinh địa, Miết giáp, Địa cốt bì, Đơn bì,. Bài thuốc thường dùng: Tri bá địa hoàn hoàn ( Tri mẫu, Hoàng bá 8 -12g, Sanh địa 12 – 20g, Đơn bì 12g, Sơn thù 12g, Sơn dược 12g – 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g sắc nước uống).
  3. Nhuận phế chỉ khái: dùng trị chứng âm hư phế nhiệt, ho khan trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kéo dài hoặc ho đờm vàng. Bài thuốc thường dùng: Nhị mẫu tán ( Tri mẫu, Bối mẫu mỗi thứ 12g) hoặc bài Tri mẫu tán (Tri mẫu 12g, Bối mẫu 8 – 12g, Sài hồ 8g, Hoàng kỳ 12g, Tử uyển 12g, Mã đầu linh 12g, Hạnh nhân 12g, Pháp Bán hạ 8 – 12g, Tang bạch bì 12g, Bạch phàn 2g, Khoản đông hoa 12g, sắc nước uống).
  4. Dùng chữa viêm đường tiết niệu mạn tính kéo dài: viêm thận có hội chứng âm hư hỏa vượng, có thể dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn uống với nước sắc Rễ tranh hoặc Kim ngân hoa có kết quả tốt nhất là đối với bệnh nhân đã nhờn thuốc trụ sinh.
  5. Dùng chữa viêm loét mồm, viêm họng mạn: có chứng hư nhiệt thường phối hợp Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy kiêng không dùng.

Người nào vị khí khuy tổn kiêng không dùng.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị đắng hơi ngọt, khí hàn, không độc, vào kinh Thủ thái âm và Túc thiếu âm, tính chìm mà giáng xuống, là âm ở trong dương dược, kỵ đồ sắt.

Chủ dụng:

Bổ Thận thủy, tả hỏa tà không có gốc, tiêu phù thũng, làm tá sứ thì lợi tiểu tiện, chữa được lỵ mới phát, đau dưới rốn, chữa sốt rét kinh niên phiền nóng, chữa lao nhiệt nóng trong xương, ra mồ hôi, bệnh truyền thi, truyền nhiễm, nhuận táo, giải khát, tiêu đờm, chỉ khái, trên thì thanh Phế kim mà tả hỏa, dưới thì nhuận Thận táo mà tư âm. Là thuốc phần khí của 2 kinh Phế, Thận. Lại nói: ngăn được chứng kinh sợ, hồi hộp, hạ được khí xuống, tả Vị hỏa, chữa phát ban, có thai đau bụng, khi đẻ khó nhọc thành chứng lao sản. (Biết mẹ của huyết nên gọi là Tri mẫu).

Cấm kỵ:

Không nên uống nhiều dề bị đi tả, lại nói uống nhiếu làm cho khí tiết ra, phàm chứng ho vì trong Phế hàn, khí của Thận hư thoát không có hỏa chứng và mạch Xích bên phải hư nhược thì cấm dùng.

Cách chế:

Cho vào thuốc thanh nhiệt thì nên dùng sống, cho vào thuốc bổ Thận thì sao với Muối và Rượu, lại nói muốn cho đi lên thì sao với Rượu.

Tri mẫu tả hỏa có thừa của kinh Thận, chỉ có chứng dương cang thịnh quá thì nên dùng. Nếu Thận hư mà tả thì càng hư thêm, hư hỏa càng thịnh, mặt khác hàn thì hay làm thương tổn Dạ dày, nhuận thì hay làm hoạt trường, làm hại người kín mà sâu, ví như tiểu nhân mềm dẻo bên ngoài mà thâm độc, ít biết được mặt trái của nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn nhiệt kinh vĩ”

Bài Thanh thử ích khí thang

Thạch hộc 12g, Mạch môn 12g, Trúc diệp 8g, Cam thảo 8g, Tri mẫu 8g, Tây dương sâm 6g, vỏ dưa đỏ 40g, Hoàng liên 4g, cọng Sen 20g, Gạo tẻ 20g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh thử, ích khí, dưỡng âm, sinh tân.

Trị sốt, mồ hôi nhiều, miệng khát, bứt rứt, mệt mỏi, mạch hư sác.

Trên lâm sàng dùng chữa trẻ nhỏ sốt mùa hè kéo dài, có thể bỏ Hoàng liên, Tri mẫu, thêm Bạch vi, Thuyền thoái để hòa âm

Chú ý: Bài thuốc có nhiều vị hàn trệ dùng cần thận trọng.

“Y tông kim giám”

Bài Tri bá địa hoàng thang

Là bài “Lục vị địa hoàng thang” thêm Tri mẫu, Hoàng bá. Có tác dụng tư âm, tả hỏa lực mạnh, trị âm hư, hỏa vượng, sốt âm ỉ trong xương, sốt kéo dài, mạch bô xích bên trái vi nhươc, bô xích bên phải phù hữu lưc.

“Chứng nhân mạch trị”

Bài Can cát thang

Cát căn 16g,Tri mẫu 12g, Thạch cao 16g, Đại hoàng 6g, Chỉ xác 6g.

Có tác dụng thanh hỏa, tả hạ.

Trị thấp nhiệt nặng, đầy bụng, phiền khát, táo bón.

Chú ý: Bài này rất lạnh, dùng phải cẩn thận.

“Bí truyền nhãn khoa long mộc luận”

Bài Linh dương giác ẩm tử

Linh dương giác 4g, Phòng phong 8g, Ngũ vị tử 4g, Tế tân 4g, Mang tiêu 4g, Đại hoàng 4g, Tri mẫu 4g.

Có tác dụng tả hỏa mạnh, trừ phong nhiệt.

Trị tròng mắt có màng do nhiệt thịnh và lẹo mắt. “Trung y nội khoa học Bài Thanh trường thang

Sài hồ 12g

Thanh cao 12g

Thường sơn 6g

Chỉ thực 8g

Trần bì 8g

Hoàng cầm 10g

Bạch linh 10g

Hoàng liên 4g

Tri mẫu 6g

Bán hạ 6g

Trúc nhự 8g

ích nguyên tán 12g

Có tác dụng thanh nhiệt ở Trường, Vị, trừ đờm thấp, nhiệt thịnh.

Chữa chứng ôn ngược, trướng ngược, sốt cao, hơi rét hoặc sốt cao không rét, mặt đỏ, khát nước, ngực khó chịu, nôn mửa, đau các khớp, tiểu tiện nóng đỏ, đại tiện bí kết hoặc ỉa chảy, thậm chí hôn mê, nói sảng.

“Thống chỉ phương”

Bài Thanh yết ninh phế thang

Cát cánh 8g

Tiền hồ 4g

Tri mẫu 4g

Chi tử 4g

Tang bạch bì 4g

Bối mẫu 4g

Hoàng cầm 4g

Cam thảo 4g

Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm.

Chữa nhiệt làm ủng tắc Phế khí, khái thấu, khản tiếng.

“Y học trung trung tham tây lục”

Bài Thăng hãm thang

Hoàng kỳ 18g, Tri mẫu 10g, Thăng ma 4g, Sài hồ 5g, Cát cánh 5g.

Chữa khỉ ở ngực bị hạ hãm, đoàn hcri, ho suyễn, lúc nóng, lúc lạnh, họng khô khát, hồi hộp, lo sợ, hay quên, Mạch trầm vi nhươc.

Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Tri mẫu ngân nhĩ hoá dịch thang (thang ngân nhĩ, Tri mẫu hoá tinh dịch)

Ba ba 1 con – Thiên môn đông 10g

Tri mẫu 10g – Nữ trinh tử 10g

Hoàng bá 10g – Ngân nhĩ 15g

Gia vị vừa phải

Ngân nhĩ ngâm nở, rửa sạch, bỏ các- vị thuốc vào túi vải thắt miệng lại. Ba ba nhúng nước sôi cho chết, bóc mai, bỏ lòng ruột, đầu, móng, lấy thịt bỏ vào nồi, cho nước, gừng thái miếng, hành sắt khúc vào, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa, ninh cho thịt gần chín, cho ngân nhĩ và túi thuốc vào, khi nào thịt nhừ thì lấy ra khỏi nồi, cho mì chính vào, ăn thịt uống thang.

Dùng để chữa cho người tinh dịch không hoá được.

Nhị mẫu đoàn ngư thang (thang ba ba, Tri mẫu bối mẫu)

Ba ba 1 con

Tri mẫu 15g

Điền hạnh nhân 15g

Ngân sài hồ 15g

Bối mẫu 15g

Ba ba làm thịt rửa sạch lấy thịt chặt miếng, cho vào nồi cùng 4 vị thuốc trên, cho nước vừa phải, nấu lên cho thịt chín. Ăn thịt uống thang, có thể cho thêm ít muối cho vừa.

Dùng cho người phế thận âm hư, cốt chưng triều nhiệt, nóng gan bàn tay bàn chân, đổ mồ hôi trộm, ho, họng khô v.v… hoặc bị bệnh lao thuộc diện âm hư phát nhiệt.

Tri mẫu thục phụ tử chúc (cháo Tri mẫu, thục phụ tử).

Thục phụ tử 9g – Mai rùa 18g

Tri mẫu 9g – Gạo lức 60g

Hà thủ ô 15g – Đường đỏ vừa phải.

Thục phụ tử, Tri mẫu, hà thủ ô, mai rùa, cho cả vào túi vải, sắc thang bỏ bã, sau đó cho gạo lức, đường đỏ vào nấu cháo. Ăn ngày 1 thang, ăn liền 7-8 thang.

Chữa bệnh viêm tai giữa do thận hư sinh ra.

Tri mẫu mẫu lệ liên tử thang (thang Tri mẫu, con hà, hạt sen)

Con hà tươi 20g – Hạt sen 30g

Tri mẫu 6g – Đường trắng 1 thìa

Con hà và Tri mẫu cho nước vào nấu sôi nửa giờ, chắt lấy nước. Hạt sen rửa sạch, đổ nửa bát nước nóng ngâm 1 giờ, đổ lẫn cả nước ngâm vào nồi đất, cho nước thuốc vào, đun nhỏ lửa một giờ, cho đường trắng vào lại đun 1 giờ nữa, cho tới khi hạt sen nát nhừ. Dùng làm món ăn điểm tâm.

Dùng cho người mộng di do tướng hoả vượng, huyết áp thiên cao.

Nhị mẫu nhị đông cao (cao 2 đông 2 mẫu)

Thiên môn đông 150g – Tri mẫu 100g

Đường phèn 200g – Mạch môn đông 150g

Bối mẫu 50g

4 vị thuốc trên sắc 3 nước, lấy 2000 ml, cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa cô lại thành cao, pha thêm chất chống thối vào. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 15 – 20g.

Dùng để chữa bệnh ho khan do phế âm hư, thổ huyết, đổ máu cam có tính qui luật vào mỗi kỳ kinh và trước khi hành kinh, lượng huyết hồng nhiều, đầu váng tai ù, buồn bực nóng nảy dễ nổi giận, đau tức hai bên lườn v.v…

Tri bá sâm đông chúc (cháo Tri mẫu, hoàng bá, nhân sâm mạch môn đông)

Tri mẫu 15g – Mạch môn đông 25g

Gạo lức 60g – Hoàng bá 15g

Trần bì 5g – Nhân sâm 10g

Cam thảo 2,5g

Các vị thuốc trên sắc 2 nước, trộn lẫn, lọc lấy nước, đổ gạo vào nấu cháo. Ăn nóng vào hai bữa sớm và tối.

Dùng để chữa các chứng khí hư lao thương, mặt vàng gầy còm, khí khiếp thần li, động tác mỏi mệt, buổi sáng thường ho phiền nhiệt, buổi chiều người mát nhưng thở hổn hển.

0/50 ratings
Bình luận đóng