Siêu âm giúp chẩn đoán khá nhiều bệnh lý túi mật:

1.    Sỏi túi mật:

  • Có thể gặp sỏi nhỏ thành hình nốt đậm âm, kèm bóng cản âm hoặc không.
  • Sỏi to: thể hiện bằng hình vòng cung đậm âm kèm bóng cản âm rõ (siêu âm phát hiện được cả loại sỏi cản quang và không cản quang).
  • Sỏi thường di động trong túi mật và vị trí thay đổi theo tư thế bệnh nhân. Đôi khi cũng gặp sỏi kẹt ở cổ túi mật hoặc đoạn cuối của ống túi mật. Sỏi túi mật thường kèm theo viêm túi mật.
  1. Túi mật tích nước: (Hydrocholecyste) thường là hậu quả của sỏi kẹt ở cổ túi mật hoặc ở ống túi mật. Dấu hiệu siêu âm là túi mật giãn to một mình. Trong khi đường mật trong ngoài gan không giãn: dịch mật trong đều, trong trường hợp này phải cố gắng tìm hình sỏi kẹt. Nếu lâu ngày sẽ có hình túi mật tích mủ (pyocholecyste): túi mật giãn to dịch mật không đều và có nhiều hình đậm của mủ, không kèm bóng cản âm.
  1. Bùn mật: Trong túi mật dịch mật chia thành hai lớp: lớp trên là dịch mật trong rỗng âm, lớp dưới là dịch mật đặc đậm âm, giữa hai lớp có đường kính giới hạn thẳng ngang, bùn mật có thể di chuyển trong túi mật tùy theo tư thế bệnh nhân.

4.   Viêm túi mật:

Trong viêm túi mật cấp thấy các dấu hiệu siêu âm sau đây: có điểm đau rõ rệt khi ấn đầu dò vào túi mật (điểm Murphy siêu âm) thành túi mật dầy trên 0,3cm và nhiều khi thành hình hai bờ (hai lớp đậm âm cách nhau bởi một lớp giảm âm). Nếu có khí thũng thành túi mật sẽ thấy một vệt sáng của khí nằm trong thành. Nếu có thấm phúc mạc có thể thấy hình dịch rỗng âm quanh túi mật hoặc ở túi MORISSON giữa gan và thận phải. Đám quánh túi mật thể hiện bằng hình một khối đậm âm quanh túi mật. Trong trường hợp có cả sỏi và viêm túi mật sẽ thấy trên hình nốt đậm âm kèm bóng cản âm trong túi mật.

Trong viêm túi mật mạn thành túi mật thường rất dầy (0,8 – lcm) túi mật có thể bị biến dạng (hình hai túi, hình móc câu). Thể tích túi mật có thể bình thường hoặc thu nhỏ trong trường hợp viên túi mật xơ teo. Nhiều khi túi mật chứa đầy sỏi không còn thấy dịch mật nữa thể hiện một đám đậm âm không đều. Trong trường hợp túi mật hóa sứ (Vésiculêproceelaine) thành túi mật bị vôi hóa tạo thành hình một vòng cung đậm âm kèm bóng cản âm rộng (hình vỏ sò).

U túi mật gồm hai loại: u lành tính và ung thư. U lành tính của túi mật ít gặp đa số là u nhú (Papillome) và polype thể hiện bằng khối đặc tròn nhỏ bờ đều chân rộng hoặc có cuống bám vào mặt trong thành túi mật, không có bóng cản âm. Ung thư túi mật tạo thành hình một khối đặc bờ nham nhở không đều chân rộng không thèm theo bóng cản âm nằm ở mặt trong thành túi mật, ở giai đoạn muộn ung thư lan ra mặt ngoài thành túi mật và xâm lấn vào gan hoặc chèn ép ống mật chủ. Khác với sỏi túi mật u túi mật không có bóng cản âm và bám vào một vùng cố định của thành túi mật, không thay đổi vị trí theo tư thế bệnh nhân.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng