Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin có vai trò duy trì số lượng hồng cầu…

Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể
Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa: 

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn. Chức năng thận giảm dần không hồi phục. Thận mất dần khả năng điều chỉnh nội môi; mất khả năng bài tiết các chất cặn bã được sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá; mất khả năng điều hoà kiềm toan, rối loạn nước điện giải, gây tổn thương nhiều cơ quan, nội tạng.

Nguyên nhân:

1. Bệnh viêm cầu thận mạn:Thường hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 40%.
– Do viêm cầu thận cấp dẫn đến.
– Do viêm cầu thận ở những bệnh nhân có bệnh chuyển hóa, hệ thống.
– Do bệnh cầu thận có hội chứng thận hư.
2. Bệnh viêm thận, bể thận mạn: Chiếm tỷ lệ khoảng 30%.
3. Bệnh viêm thận kẽ: 
Thường do dùng thuốc giảm đau lâu dài, hoặc do tăng acid uric, tăng calci máu.
4. Bệnh mạch thận
5. Bệnh thận bẩm sinh(di truyền hoặc không di truyền):
– Thận đa nang.
– Bệnh thận chuyển hóa.

  • Những yếu tố làm bệnh nặng thêm: 
    Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tố làm thúc đẩy quá trình suy thận:
    – Cao huyết áp.
    – Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất nước.
    – Tắc đường dẫn niệu.
    – Ăn quá nhiều protid.
    – Dùng thuốc độc với thận.
    – Rối loạn nước điện giải: ỉa chảy mất nước, dùng Lasix quá nhiều…
    Nên việc làm giảm các yếu tố nguy cơ trên sẽ có ý nghĩa kéo dài quá trình suy thận làm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN 

Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận hay tổ chức kẽ thận thì các Nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị loại khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm bảo nguyên vẹn bởi các Nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng Nephron chức năng bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không còn đủ để duy trì sự hằng định của nội môi thì bắt đầu xuất hiện các biến loạn về nước điện giải, về tuần hoàn, về hô hấp, về tiêu hóa, về thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn.

 Triệu chứng lâm sàng và sinh học.

1. Triệu chứng toàn thân:
Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài,mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.
2. Thiếu máu :
Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%,. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giảm.
Bảng 8. Mối tương quan giữa thiếu máu và giai đoạn suy thận.

Giai đoạnSố lượng HC/mlHST g/lMức độ thiếu máu
I> 3,5 triệu90- 100Nhẹ
II2,5 – 3,170- 90Vừa
III2,0 – 2,560- 70Nặng
IV< 2 triệu< 60


Thiếu máu sẽ gây nên những triệu chứng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên, một trạng thái âm u khó chịu, mất khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài gây nên tình trạng khó thở, ngột ngạt, thiếu ôxy mãn tính.
Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, của đại thực bào và của các tế bào lympho đều giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính. 
3. Triệu chứng về tim mạch:
      3.1. Tăng huyết áp (THA):
     Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 – 95%. Suy thận mãn không có THA là rất hãn hữu. HA tăng cả tối đa lẫn tối thiểu và thường THA kịch phát. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg.
3.2. Viêm màng ngoài tim:
      Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu.
3.3. Suy tim:
      Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau:
+ Do rối loạn chuyển hoá:
     Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng.
     + Do tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim, thời gian đầu có phì dày đồng tâm  thất trái, cơ tim càng dày thì khả năng tưới máu càng kém, trương lực cơ tim, sức co bóp của cơ tim giảm dần, tim giãn to; tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể.
3.4. Rối loạn nhịp:
       Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất nhưng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu.
4. Biểu hiện về tiêu hoá:
Suy thận mãn tính giai đọan III và IV thì các triệu chứng về tiêu hoá chiếm ưu thế.
4.1. Nôn mửa :
     Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp duy nhất để cho bệnh nhân hết nôn là giảm urê máu bằng chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.
4.2. Đi lỏng:
      Đi lỏng ngày 5 – 6 lần, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là phản ứng của hệ thống tiêu hoá trước thực trạng của tăng urê máu, là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể.
4.4. Xuất huyết tiêu hoá:
      Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm.
5. Triệu chứng hô hấp:
       Viêm màng phổi
 với biểu hiện đau ngực và có tiếng cọ màng phổi (viêm màng phổi khô). Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: khó thở, đau ngực và hội chứng 3 giảm ở nền phổi và thường là nền phổi phải.
6. Triệu chứng tâm-thần kinh:
      Những biểu hiện của tâm-thần kinh liên quan đến sự suy giảm hoạt động của tế bào não. Triệu chứng thường gặp là sự giảm sút về trí não, khả năng tư duy kém, độ tập trung kém.
7. Rối loạn đông máu, chảy máu :
     – Xuất huyết dưới da rất hay gặp.
– Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày.
– Xuất huyết nội tạng :
. Xuất huyết tiêu hoá

. Xuất huyết não.
Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu.
8. Biểu hiện xương khớp và nội tiết:
      – Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) .
– Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp.
–  Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.
9. Các biến đổi sinh học:
     Mặc dù triệu chứng lâm sàng của suy thận mãn tính rất đa dạng phong phú nhưng để chẩn đoán chắc chắn là suy thận mãn tính và hội chứng tăng urê máu thì phải dựa vào các dấu hiệu về sinh học:
      9.1. Giảm mức lọc cầu thận (MLCT):
      + MLCT bình thường là 120ml/phút. Giảm mức lọc cầu thận liên quan chặt chẽ tới tình trạng giảm số lượng nephron nguyên vẹn. Số lượng nephron giảm tỉ lệ thuận với giảm mức lọc cầu thận.
+ Tăng urê, creatinin

9.2. Rối loạn chức năng cô đặc, pha loãng.
   9.3. Rối loạn điện giải .
* Nguyên nhân tử vong của suy thận:
+ Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa vượt quá 220 mmHg, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong.
+ Tai biến mạch máu não:
Nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não:
–  Do tăng huyết áp.
– Do hội chứng tan máu-tăng urê máu (HUS: hemolytic uremic syndrome).
– Xuất huyết do giảm tiểu cầu (TTP: thrombotic thrombocytopenic purpura).
+ Nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp: nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất; rối loạn dẫn truyền: blốc nhĩ-thất độ II gây hội chứng Adam-Stoke, suy tim cấp tính, phù phổi.
+ Suy tim mãn tính không hồi phục từ độ I đến độ IV.
+ Xuất huyết tiêu hoá: đi ngoài ra máu, nôn ra máu, huyết áp tụt, tăng urê máu, tăng creatinin máu. Suy thận cấp tính do lưu lượng máu đến thận giảm kết hợp với tăng urê máu ngoài thận xảy ra trên nền suy thận mãn tính, bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.
+  Nhiễm khuẩn.
+  Tăng kali máu.
+  Nhiễm toan chuyển hoá: hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn  và tử vong.
+ Tràn máu màng tim thường xuất hiện trên tình trạng viêm màng ngoài tim từ trước, ở bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc do dùng heparin đường toàn thân trong quá trình chạy thận nhân tạo.

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định: 

– Suy thận mạn do bệnh cầu thận:
+ Có tiền sử phù.
+ Phù – cao huyết áp – thiếu máu.
+ Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu 2-3 g/24h.
– Suy thận mạn do bệnh viêm thận bể thận mạn:
+ Có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Cao huyết áp – thiếu máu.
+ Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
+ Protein niệu có nhưng ít không quá l g/24h.
+ Bạch cầu niệu bao giờ cũng có, vi khuẩn niệu có thể có hoặc không.
Ở tuyến cơ sở có thể dựa vào các triệu chứng trên để nghĩ đến bệnh nhân bị suy thận mạn và nếu có điều kiện thì làm các xét nghiệm urê máu, creatinin máu để chẩn đoán xác định.

2. Chẩn đoán phân biệt: 

– Đợt cấp của suy thận mạn dựa vào:
+ Tiền sử.
+ Tỷ lệ urê máu / creatinin máu > 40.
+ Mức độ thiếu máu tương xứng mức độ suy thận.

3. Chẩn đoán giai đoạn:

Giai đoạn
Suy thận mạn
Mức lọc cầu thận (ml/phút)Creatinin máuLâm sàng
μmol/lmg/dl
Bình thường12070 – 1060,8 – 1,2Bình thường
I60 – 41< 130< 1,5Gần bình thường
II40 – 21130 – 2991,5 – 3,4Gần bình thường, thiếu máu nhẹ
IIIa20 – 11300 – 4993,5 – 5,9Chán ăn, thiếu máu vừa
IIIb10 – 5500 – 9006,0 – 1Chán ăn, thiếu máu nặng, bắt đầu chỉ định lọc máu
IV< 5> 900> 10Hội chứng urê máu cao, lọc máu là bắt buộc.

SUY THẬN TRONG ĐÔNG Y

Nhận thức cơ bản về tạng thận trong đông y.

Thận trong đông y và tây y có nhiều điểm tương đồng và không tương đồng, theo tây y thận là chỉ giải phẫu tạng thận có chức năng bài tiết nước tiểu và điều tiết dịch trong cơ thể. nhưng trong đông y bao hàm ý nghĩa rộng hơn, ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người.

Suy thận trong đông y.

Suy thận được thấy trong các chứng quan cách, long bế, hư lao của đông y.

Đông y cho rằng bệnh thuộc bản hư tiêu thực, tức gốc là tỳ thận hư suy, ngọn là thấp trọc, thủy thấp, thấp nhiệt, ứ huyết, phong tà. Bệnh chủ yếu do phong tà, ăn uống không điều độ, tình chí tổn thương, lao quyện quá độ ( mệt mỏi quá mức) gây ra thủy thấp, lâm chứng, tiêu khát.

  • Cảm thụ ngoại tà.

Phong hàn, phong nhiệt xâm phạm, phế mất chức năng thông điều thủy đạo,thủy thấp trở trệ, thương tổn đến tỳ dương, khiến tỳ dương suy kiệt, lâu ngày đến thận, khiến tỳ thận dương hư.

  • Ăn uống không điều độ

Ăn quá nhiều đồ ngọt béo chất kích thích cay nóng lâu ngày khiến tổn thuong tỳ vị, thấp tà nội sinh lâu ngày hóa nhiệt thành thấp nhiệt uẩn kết. hoặc ăn quá nhiều đồ sống lạnh tổn thương tỳ dương. Gây hóa sinh khí huyết không đủ khiến không bổ sung tiên thiên cho thận tinh khiến tỳ thận khuy hư,

  • Lao quyện quá độ

Sinh hoạt tình dục quá mức, bừa bãi thận khí suy tổn, không thể khí hóa thủy dịch gây thủy thấp nội đình, hoặc lo lắng quá nhiều cơ thể khí hao, tổn thương tỳ thận.

  • Tình chí tổn thương

Giận thương can, lo thương tỳ, kinh sợ thương thận. can khí uất kết phạm đến tỳ khiến tỳ mất kiện vận khí cơ uất trệ huyết đi không thông gây ứ huyết, hoặc khí uất hóa hỏa, tổn thương can thận.

Tất cả các nguyên nhân trên khiến tỳ hư không thể thăng thanh giáng trọc, thận hư mất khả năng khí hóa,khiến thanh trọc hỗn loạn, thăng giáng thất thường, gây tiểu ít, tiểu bí, nôn mửa, ăn kém, bụng chướng. Bệnh lâu ngày do khí, dương và âm huyết có thể xuất hiện khí huyết khuy hư, khí âm lưỡng hư, âm dương lưỡng hư.

Nguyên tắc chung trong điều trị

  • Tiêu bản hoãn cấp : bệnh cơ biến đổi phức tạp nên chú ý nắm rõ nguyên tắc tiêu bản hoãn cấp.
  • Diều trị theo giai đoạn :

Giai đoạn sớm lấy chính khí hư là chủ yếu, cần phù chính cố bản. bệnh lâu ngày chủ yếu là chính hư tà thực cần tiêu bản cùng trị. Bệnh giai đoạn muộn chính suy tà thịnh cần khu tà là chủ yếu rồi kiêm cả phù chính.

  • Phép chữa chủ yếu :

Có bổ tỳ ích khí, ôn thận tráng dương, ích khí dưỡng âm, bổ khí dưỡng huyết, tư bổ can thận, âm dương song bổ nhằm thông phủ tiết trọc, khứ phong giải biểu, hoạt huyết hóa ứ, phương hươn hóa trọc, ôn hóa thấp hàn. Dặc biệt phép thông phủ tiết trọc cần xuyên suốt quá trình điều trị.

Biện chứng điều trị suy thận trong Đông y

  • Tỳ thận khí (dương) hư

Triệu chứng đặc trưng : người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì.

Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận

Dùng : chân vũ thang.

Ví dụ điển hình :

Phụ tử 10 g, nhục quế 2g, hoàng kỳ 20, đẳng sâm 20, sơn dược 15, bạch truật 10, bạch thược 10, tiên mao 15, ba kích 15, sơn thù nhục 10,nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30. Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10. Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.

Phụ tử
Phụ tử
  • Khí âm lưỡng hư

Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay  có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: ích khí dưỡng âm.

Dùng : sinh mạch tán, lục vị địa hoàng thang

Ví dụ điển hình :

Hoàng kỳ 30, thái tử sâm 20, thục địa 15, mạch môn 15, ngũ vị tử 10,  sơn dược 15, sơn thù 15, phực linh 15, hoàng tinh 10,  biển đậu 15, kỉ tử 12, đan bì 10.

Ngũ vị tử
Ngũ vị tử
  • Can thận âm hư

Dau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.

Pháp tư dưỡng can thận.

Dùng câu kỉ địa hoàng hoàn, nhị chí hoàn.

Ví dụ điển hình :

Kỉ tử 15, cúc hoa 10, thục địa 15, hoài sơn 10, sơn thù 10, phục linh 12, đan bì 10, trạch tả 10, nữ trinh tử 15, hạn liên thảo 15, bạch thược 12, tang kí sinh 15, ngưu tất 15.

Hoài sơn
Hoài sơn
  • Âm dương lưỡng hư

Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: âm dương song bổ

Dùng: kim quỹ thận khí hoàn, tả quy hoàn

Phụ tử 10, nhục quế 3, thục địa 15, kỉ tử 15, sơn thù 10, sơn dược 10, phục linh 15, trạch tả 10, đan bì 10, thỏ ty tử 12, ba kích 15, lộc giác giao 10,

sơn thù du
sơn thù du
  • Thấp trọc nội uẩn

Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.

Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc

Dùng: ôn đởm thang

Ví dụ điển hình :

Bán hạ 12, chỉ xác10, trúc nhự 15, tô diệp 20, sinh khương 10, thổ phục linh 30, đại hoàng 10 ( sắc sau) thạch xương bồ 12, tắm sa 15.  Đây là trong nhưng chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản.

Sự nghiên cứu của từng vị thuốc đông y trong bệnh nhân suy thận.

Đại hoàng: tăng protein máu, …..

Đông trùng hạ thảo:

Đan sâm: cải thiện chức năng thận, hạ huyết áp, (cần thêm thời gian dịch và bổ sung)

Xem thêm:

Điều trị suy thận mạn

 

Phác đồ điều trị Suy thận mạn

5/51 rating
Bình luận đóng