Tên khác: Phấn cát căn

Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.

Họ: Đậu (Fabaceae)

1. Mô tả, phân bố

Là loại dây leo, dài tới 10m. Thân có lông. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng,

hai mặt đều có lông. Hoa màu xanh lơ, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu

màu vàng nhạt có rất nhiều lông. Sắn dây mọc hoang ở các vùng rừng có nhiều nhất là vùng Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây…

cay san day

2. Bộ phận dùng, thu hái

Sắn dây có hai bộ phận được dùng làm thuốc, đó là: Rễ củ (gọi là Cát căn) và Hoa (gọi là Cát hoa). Nhưng bộ phận quan trọng nhất là Cát căn.

Cát căn được thu hái vào mùa thu đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), lúc tiết trời khô ráo. Người ta đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cạo sạch vỏ lụa và cắt thành từng đoạn theo quy định, để nguyên hoặc bổ dọc đôi (nếu củ quá to), đem sấy kỹ trong một ngày, một đêm. Xong đem phơi nắng hay sấy nhẹ cho thật khô, ta được vị Cát căn. Cát căn có vị ngọt mát, không mùi. Cát căn đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học chính

Thành phần chủ yếu của Cát căn là tinh bột. Một số tài liệu còn nói Cát căn còn có flavonoid (Puerạrin).

Cát căn

Cát căn

4. Công dụng, cách dùng

Cát căn có tác dụng giải nhiệt, làm tăng tân dịch, giải khát. Dùng chữa các chứng bệnh sốt nóng, nhức đầu, đau cứng cổ, khát nước, tiêu chảy…

Trong dân gian, người ta dùng Cát căn để chế tinh bột đê làm thực phẩm và làm thuốc.

Cách dàng: Uống 9 – 15g/ngày, dạng thuốc sắc. Có thể dung riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý. Người bị chứng âm hư không được dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng