Bệnh “sán” theo sách cổ chép, có hàm hai ý nghĩa khác nhau. Một là chỉ về trong bụng do khí kích thích mà đau, chỉ về bệnh đau ran từ bụng dưới đến hòn dái, hoặc hòn dái sưng đau. Thiên “Cốt không lợi” sách “Nội kinh” nói: “Mạch nhâm sinh bệnh con trai là 7 chứng sán kết ở trong”. 7 chứng sán là chỉ vào các chứng: “Quyết sán”, “xung sán”, “sán hà”, “hồ sán”, “lung sán”, “hội sán”, “đồi sán” mà nói, mà chứng “hàn sán” trong sách “Kim quỹ” nói là chỉ nêu về chứng đau bụng, cho nên chép ở thiên

“Đau bụng”, sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” gọi 7 chứng sán là: “Hàn sán”, “thủy sán”, “hồ sán”, “can sán”, “huyết sán”, “đồi sán” và “khí sán”, ông dựa vào lý luận người xưa, kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng mà suy xét kỹ thêm. Các chứng mà ông trình bày, trừ chứng “huyết sán”, “can sán”, thuộc về chứng “sán khí” đau co hàn dái.

Chứng “bôn dồn khí”, cùng với chứng trạng của chứng “xung sán” nói trong “Nội kinh” (từ bụng dưới xông lên tim mà đau, đại tiểu tiện không được là xung sán) có chỗ hơi giống cho nên bàn phụ vào đây để giúp cho việc biện chứng.

  1. NGUYÊN NHÂN

Bệnh “sán” tuy nói là do mạch Nhâm mà sinh bệnh nhưng có quan hệ rất mật thiết với tạng can, sách “Nội kinh” cũng nói: “Mạch túc quyết âm can đi qua bộ máy sinh dục, đến bụng dưới đàn ông sinh chứng “hội sán”, đàn bà bụng dưới thũng chủ yếu là ở can sinh ra”. Trương Tử Hoà nói: “Các chứng sán đều về can kinh” lẽ đó là chính xác.

Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nói về chứng “sán”: “các chứng sán là âm khí tích ở trong, lại bị hàn khí lấn vào, là làm cho vinh vệ không điều hoà, huyết khí hư nhược cho nên gió lạnh lọt vào trong bụng mà thành bệnh sán”.

Trương Cảnh Nhạc nói: “bệnh sán khí, có hàn chứng, cũng có nhiệt chứng, tất nhiên trước bị phong thấp, hoặc ăn thức nóng lạnh, sống làm cho tà tụ lại ở phần âm, đó là lúc đầu đều do hàn thấp mà sinh ra”. Như thế đủ thấy rằng tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt, đều có thể phát ra bệnh “sán khí”. Ngoài ra như vì là khóc giận dữ, khí mất sự thông lợi, khí hư hãn xuống, cũng có thể gây nên bệnh này.

Như Ngu Đoàn nói: “Đại khái 7 chứng gây bệnh nếu không phải là do phong loa gây nên, thì cũng là do đi đường xa gian khó, lội nước dầm băng”. Lý Diên nói: “Chứng sán khí, trên liền với thận du, dưới lồi bìu dái, mắc bệnh là do khóc giận dữ sinh uất mà ung lên, hoặc làm việc nặng nhọc cưỡi ngựa, đến nỗi hòn dái sưng trướng”.

Ngoài ra chứng “sán khí” phát sinh, cũng có thể do nguyên nhân tiên thiên mà thành. Trương Tử Hoa nói: “Trẻ con cũng có bệnh này, tục gọi là “tiên khi”, là bệnh từ trong thai”.

  1. BIỆN CHỨNG

7 chứng sán khí của Trương Tử Hoa phân biệt ra là đã lưu truyền từ lâu đời, đời sau đều theo cả, trong đó trừ chứng “huyết sán”, “can sán” không thuộc vào bệnh ở hòn dái, hoặc bìu dái, còn chứng trạng của 5 thứ sán khí khác thì theo sách “Nho môn sự thần” ghi chép mà chia ra trình bày như sau:

“Hàn sán”: “Chứng trạng bìu dái lạnh, kết rắn như đá, ngọc hành không cử động được, hoặc kéo hòn dái mà đau”.

“Đồi sán”: “Chứng trạng bìu dái không đau, mồ hôi thường ra ở âm trạng, hoặc bìu dái sưng đau hình trạng như thủy tinh, hoặc bìu dái ngứa mà khô, chảy nước vàng, hoặc ấn vào bụng dưới có tiếng ọc ạch”.

3 thứ bệnh sán ở trên, đều là bệnh bìu dái, hòn dái, hoặc sưng hoặc đau, chứng đặc biệt của nó là “hàn sán” thì kết rắn như đá, “đồi sán” thì bìu dái to như cái thúng, cái đấu, “thủy sán” trong có thủy thấp đình trệ.

“Hồ sán”: “Hình như hòn ngói khi nằm thì vào bụng dưới, đi đứng thì xuống bìu dái”.

“Khí sán”: “Chứng trạng liền với khu vực thận dưới, hoặc do kêu khóc giận dữ, thì khí uất kết lên mà trướng, giận dữ kêu khóc hết thì khí tản ra”. Chứng “sán” này thực do khí trệ sinh ra, trên lâm sàng thấy rất nhiều.

2 loại bệnh “sán” trên đây gọi là bệnh trong bìu dái. Chứng “bìu sán” bắt đầu thấy ở “Nội kinh”, sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Chứng “âm hồ sán khí bên to, bên nhỏ, khi lên, khi xuống”. Tức là chứng “thiên truỵ”, hoặc chứng “tiểu tràng sán khí”. “Khí sán” là do giận dữ kêu khóc mà sinh ra, hay thấy ở trẻ. con, người lớn thường do quá lao lực, hoặc một lúc gắng sức quá mà phát ra, sau khi thôi giận khóc, hoặc nằm yên, bệnh nhẹ thì cũng có thể tự khỏi.

Trên đây ngoài chứng “huyết sán”, “can sán” ra, còn các chứng khác, đều do quan hệ với sự uất trệ của khí huyết ở can kinh, chứng “hàn sán” là do âm hàn ngưng kết, cho nên cũng rắn như đá, “đồi sán” là do thấp khí nặng, cho nên sưng to nặng trĩu, “thủy sán” là do thủy thấp tụ lại, “hồ sán” thì thiên về khí hư, mà “khí sán” thuộc về khí trệ. Lại nên xem xét thân thể người bệnh khoẻ hay yếu, mạch thịnh hay suy, hàn nhiệt bên nào nặng bên nào nhẹ, mối có thể hiện rõ được bệnh tình mà tiến hành điều trị.

  1. CÁCH CHỮA

Chứng “sán khí”, Trương cảnh Nhạc cho hàn là gốc bệnh, thấp nhiệt là ngọn mà trách ở can khí không thông lợi, cho nên phép chữa chủ yếu là điều khí sơ can. Thiên về thấp thì dùng lợi thấp để lý khí; thiên về nhiệt, thì dùng thanh nhiệt để lý khí, nếu bệnh “sán” lâu ngày, nguyên khí bị hư hàn, hơi làm nhọc mệt là phát ngay, hoặc “thiên truỵ” lâu ngày không khỏi, nên tham hợp với mạch chứng, có thể dùng thuốc bổ. Vì bệnh “sán khí” là trong thực có hư, cần nên biết rõ. Nay đem phương pháp trị liệu trình bày như sau:

  • Phép ôn can tán hàn

Chữa chứng “sán khí’ do hàn mà phát (hàn sán) sa sưng đau nhức, nên dùng Noãn can tiễn (1), hoặc Thiên thai ô dược tán (2). Chứng “hồ sán” lúc lên lúc xuống có thể dùng thêm bài Kim quỹ tri thù tán (3).

  • Phép thanh nhiệt lợi thấp

Chữa “sán khí” sưng trĩu đau nhức, chỗ đau sắc hồng, tiểu tiện ngắn đỏ nên dùng Đại phân thanh ẩm (4).

