Mục lục
Cách đo nhiệt độ cơ thể
Thông thường có 3 cách: lấy nhiệt ở miệng, dưới nách hoặc cắm vào hậu môn, nhưng dù bạn đo bằng cách nào cũng phải chú ý để cho ống đo thủy tinh có mức độ thủy ngân xuống thấp, nếu như bạn sử dụng cây đo nhiệt độ cũ cần phải đo khoảng 3 phút, nếu là máy đo mới thì khi đo xong máy sẽ tự động báo cho bạn biết.
Khi đo nhiệt độ miệng nhớ phải ngậm cho chặt chớ nên cắn vào máy đo, nhất là khi bạn sử dụng máy làm bằng thủy tinh. Lúc này tốt nhất hít thở bằng mũi, tuy nhiên đối với những người đang bị nghẹt mũi, cảm, thì làm điều này hơi khó, khi bác sĩ đặt câu hỏi mà bạn đang ngậm máy đo trong miệng thì chớ nên trả lời mà chỉ nên ra hiệu bằng động tác tay hoặc viết ra giấy. Khi muốn lấy nhiệt ở những trẻ sơ sinh hoặc người bệnh bị bệnh nặng, tốt nhất là lấy tại hậu môn, nhiệt độ hậu môn thường cao hơn nhiệt độ miệng khoảng 0,6°C.
Sốt thực sự khi nào
Hôm nào bạn cảm thấy không khỏe và có hiện tượng sốt, phải sử dụng một trong các cách hướng dẫn nêu ở phần trên để đo nhiệt độ của cơ thể. Nếu mà đo được nhiệt độ ở miệng là 37,7°c thì đúng là tình hình đáng mừng, chính trạng thái sinh lý tự nhiên này đã mách cho bạn biết rằng bạn đang bị bệnh.Lúc này chớ nên hấp tấp tìm cách hạ sốt vì cơn sốt chưa hẳn là một chứng bệnh, mà chỉ là triệu chứng mà thôi, thậm chí còn là một hiện tượng tốt nữa vì nó cho thấy kháng thể tự nhiên của bạn đang chiến đấu tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm phạm cơ thể bạn, những vi sinh hữu cơ này thường ít có cách lan rộng trong môi trường nhiệt độ cao như vậy. Sự thực thì cách lên cơn sốt chính là một biện pháp điều trị ung thư. Nếu như bạn quá hấp tấp hạ cơn sốt mà chưa tìm rõ nguyên nhân, như uống thuốc hạ sốt hoặc dùng bông gòn chấm cồn lau mình v.v… không những làm mờ đi nguyên nhân thực sự của chứng bệnh, đồng thời khiến chức năng cơ chế miễn dịch trong cơ thể không thể phát huy. Xin các bạn phải nhớ một điều rằng, khi trẻ em mắc bệnh cảm hoặc bị nhiễm vi khuẩn thủy đậu mà lên cơn sốt, chớ nên cho uống thuốc hạ sốt, nếu không trẻ rất dễ mắc hội chứng Reye. Đây là một chứng bệnh não cấp có thể gây biến chứng ở gan và có tỉ lệ tử vong cao, một chứng bệnh mất cân bằng hệ thần kinh rất nghiêm trọng, nhưng giả sử nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,4°C và trẻ em có biểu hiện hết sức khó chịu hoặc co giật thì phải tìm cách hạ sốt, lúc này có thể dùng bông thấm cồn lau mình để hạ cơn sốt, nhờ bốc hơi của bề mặt da hoặc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Khi bạn làm việc trong một môi trường có nhiệt độ cao với thời gian lâu, thì hệ điều tiết tự nhiên trong cơ thể không đủ ứng phó sự xâm nhập của nhiệt độ cao mà dẫn đến say nắng, triệu chứng điển hình là người bệnh lên cơn sốt đột ngột và xuất hiện một loạt triệu chứng về hệ thần kinh từ co giật đến mê sảng, khi gặp tình trạng này trước hết cần gọi xe cấp cứu. Trước khi xe cấp cứu đến, dùng nước lạnh hoặc khăn ướt để hạ sốt cho người bệnh. Có điều kỳ lạ là những cơn suy kiệt do nóng bắt đầu từ phơi nắng quá lâu, khiến cơ thể mất đi một phần lớn nước lại ít khi gây triệu chứng lên cơn sốt cao, chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ và hấp thụ bổ sung lại phần nước cơ thể cần, sẽ trở lại bình thường. Muốn phân biệt chứng say nắng hoặc suy kiệt do nóng có thể bằng cách sờ vào làn da của người bệnh, nếu làn da khô và nóng có nghĩa là say nắng, nếu làn da ướt và lành lạnh thì là chứng suy kiệt do nóng.
