Cây hồi thân gỗ, cao 6-10m, thân thẳng to, cành thẳng nhẵn. Lá mọc so le. Hoa mọc đơn ở nách lá. Lá đài màu trắng có mép màu hồng, cánh hoa màu hồng thẫm. Quả kép, xếp thành hình sao, lúc non có màu lục, khi già màu nâu sẫm, mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng nhẵn bóng.
Theo Đông y, quả hồi được dùng làm thuốc chữa bệnh, có vị cay ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng trừ đờm khai vị, tiêu thực kiện vị, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong giảm đau, sát trùng, chữa nôn mửa, tiêu chảy, bụng đầy trướng đau, đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thức ăn, tay chân nhức mỏi.
Thuốc ứng dụng:
Bài 1. Thuốc chữa đau bụng thổ tả
+ Quả hồi 30g
+ Vỏ dộp ổi 10g
Thuốc tán nhỏ mịn cho người bệnh uống mỗi lần 30g với 30ml nước sôi pha thêm 10ml rượu trắng, ngày uống 3 lần trước bữa ăn. cần uống liền 3 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh đau lưng
+ Quả hồi 100g
+ Muối ăn 15g
Quả hồi bỏ hạt, muối pha thành nước đặc. Cho quả hồỉ vào trộn đều sau 30 phút, đem sao khô, tán bột mịn. Mỗi lần uống 6g với nước sôi có pha /4 lượng nước uống là rượu. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn. cần uống liền nhiều ngày.
Bên ngoài dùng 150g cúc tần, 150 ngải cứu, 50g lá bưởi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, trộn với lOml giấm sao nóng, chườm vào chỗ đau.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh bí đại tiện
+ Quả hồi 2g
+ Bìm bìm đen 8g
Quả hồi và hạt bìm bìm đen tán bột nhỏ mịn. Người bệnh chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. cần uống liền 5-7 ngày.
Xem tiếp: