Hồng cầu là những tế bào hình tròn dẹt như hình đĩa, lõm hai mặt, bao bọc bởi một màng bán thấm, và ở bên trong có chứa những sắc tố hô hấp, gọi là hemoglobin, mà chức năng chủ yếu là vận chuyển oxy được nhiều lần (thu nhận oxy rồi nhả ra và lại thu nhận như thế nhiều lần). Bề mặt màng của tất cả hồng cầu trong cơ thể người cộng lại vào khoảng 3.800m2.
Nghiên cứu quá trình tạo nguyên hồng cầu hoặc hồng cầu, người ta phân biệt hai dòng, một dòng bình thường, gọi là nguyên hồng cầu bình thường và một dòng khác gọi là nguyên hồng cầu khồng lồ, dòng này bình thường thấy trong máu của phôi thai vào những tuần đầu tiên của thời kỳ phôi thai, hoặc thấy ở người lớn trong bệnh thiếu máu Biermer và trong những bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to thứ phát. Ở phôi thai, hồng cầu được tạo thành ở trong gan và lách, nhưng bắt đầu từ tháng thứ 5 của thười kỳ phôi thai, thì quá trình tạo hồng cầu chuyển chỗ vào tuỷ xương, và ở người lớn thì quá trình này hầu như chỉ khu trú ở trong các xương dẹt, ở chỏm các xương đùi và xương cánh tay.
TIỀN NGUYÊN HỒNG CẦU
- Tiền nguyên hồng cầu bình thường: là những tế bào lớn (10-16 p), có một nhân to, với hạt nhân rõ rệt và bào tương rất ưa base, tạo nên một rìa hẹp ở quanh nhân. Nhân tế bào có lưới nhiễm sắc chất mảnh dẻ với những mắt lưới nhỏ và đều đặn.
- Tiền nguyên hồng cầu khồng lồ:cũng có cấu tạo như trên, nhưng kích thước lớn hơn (18-25 p).
NGUYÊN HỒNG CẦU BÌNH THƯỜNG: kích thước giảm nhỏ hơn (8-16 p), với nhân tròn. Trong quá trình biệt hoá thành hồng cầu trưởng thành, ngựời ta thấy có những giai đoạn sau đây:
- Nguyên hồng cầu bình thường ưa base: nhân tròn với cấu trúc chất nhiễm sắc hình nan hoa (chất nhiễm sắc đông đặc hơn và xếp thành những giải như nan hoa bánh xe), không còn nhìn thấy hạt nhân nữa, và bào tương bắt màu lục sẫm, không có thành phần bắt màu đỏ (ưa base).
- Nguyên hồng cầu ưa đa sắc (bắt nhiều màu): nhân tế bào lớn nhổn, nhỏ hơn tế bào ở giai đoạn trước. Bào tương có chứa thành phần bắt màu đỏ và do đó màu của bào tương trở nên tím, để cuối cùng thì trở thành màu xám nâu, khi mà trong hồng cầu dần dần có
- Nguyên hồng cầu bình thường chính sắc (hoặc ưa acid): kích thước tế bào nhỏ hơn nữa (7-9 µ), nhân cũrig nhỏ hơn, mới đầu rõ rệt, về sau như hoá lỏng, không có cấu trúc, và bào tương thì trở thành màu đỏ giống như màu của hồng cầu trưởng thành.
NGUYÊN HồNG CẦU Khồng Lồ: lớn hơn (16-20 µ) so với nguyên hồng cầu bình thường, nhưng cũng biến đổi qua những giai đoạn giống với dòng nguyên hồng cầu bình thường (tức là ưa base, ưa đa sắc, chính sắc). Cùng với những giai đoạn của quá trình trưởng thành tiến triển dần lên, thì phân biệt giữa hai dòng hồng cầu trở nên khó khăn.
TIỀN hồng CẦU hoặc hồng cầu lưới: là những hồng cầu non, xuất phát từ tuỷ xương chưa đến 48 giờ, có đặc điểm là bào tương có cấu trúc lưới-sợi, nhìn thấy được sau khi nhuộm bằng thuốc nhuộm tím cresyl hoặc bằng xanh methylen; hồng cầu lưới không có nhân, thể tích tế bào lớn hơn hồng cầu trưởng thành một chút. Để đảm bảo số lượng hồng cầu luân chuyển trong máu tuần hoàn không thay đổi, thì những hồng cầu (già) bị phá huỷ phải được thay thế bởi những hòng cầu mới (hồng cầu lưới) từ tuỷ xương đưa vào dòng máu. Thời gian sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày, mỗi ngày có 1/120 hồng cầu được thay thế.