Tìm ra nguyên nhân của sốt
Đôi khi nguyên nhân lên cơn sốt không rõ ràng muốn tìm nguyên nhân cũng không phải dễ), bác sĩ thường gọi những hiện tượng sốt liên tục kéo dài vài ngày hoặc vài tuần nhưng không rõ nguyên nhân là những cơn sốt không thể chẩn đoán, đa số cơn sốt là do viêm nhiễm tiềm ẩn. Tuy nhiên thuốc men cũng có thể gây triệu chứng sốt, ví dụ: bạn bị bệnh đi khám bác sĩ, bác sĩ kê toa cho bạn nhưng vài hôm sau nhiệt độ cơ thể của bạn lại tăng cao, có lẽ bạn nghĩ rằng đó là chứng bệnh hại bạn, có lẽ bạn đúng, nhưng cũng đừng quên là cũng có lẽ loại thuốc bạn đang dùng gây nên. Ngoài ra những tổ chức cơ thể bị thương, cũng có thể gây triệu chứng sốt như bệnh tim, ung thư hoặc mất cân bằng về hệ thống miễn dịch cơ thể. Cường giáp cũng khiến chức năng trao đổi tăng lên, đôi khi là nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ cơ thể lên cao. Tóm lại muốn tìm ra nguyên nhân thực sự của cơn sốt, người bệnh và bác sĩ phải phối hợp để tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, mới có thể có kết quả thực sự, tốt nhất nên ghi nhận nhiệt độ cơ thể khác thường trong một ngày của người bệnh, để bắt đầu cuộc kiểm tra sức khỏe. Nếu nhiệt độ miệng chưa lần nào thấp hơn 37,8°c mà không có triệu chứng khác xuất hiện thì nên kiểm tra lại loại thuốc đang dùng của bạn, vì mỗi thứ thuốc đều có hiện tượng gây sốt đột ngột, dù là loại thuốc bạn đang dùng nhiều năm cũng không ngoại lệ.
- Thuốc gây nên cơn sốt thông thường là kháng sinh, chính loại thuốc mà bạn dùng để chống viêm và hạ sốt, lại khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao. Antihistamines, thông thường dùng để điều trị bệnh dị ứng cũng có thể gây nên sốt. Nếu bạn thấy cơ thể mình không còn triệu chứng viêm nhiễm rõ rệt nên ngừng sử dụng loại thuốc này, nhiệt độ cơ thể sẽ trở lại bình thường. Barbiturates, loại thuốc an thần này có biệt dược là tiếng Anh như Phenobarbital, Seconal, Nembutal, Tuinal v.v… thường dùng để điều trị mất ngủ hoặc dùng cho những người bệnh động kinh với mục đích khống chế bệnh, đôi lúc cũng có thể gây cơn sốt.
- Thuốc hạ huyết áp với chức năng không chế cao áp và thải chất dịch thừa, cũng có khả năng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Viêm nội tâm mạc vi khuẩn bán cấp (Subacute Bacterial Endocarditis) chỉ những hiện tượng viêm nhiễm màng van tim bị tật cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây hiện tượng sốt không rõ có tính mãn và luôn kéo dài. Danh từ chuyên môn van tim bị tật dùng ở trên rất có thể là khuyết tật bẩm sinh nhưng cũng có thể là vết thương trong quá trình trưởng thành, trong đó phổ biến nhất là do tác hại của bệnh thấp tim, có thể khiến một số động tác sơ ý trong ngày thường làm cơ thể bị viêm nhiễm như đánh răng, nặn mụn hoặc nhổ một cọng lông trong mao mạch gây viêm da. Tất cả các động tác trên đều khiến vi khuẩn đi vào trong máu, cuối cùng lưu trú ở van tim. Gây tổn hại nghiêm trọng trước khi phát minh thuốc kháng sinh, chứng bệnh Osler thường gây tử vong cao.
Sốt nhẹ cũng có thể là một triệu chứng duy nhất của chứng viêm màng tim vi khuẩn bán cấp, hiện tượng sốt ở trường hợp này đôi khi kéo dài vài tháng, nếu bạn có hiện tượng sốt như vậy và xuất hiện âm bệnh lý của tim, tốt nhất nên suy nghĩ xem thời gian gần nhất mà bạn đi bác sĩ nha khoa là lúc nào, hoặc mới đây có nặn mụn hay không hoặc nhổ một cọng lông ? Hay có đi khám bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ tiết niệu có đặt đường ống dẫn tiểu khi nào không? Nếu có thì rất có thể bạn đang mắc chứng bệnh viêm nội tâm mạc vi khuẩn bán cấp. Dưới đây xin nêu thêm một số nguyên nhân khác gây nên cơn sốt :
- Nếu hầu như suốt ngày đều có hiện tượng phát sốt, nhưng cũng có một lần nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường trong vòng 24 giờ, vậy nguyên nhân cơn sốt có thể là áp xe, gây ra ở tổ chức có mủ không có màng bọc, vị trí áp xe là nơi có những tổ chức xoang, lợi, gan và sau hàm răng, thận, phổi, bụng và phần dưới phần cách mô v.v… thực tế bất cứ chỗ nào trên cơ thể cũng có thể hình thành hiện tượng u nang, chứng ung thư cũng gây hiện tượng sốt ngắt quãng.
- Trong vòng 6 tháng qua có khi nào đi du lịch bất kỳ một quốc gia nhiệt đới không, nếu có thì rất có thể nhiễm phải chứng sốt rét hoặc chứng bệnh Amip khiến lên cơn sốt.
- Khi gặp những triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, việc cần tìm hiểu môi trường sống của người bệnh là điều rất quan trọng.
Ví dụ: ở Mỹ có 5 trường hợp viêm nhiễm dễ gây triệu chứng lên cơn sốt mà không rõ nguyên nhân, mỗi một trường hợp viêm nhiễm đều cố định xảy ra ở một khu đặc thù nào đó (môi trường địa lý).
- Hình thái nghề nghiệp hoặc thói quen giải trí cũng là một trong những nguyên nhân gây cơn sốt. Ví dụ: công nhân làm ở xưởng nhựa rất có thể do hít phải khí thải trong quá trình làm việc mà nảy sinh hiện tượng lên cơn sốt, công nhân làm ở nhà máy gia công thịt cũng có thể bị truyền nhiễm một chứng bệnh mãn từ cơ thể súc vật bị mổ, đó là chứng bệnh sốt phát ban, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt đau lan tỏa và nhức mỏi. Trên thực tế có rất nhiều quá trình phát hiện chỉ bản thân người bệnh mới hiểu rõ, điều này là một nhân tố quan trọng quyết định kết quả chẩn đoán có đúng hay không? Hoặc chí ít cũng giúp quá trình chẩn đoán đi theo một hướng đúng, ví dụ: người thợ săn trong quá trình săn thường trực tiếp tiếp xúc con vật, rất có thể bị nhiễm phải chứng bệnh Rularemia ; hoặc như trong quá trình săn con chim ưng hoặc thưởng ngoạn những con chim mà dính phải bụi phần chim cũng có thể lâm vào chứng bệnh Psittacosis, đây là một chứng bệnh phổi ; hoặc khi bạn đi dạo trong rừng bị con sâu cắn ; hoặc lần đầu tiên ăn phải những miếng phó mát, uống nhầm ly sữa chưa qua tiệt trùng, trong một lần bạn đi chơi ở nông trại được chủ trại mời uống, tuy những thứ thức ăn này rất ngon miệng nhưng có lẽ bạn sẽ gặp nguy hiểm nhiễm phải chứng bệnh Listeriosis thật là không đáng. Ngoài ra như những món thịt chưa nấu thật chín cuối cùng cũng khiến con người ta bị giun móc và bị lên cơn sốt.
Nếu như bạn có thói quen nghiện ngập thì chớ nên giấu bác sĩ, vì bạn chẳng những là người có tỷ lệ nhiễm Sida cao và nhất là dễ dàng nhiễm phải chứng bệnh áp xe hoặc nội tâm mạch vi khuẩn bán cấp. Nếu người bệnh có triệu chứng sốt không rõ ràng, thông thường bác sĩ phải khám rất kỹ về làn da của người bệnh, không những chỉ để tìm ra những vết sảy trên da và còn muốn tìm trên đó xem có dấu chích hay không.
Nếu bạn có chích hút xì ke thì phải thừa nhận một cách thật thà. Xin nêu ở phần dưới về những triệu chứng mà người bệnh có thể tả với bác sĩ để bác sĩ dựa vào đó chẩn đoán bệnh tình :
- Rùng mình: khi bạn thấy có hiện tượng rùng mình có thể khẳng định là bạn đang bị viêm nhiễm bởi một vi khuẩn nào đó như áp xe, viêm nội tâm mạc vi khuẩn thứ cấp, biến chứng túi mật hoặc những chứng bệnh về tiết niệu.
- Hiện tượng ra mồ hôi trộm vào buổi tối cho thấy bạn có khả năng mắc chứng bệnh lao, vì ngày càng có đông người mắc chứng bệnh này (nhất là những người bị bệnh Aids).
Thêm vào đó trong nước Mỹ có người nghèo và người lang thang ngày càng nhiều, nên tỷ lệ mắc bệnh lao có xu thế gia tăng ; nhất là những người già ở viện dưỡng lão.
- Khi bạn lên cơn sốt dai dẳng và có hiện tượng sụt cân, rất có thể do khối u ác tính. Tuy nhiên cũng có khả năng chỉ là một chứng viêm nhiễm mà bạn chưa phát hiện nhưng có khả năng chữa khỏi.
- Khi bạn vừa sốt vừa ỉa chảy, trong phân có mủ hoặc máu, rất có thể do nhiễm ký sinh trùng ở đường ruột, cần phải qua nhiều lần kiểm tra phân mới có thể tìm ra nguyên nhân thực sự. Vì vậy chớ nên chỉ một lần xét nghiệm không có chuyện gì mà bỏ qua, ngược lại bạn phải tiếp tục theo dõi để tìm ra con ký sinh trùng khác có thể tiềm tàng trong ruột bạn, ngoài ra còn có một số khối u ác tính hoặc viêm ruột (viêm khúc ruột cong cục bộ dạng lở loét) có thể gây nên triệu chứng như trên.
- Khi bạn đi tiểu cảm thấy đau và có cảm giác buốt ; hoặc cứ cách vài phút là phải đi tiểu một lần đồng thời còn kèm theo hiện tượng sốt và rùng mình, hầu như có thể khẳng định là đường tiểu của bạn đang bị viêm nhiễm.
- Khi lên cơn sốt cũng có thể kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết, đây lại là một thứ bệnh khác nhưng không nên kết luận quá sớm, cứ tự cho mình mắc phải tuyến khối u ác tính (ung thư hạch). Trên thực tế bất kỳ một cơn sốt do viêm nhiễm virus hoặc do dị ứng thuốc cũng có thể gây triệu chứng tương tự.
- Khi da bạn lên sởi, cần phải đi khám bác sĩ, nó có thể do bị sâu cắn cũng có thể do viêm nhiễm hoặc khối u tuyến hạch ác tính.
- Có nhiều người bệnh mắc chứng bệnh mất cân bằng hệ thống miễn dịch (cũng có nghĩa là tổ chức chống virus trong cơ thể quay trở lại tấn công những tế bào bình thường) đều có hiện tượng đau khớp và viêm khớp, nếu khớp bạn trở nên dị ứng (đụng phải là đau), sưng đỏ đau và có kèm theo sốt nhẹ dai dẳng, thì hoàn toàn có thể khẳng định là đang mắc phải chứng bệnh trên như : viêm động mạch (Polyarteritis); đau cơ thấp (Polmyalgia Rheu- matica); viêm khớp dạng thấp hoặc chứng bệnh Lupus ban đỏ rãi rác.
- Bệnh sử gia tộc cũng là một yếu tố quan trọng, bạn phải tìm hiểu thành viên trong gia đình dù là những người ít khi liên lạc, để tìm hiểu xem họ đã có phải có những triệu chứng lên cơn sốt nhẹ hoặc sốt đi sốt lại và có triệu chứng đau khớp hay không. Nếu có thì đây là chứng bệnh (sốt gia đình Địa Trung Hải), là một chứng bệnh thường phát sinh đôi với những người dân là công dân ở những đất nước xung quanh vùng Địa Trung Hải hoặc có tổ tiên từng sống khu vực đó, triệu chứng bệnh này là đau bụng, đau khớp và lên cơn sốt nhẹ dài đến vài tuần.
- Sau đây xin nêu vài chứng bệnh cũng có khả năng gây nên cơn sốt dai dẳng và đau cơ bắp: nhiễm virus ; do ăn phải thịt heo nấu chưa chín dẫn đến bệnh giun ; chứng Toxo Plasmosis thường do ăn phải thịt sống hoặc những miếng thịt bị ô nhiễm bởi phân mèo, sản phẩm sữa chưa tiệt trùng cũng có thể thông qua những vi khuẩn Listeria và dạng hạch dẫn đến sự viêm nhiễm ; bị con sâu cắn ; hệ miễn dịch trong cơ thể có vấn đề.
- Nếu bạn có triệu chứng đau lưng, đồng thời kèm theo sốt, có khả năng là bệnh thận hoặc viêm cột sống do vi khuẩn từ đường máu đi vào các tổ chức trên và gây biến chứng viêm ở chỗ đó.
- Những huyết khối sản sinh trong đùi, xương chậu, một khi chảy vào phổi gây tắc nghẽn cũng có thể khiến đau ngực và triệu chứng cơn sốt nhẹ. Tình hình trên thường xảy ra ở những chị em ; nhất là những chị em mắc chứng bệnh giãn tĩnh mạch hoặc đang uống thuốc ngừa thai, có thói quen hút thuốc ; đang mang thai hoặc những chứng bệnh viêm phụ khoa (như viêm xương chậu đều dễ xuất hiện triệu chứng nêu trên).
- Đau dữ dội ở bụng trên bên phải, kèm theo cơn sốt không rõ nguyên nhân, rất có thể do biến chứng ở túi mật (sỏi), ngoài ra như viêm bồn chậu, áp xe thận hoặc khối u cũng có thể sản sinh sốt và đau.
Ngoài những điều các bạn phải kể tường tận những triệu chứng với bác sĩ nêu trên, cũng cần tự động kiểm tra những tình trạng dễ thấy trên cơ thể mình.
- Kiểm tra kỹ làn da, móng tay, móng chân của mình, chứng bệnh viêm nội tâm mạc vi khuẩn thứ cấp sẽ gây xuất huyết nhẹ, khiến làn da và móng tay, móng chân như được lấm tấm những mảnh vụn. Thông qua hiện tượng này có thể xác định nguyên do căn bệnh, nhưng cần xem cho thật kỹ những mảnh vụn đó ; nó không phải mảnh vụn thật mà là hiện tượng xuất huyết.
- Sờ vào những hạch phân bổ ở cổ, nách, háng, bụng, làn da khắp cơ thể xem có hiện tượng sưng hay không ? Nhất là sau khi khám bác sĩ mà không phát hiện gì, càng phải tự kiểm tra một lần cho kỹ, đây là một hiện tượng dễ phát hiện, nhưng lại thường chỉ xuất hiện trong những lần trước và sau khi khám. Hãy đè vào xương ngực, nếu đụng thì cảm thấy đau rất nhạy cảm, thì phải chú ý xem bộ phận này có bị biến chứng khối u ác tính hay không, ngoài khám xét kỹ các bộ phận trên cơ thể ra, muốn tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà có hiện tượng lên cơn sốt, còn cần tới những xét nghiệm hết sức phức tạp, trước hết là kiểm tra những hồng cầu máu hoặc làm những xét nghiệm hóa học, hoặc số lượng tế bào trong máu và chủng loại tế bào.Thông thường là những đường dây quan trọng để truy tìm nguyên nhân căn bệnh, ví dụ: những tế bào khoái hồng huyết cầu là tiêu chuẩn xác định chứng bệnh dị ứng, một khi bạn bị lên cơn sốt bởi ký sinh trùng, số lượng huyết cầu này lên nhanh chóng. Tổng số bạch huyết cầu là một căn cứ tham khảo quan trọng, nếu tổng số bạch huyết cầu tăng rất nhanh thì khả năng sốt bởi viêm vi khuẩn sẽ cao hơn là sốt do nhiễm virus, vì khi bị nhiễm virus (lúc đó nhiệt độ cơ thể đã tăng cao), tổng số bạch huyết cầu có lẽ vẫn còn duy trì ở một tỷ số bình thường.