  • Phép hành khí tiêu cứng

Chữa chứng “đồi sán”, khí trệ huyết ứ, sưng đau cứng rắn, lâu không tiêu nên dùng các bài Lệ hương tán (5), Tế sinh quất hạch hoàn (6), Tam tàng hồi hương hoàn (7).

  • Phép bổ trung thảng đề

Chữa “khí sán” thiên truỵ không co lên được, hoặc khi nhọc mệt quá lại phát ra, nên dùng Bổ trung ích khí thang (8).

  • Phép hành thủy tiêu cứng

Chữa “thủy sán” thuộc nhiệt, dùng Đại phân thanh ẩm (4), thuộc hàn dùng tế sinh quất hạch hoàn (6). Chứng thực đều có thể dùng Vũ công tán (9).

  1. TÓM TẮT

Bệnh “sán khí”, chủ chứng của nó, hoặc là một bên hòn dái sưng trĩu đau nhức, khi ra khi vào, lúc lên lúc xuống, tức là chứng “hồ sán khí”. Hoặc sưng to đau nhức, tức là “hàn sán”, “thủy sán”, “đồi sán”, còn như sách “Nội kinh” gọi chứng “huyết sán”, “xung sán”, “hà sán”, và chứng “hàn sán” trong sách “Kim quỹ yếu lược”, 7 chứng sán trong sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”, trừ chứng “lang sán” ra, còn các chứng “quyết sán”, “trưng sán”, “hàn sán”, “khí sán”, “bàn sán”, “phụ sán” đều là tật bệnh ở trong bụng. Trương Tử Hoà gọi là chứng “huyết sản”, “can sán”. Trong 7 chứng là bệnh ngoại khoa, đều không phải chứng “sán khí” thảo luận trong thiên này, không lẫn lộn. Các chứng “hàn sán”, “thủy sán”, “đồi sán”, “khí sán”, “hồ sán”, trên lâm sàng đều có chứng trạng đặc biệt, chỉ có chứng “khí sán” và “hồ sán” là giống nhau, có khi khó mà phân tích tuyệt đổi được. “Sán khí’ là thuộc bệnh về can kinh, hoặc vì cảm phải tà của phong hàn thấp nhiệt, hoặc do giận dữ khí uất lên, hoặc do nhọc mệt quá, khí hãm xuống. Phép chữa nên lấy điều sơ can làm chủ yếu, thiên về hàn thì gia những vị thuốc ôn thông, thiên về nhiệt thì gia những vị thuốc mát để tiêu. Cứng rắn không tiêu thì gia những vị phá ứ, hành thủy và tiêu cứng, hình thể yếu khí hư hãm xuống, thì nên dùng cách bổ khí thăng đề.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Noãn can tiễn: Nhục quế, tiểu hồi hương, phục linh, ô dược, kỷ tử, đương quy, trầm hương, sinh khương, lạnh nhiều gia ngô thù, can khương, nhiều nữa gia phụ tử.
  2. Thiên thai ô dược tán: ô dược, mộc hương, tiểu hồi hương, lương khương, tân lang, thanh bì, xuyên luyện tử sao với bã đậu (rồi bỏ bã đậu dùng xuyên luyện).
  3. Kim quỹ tri thù tán: Tri thù (con nhện), quế chi, tán bột hoà với nước sôi uống, hoặc viên với mật cũng được.
  4. Đại phân thanh ẩm: Chi tử, trúc linh, phục linh, trạch tả, mộc thông, chỉ xác, xa tiền tử, trong nóng nhiều thì gia những vị hoàng cầm, hoàng bá, long đởm thảo.
  5. Lệ hương tán: Tiểu hồi hương, lệ chi hạch, lạnh nhiều gia ngô thù du.
  6. Tế sinh quất hạch hoàn : Quất hạch, hải tảo, côn bố, đào nhân, hải đái, xuyên luyện nhục, hậu phác, mộc thông, chỉ thực, nguyên hồ sách, quế tâm, mộc hương.
  7. Tam tàng hồi hương hoàn: Đại hồi hương, xuyên luyện tử, sa sâm, mộc hương, tất bạt, tân lang, phục linh, hắc phụ tử.
  8. Bổ trung ích khí thang: Xem phụ phương số 2 mục Hư lao.
  9. Vũ công tán: Hắc sửu, hồi hương.