- Số lượng hồng cầu lưới:000 đến 100.000/pl, hoặc 50-100 X 109/1, tức là hồng cầu lưới chiếm từ 0,5% đến 1,5% tổng số các hồng cầu của máu. Tỷ lệ những hồng cầu lưới trong máu tuần hoàn là một chỉ số phản ảnh hoạt động tạo huyết ở tuỷ xương.
- Tăng số lượng hồng cầu lưới(chứng tăng hồng cầu lưới):có thể là do tăng sản xuất hồng cầu ở tuỷ xương (phản ứng tuỷ xương trong những bệnh thiếu máu tái tạo), hoặc là do giảm sự phá huỷ hồng cầu. Mức tăng hồng cầu lưới vượt quá 100.000/pl xảy ra sau khi bị mất máu, sau khi cho muối sắt trong bệnh thiếu máu thiếu sắt, và trong điều trị đặc hiệu những bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khồng lồ (trong đó người ta thấy những tiền hồng cầu to có kích thước lớn hơn những hồng cầu lưới bình thường hoặc cầu tiền hồng cầu bình thường).
- Giảm số lượng hồng cầu lưới(chứng giảm hồng cầu lưới):nếu số lượng < 50.000/pl, thì là dấu hiệu suy tuỷ xương. Tỷ lệ hồng cầu lưới giảm mạnh trong bệnh thiếu máu bất sản; trong trường hợp nhiễm parvovirus B19, vì virus này tấn công những nguyên hồng cầu ở trong tuỷ xương.
BẤT THƯỜNG VỀ KÍCH THƯỚC HỖNG CẦU KHÔNG ĐỀU NHAU: biến động bất thường về kích thước của các hồng cầu nhìn thấy trên phiến đồ máu (hay gặp trong bệnh thiều máu). HỒNG CẦU TO: hồng cầu to bất thường (đường kính lớn hơn 15p hoặc thể tích trung bình hồng cầu lớn hơn 94fl). Xem: thiếu máu hồng cầu to HỒNG CẦU KHồng Lổ: những hồng cầu kích thước lớn bắt màu dễ dàng (trong khi các hồng cầu to thì bắt màu kém hoặc màu nhạt) và luôn luôn hình bầu dục, với đứòng kính ión: 10-16 micron, đường kính nhỏ: 7-9 rnicron. về chi tiết, xem: thiếu máu hồng càu khồng lồ. HỒNG CẦU NHỎ: hồng cầu nhỏ bất thường (đường kính dưới 5p, hoặc thể tích trung bình hồng cầu dưới 80 fl): thấy trong bệnh hồng cầu hình cầu (xem phần dưái) và bệnh thiếu máu nhược sắc thiếu sắt. | HỒNG CẦU HlNH NHẪN: hồng cầu giảm đáng kể khả năng bắt màu nên biến thành hình nhẫn. HỐNG CẦU HÌNH BIA: (“target cells”): Tính bắt màu của hồng cầu tập trung phần ở chu vi phần ở trung tâm, làm cho chung giống hình một tấm bia (đích bắn có vẽ nhiều vòng đổng tâm). Hồng cầu hình tấm bla thấy tronặ bệnh thiếu máu thiếu sắt và những bệnh thiêu máu miền biển. BẤT THƯỜNG VẾ NHUỘM MÀU NHƯỢC SẮC: các hồng cầu giảm tính bắt màu thuốc nhuộm do mất bão hoà hemoglobin. HỒNG CẦU BẮT NHIỂU MÀU, BẮT MÀU KHÔNG ĐỀU NHAU HOẶC ƯA ĐA SẮC: hồng cầu bắt màu các thuốc nhuộm base nên có màu lục, nhưng cường độ thay đổi không giống nhau giữa các hồng cầu, đây là dấu hiẹu thoai hoá sau khi bị chảy máu hoăc trong những bệnh thiếu máu tan máu và những trường hợp loạn tạo hồng cầu. |
BẤT THƯỜNG VÉ HÌNH THẾ HỒNG CẦU BIỂN DẠNG: hồng cầu có hình thể rất không đồng đều. Có thể thay hồng cầu hình “sao biển” (hồng cầu gai, hồng cầu hình nhím), hình khe mlêng (hồng cầu hình khe miệng), hình bia, hồng cầu không có hemoglobin (hồng cầu hình nhan), hồng cầu vỡ thành mảnh (mảnh hồng cầu) V..V..; Những biến đổi này thấy ở những bệnh nhân mang van tim nhân tạo, trong một số bệnh thiếu máu tan huyết, và trong những bệnh làm tăng tốc độ tạo hồng cầu. HỒNG CẦU HÌNH CẦU: hồng cầu bé, đậm đặc và hình khối cầu, bất thường này hay thấy trọng những bệnh thiếu máu tan máu (xem: bệnh hồng cầu hình cầu di truyền) HỒNG CẦU