Có nhiều thứ bệnh ác tính khác nhau có thể thông qua xét nghiệm máu thường lệ mà phát hiện ; nhất là bệnh máu khó đông, thông thường khi xét nghiệm bệnh thiếu máu, nếu phát hiện có kèm theo cơn sốt, thì có nghĩa là chứng bệnh đó liên tục và mãn tính, đồng thời hết sức nghiêm trọng, mẫu máu sẽ được đưa vào kiểm tra tại phòng xét nghiệm, xem có phải là vấn đề sản sinh từ hệ miễn dịch hay không, đồng thời phải cấy vi khuẩn trong môi trường hoàn toàn tiệt trùng,để xem có căn nguyên bệnh nào giấu mình trong máu (máu thông thường không có vi khuẩn), ngoài ra bác sĩ còn cần phải xét nghiệm phân, nước tiểu và đờm để xem trong đó có tồn tại vi khuẩn,hoặc những viêm nhiễm khác, thậm chí là tế bào ung thư hay không, nếu như xét nghiệm trên vẫn không tìm thấy kết quả thì phải tiến hành thêm các bước như sau:
- Chụp cắt lớp bằng vi tính trên những bộ phận có khả năng gây bệnh như : đầu, ngực, bụng và cột sống.
- Nếu xương thấy đau, bác sĩ chắc chắn yêu cầu chụp hình xương để tìm ra nguyên nhân do viêm nhiễm viêm khớp hoặc có khối u.
- Nếu nghi phổi có huyết khối, thì phải tiến hành siêu âm phổi.
- Và tiến hành siêu âm toàn thân để tìm ra vị trí áp xe đang giấu một chỗ nào đó trên cơ thể.
- Ngoài tìm kiếm những biến chứng ác tính, bác sĩ có thể cho chọc kim tiêm vào tủy xương rút ra một số tế bào tủy xương, để xét nghiệm, nghe có vẻ ghê gớm lắm, thật ra nếu công việc này được tiến hành bởi chuyên gia huyết học có kinh nghiệm, sẽ không làm cho bạn đau.
Cuối cùng cần nhắc các bạn một điều rằng, đừng bị những trạng thái nêu trên làm hốt hoảng. Thực tế trong tất cả những triệu chứng lên cơn sốt mà không rõ nguyên nhân, thì có tới 90% cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân và có thể chữa khỏi, thậm chí 10% còn lại không cần chữa cũng vẫn khỏi.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : Sốt | |
Khả năng mắc bệnh Cần phải xác định hiện tượng khác thường trên là sự thực, vì một số người thông thường cũng có thể có sự thay đổi về nhiệt độ trên cơ thể. | Biện pháp xử lý |
1. Phản ứng sinh lý tự nhiên khi viêm nhiễm. | • Nếu trẻ bị sốt khó chịu và co giật, mới cần cho uống thuốc hạ sốt, còn không thì không cần quá hấp tấp cho hạ sốt, nhưng tuyệt đối không nên cho trẻ uống aspirin, mà chỉ nên dùng acetaminophen để hạ sốt và giảm đau. |
2. Trúng nắng | • Nhanh chóng đi cấp cứu. |
3. Tác dụng phụ do thuốc | • Thay đổi thuốc điều trị. |
4. Viêm nội tâm mạc vi khuẩn bán cấp. | • Kháng sinh. |
5. Áp xe | • Lấy bỏ mủ. |
6. Viêm do tế bào, nấm hay kí sinh trùng. | • Điều trị. |
7. Biến chứng ác tính. | • Điều trị. |
8. Mất cân bằng về hệ miễn dịch. | • Dùng thuốc cortisone hay những thứ thuốc khác. |
9. Tắc nghẽn do huyết khối ở phổi. | • Dùng thuốc chống đông máu |
10. Dị ứng. | • Thuốc steroid, tránh phơi nắng. |