Kháng thuốc được chia thành kháng thuốc ngẫu phát hoặc mắc phải. Kháng thuốc ngẫu phát đề cập đến xu hướng của nhiều khối u rắn không đáp ứng với các tác nhân hóa trị. Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.

Bảng. KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG HÓA TRỊ

A. Ung thư tiến triển có thể điều trị

Bạch cầu cấp thể lympho và thể tủy (trẻ em/người lớn).

Bệnh Hodgkin (trẻ em/người lớn).

U lympho-các thể nhất định (trẻ em/ người lớn).

U tế bào mầm:

– Ung thư biểu mô bào thai.

– U quái ác tính.

– U tinh hoặc u loạn phát tế bào mầm.

– Ung thư biểu mô màng nuôi.

Tăng sản nguyên bào nuôi.

U trẻ em:

– U Wilms.

– Sarcom cơ bào thai.

– Sarcoma Ewing.

– U thần kinh ngoại vi.

– U nguyên bào thần kinh.

Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Ung thư buồng trứng.

B. Ung thư tiến triển có thể điều trị bằng hóa trị và xạ trị

Ung thư biểu mô tế bào vảy (đầu và cổ).

Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (hậu môn).

Ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (giai đoạn III).

Ung thư phổi tế bào nhỏ.

C. Ung thư có thể điều trị bằng hóa trị bổ trợ cho phẫu thuật

Ung thư vú.

Ung thư trực trànga.

Sarcom xương.

Sarcom mô mềm.

D. Ung thư có thể điều trị bằng hóa trị “liều cao” với dùng tế bào gốc hỗ trợ

Bệnh bạch cầu tái phát, thể lympho và thể tủy.

U lympho tái phát, Hodgkin và không Hodgkin.

Bạch cầu kinh dòng tủy.

Đa u tủy.

E. Ung thư đáp ứng với hóa trị có giảm nhẹ nhưng không chữa được

Ung thư bàng quang.

Bạch cầu kinh dòng tủy.

Bệnh bạch cầu tế bào lông.

Bạch cầu kinh dòng lympho.

U lympho-các thể nhất định.

Đa u tủy.

Ung thư dạ dày.

Ung thư cổ tử cung.

Ung thư nội mạc tử cung.

Sarcom mô mềm.

Ung thư đầu và cổ.

Ung thư vỏ thượng thận.

Tăng sinh tế bào đảo tụy.

Ung thư vú.

Ung thư trực tràng.

Ung thư thận.

F. Khối u ít đáp ứng với háo trị trong giai đoạn tiến triển

Ung thư tuyến tụy.

U đường mật.

Ung thư tuyến giáp.

Ung thư âm hộ.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ung thư tuyến tiền liệt.

U hắc tố.

Ung thư biểu mô tế bào gan.

Ung thư tuyến nước bọt.

aTrực tràng cũng nhận xạ trị.

Kháng thuốc đặc hiệu với từng loại thuốc riêng lẻ do (1) sai sót trong vận chuyển thuốc, (2) giảm các enzym kích hoạt, (3) tăng sự bất hoạt thuốc, (4) tăng nồng độ enzym đích hoặc (5) biến đổi phân tử đích. Kháng đa thuốc xảy ra ở các tế bào biểu hiện quá mức glycoprotein P, một glycoprotein chịu trách nhiệm tăng cường giải phóng thuốc ra khỏi tế bào, nhưng cũng có nhiều cơ chế khác.

0/50 ratings
Bình luận đóng