HÌNH BẦU DỤC: đa số hồng cầu lưu thông trong máu hình khối bầu dục có chứa những thể hình que (xem: bệnh hồng cầu hình bầu dục). HỒNG CẦU HlNH LIỀM: có những hồng cầu hình lưỡi liềm (tiếng Anh: “sikle cell”); đôi khi muốn thấy rõ thì phải cho thêm một chất khử (metabisuítite natri) tác dụng vào dung dịch chứa hồng cầu. Hồng cầu hình liềm thấy trong bệnh hemoglobin s va tỷ lệ của chúng trên phiên đồ máu phụ thuộc vào tính chất dĩ hợp tử hoặc đồng hợp tử của tính trạng di truyền. MẢNH HỒNG CẦU: các hồng cầu bị vỡ thành từng mảnh nhỏ. | NHỮNG THỂ VÙI TRONG HÔNG CẦU NHỮNG CHẤM ƯA MÀU BASE: sự xuất hiện những chấm bắt màu base trong hồng cầu thầy trong những trường hợp loạn tạo hồng cầu, nhât là loạn tạo hồng cau do nhiễm độc chì, và những kim loại nặng khác, trong bệnh thiếu máu ác tính và nhứng bệnh thieu máu rriiền biển. NHỮNG THỂ JOLLY: hoặc thể Howell-Jolly (hạt có đường kính 1p) và những thể hình nhân Cabot (hình vòng tròn hoăc hình bầu dục) những thể này là di tích của nhân tế bào ở các giai đoạn còn non, thấy trong hồng cầu trong máu ở những bệnh thiếu máu tan máu nặng, thiếu máu ác tính và sau khi cắt lách. BỆNH HỒNG CẦU SẮT (thể Pappenheimer): những hạt sắt trong các ty thể (tiểu thể), nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh Phổ, thấy trong trường hợp sắt không gắn được vào hemoglobin, ví dụ trong những bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu sắt, trong những bệnh thiếu máu miền biển, trong những trường hợp nhiễm độc chì, V…V… THỂ HEINZ HOẶC THỂ HEINZ-EHRLICH: những hạt không đều nhaụ, màu tím, nằm ở phần ngoại vi của hồng cầu, thấy được bằng cách nhuộm hồng cầu với thuốc nhuộm xanh cresyl, thầy trong những trường hợp suy giảm enzyrri bẩm sinh, nhất là G6PD, trong những bệnh hemoglobin và trong những bệnh thiếu máu tan máu nhiễm độc. |
HỒNG CẦU hoặc “hồng cầu trưởng thành”:
- Hồng cầu bình thường:mất nhân tế bào là đặc hiệu của hồng cầu trưởng thành được đưa vào dòng máu. Trước khi biến mất, đôi khi nhân tế bào để lại những dấu vết dưới dạng những cục nhỏ lệch tâm (gọi là những thể Jolly) hoặc thể hình nhẫn (gọi là thể Cabot) mà người ta còn thấy được ở trong một số bệnh thiếu máu.
- Hồng cầu to:đường kính lớn (10-12 p) hình hơi bầu dục.
Ghi chú về hemoglobin: hemoglobin là một protein phức tạp, được hình thành trong tuỷ xương. Phân tử hemoglobin (trong lượng phần tử khoảng 66.000) bao gồm bốn nhóm hem (nhóm ngoại, tạo nên chất màu đỏ của hồng cầu), mỗi nhóm hem liên kết với một chuỗi peptid (có hai đôi chuỗi pepetid giống hệt nhau trong mỗi phân tử hemoglobin). Những biến đổi của những chuỗi peptid là nguồn gốc của một số lớn những typ hemoglobin khác nhau (xem: bệnh hemoglobin). Những chất sau đây cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin: sắt, vitamin B12, acid folic, protein, đồng, pyridoxin, và vitamin c. Sự hình thành hemoglobin được kiểm soát bởi một hormon nguồn gốc ở thận, đó là hormon erythropoietin, và được kích thích bởi tình trạng thiếu oxy. Hồng cầu bị phá huỷ ở trong hệ thống võng nội mô, nhất là ở trong những tế bào Kupffer của gan, những tế bào lưới của lách, và của tuỷ xương. Những sản phẩm của sự phá huỷ hồng cầu là globin, và sắt (lại được tái sử dụng để sản xuất hồng cầu mới) và bilirubin.