PHỤ THÊM: BÔN DỒN KHÍ

Bệnh này chủ yếu là do sợ hãi mà gây ra, chủ chứng của nó là tự thấy có khí từ bụng dưới xông lên ngực, họng, như con lợn con chạy, do đó, gọi là bệnh “Bôn dồn khí”.

Tên bệnh “Bôn dồn” bắt đầu thấy ở sách “Nội kinh”, cũng có tên chung với các chứng “Phục lương”, “tức bôn”, “phì khí”, “bĩ khí”. Sách “Nạn kinh” lại nói rõ thêm về “bôn” và chứng trạng của bệnh này (xem thiên “Tích tụ”).

Theo chứng trạng của bệnh “bôn dồn” mà xét, cũng giống với bệnh “bôn dồn khí”, trong sách “Kim quỹ yếu lược”, nhưng một chứng là bệnh tích, một chứng là bệnh khí.

Về nguyên nhân bệnh “bôn dồn”, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vì sau khi sợ hãi, làm cho khí của can thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụng dưới xông lên mà gây ra. Nay chia ra trình bày như sau:

  1. CHỨNG TRẠNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH VÌ KHÍ CỦA CAN THẬN

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “bệnh “bôn dồn khí” bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chết rồi lại khỏi đều là sợ hãi mà phát bệnh”. Lại nói bệnh “bôn dồn khí’ xông lên bụng ngực đau, nóng rét qua lại, dùng bài Bôn dồn thang (1) làm chủ yếu. Đó là nói rõ bệnh này do sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh can và thận. Đồng thời chứng trạng này, có thể phát trở đi, trở lại.

  1. CHỨNG TRẠNG VÀ CÁCH CHỮA KHÍ HÀN THỦY

Trong sách “Kim quỹ yếu lược” nói có những điều là: “Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổi hạch đỏ tất nhiên phải bôn dồn. Khi từ bụng dưới xông lên tâm, cứu trên các hạch, mỗi lô 1 mồi, và dùng bài Quế chi gia quế thang làm chủ. Sau khi cho ra mồ hôi, dưới rốn máy động chực phát “bôn dồn”, dùng bài Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang làm chủ. Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dương không mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khí lạnh lấn vào, đột nhiên phát bệnh “bôn dồn khí”, chủ yếu là thuộc khí lạnh xông lên, cho nên cách chữa lấy ôn trung tán hàn làm chủ yếu, dùng bài Quế chi gia quế thang (2) nhưng cũng nên tuỳ chứng mà gia giảm. Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵn có thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, may máy muốn động, cho nên dưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương hành thủy làm chủ, dùng bài Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang (3).

Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khí trị liệu hư hàn, thủy hàn tụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách “Thiên kim yếu phương” dùng phép ôn dương để giáng nghịch có bài Bôn khí thang (4), sách “Y học tâm ngộ” có bài Bôn dồn khí, Bôn dồn hoàn (5) 2 phương này để bổ sung sự thiếu sót của sách “Kim quỹ yếu lược”.

  1. Bôn dồn thang: Cam thảo, khung cùng, đương quy, bán hạ, hoàng cầm, sinh cát, thược dược, sinh khương, can lý bì (vỏ rễ mận).
  2. Quế chi gia quế thang: tức trong bài Quế chi thang gia nhiều liều lượng quế chi.
  3. Phục linh quế chi cam thảo đại táo thang: Phục linh, quế chi, cam thảo, đại táo.
  4. Bôn đồn hoàn: Xuyên luyện tử, phục linh, quất hạch, nhục quế, phụ tử, ngô thù, lệ tử, tiểu hồi hương, mộc hương.
0/50 ratings
Bình luận đóng