Cây cà chua thuộc loại thân thảo, sống quanh năm, cao khoảng 0,8-l,5m, thân mọng nước, có lông mềm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, năm cánh, màu vàng cam. Quả cà chua khi chín có màu tơ hồng, mọng nước, hình tròn hay dẹt. Quả cà chua dùng để ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định vai trò tích cực của hoa quả đối với phòng và điều trị các bệnh tim mạch. Tại Pháp, ngay từ những năm 1778, cà chua đã lên ngôi và được gọi dưới nhiều tên gọi như “Trái táo vàng” hay “Táo tình yêu”, ở Việt Nam, cà chua lại là một loại thực phẩm dễ kiếm, rẻ tiền và có thể đáp ứng cho nhiều đối tượng do giá thành của nó so với nhiều loại hoa quả khác. Ta có thể sử dụng cà chua chín như một loại thực phẩm thiên nhiên phòng và chữa bệnh tim mạch.

Tại sao có thể kết luận cà chua có tác dụng tích cực đối với phòng và chữa bệnh tim mạch? Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ tươi của cà chua gọi là Lycopen và

Beta caroten, được coi là vitamin A tự nhiên. Những hoạt chất này có tác dụng chống oxy hoá tế bào, do vậy có tác dụng tốt trong dự phòng các bệnh tim mạch thông qua tác dụng phòng chống sự hình thành các cục máu đông trong lòng động mạch. Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) được thực hiện trên 90.000 nữ y tá cho phép kết luận: Nguy cơ Tai biến mạch máu não do vỡ động mạch máu não giảm thấp ở những người ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A thiên nhiên.

Cây cà chua thuộc loại thân thảo
Cây cà chua thuộc loại thân thảo

Ngoài ra, trong cà chua còn chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin C, B1, B2, B6, PP… Thành phần đạm, đường, chất béo có trong cà chua rất ít, do vậy có thể coi cà chua như một loại thực phẩm nghèo năng lượng rất thích hợp cho người mắc bệnh béo phì, một căn bệnh được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Vitamin c có trong cà chua với hàm lượng nhỏ, chỉ khoảng 12 – 15 mg trong 100g cà chua. So với trái táo, lượng vitamin c trong cà chua chỉ bằng 1/10 nhưng bù lại là tác dụng của Lycopen và lượng vitamin A thiên nhiên có trong cà chua.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều giống cà chua khác nhau. Bạn có thể sử dụng cà chua dưới nhiều dạng chế biến khác nhau như xào, nấu, sốt cà chua, mứt và đơn giản nhất là ăn sống.

Người ta cho rằng do Lycopen chỉ tan trong dầu nên ăn cà chua dưới dạng nấu sốt hoặc xào để cơ thể có thể hấp thu tối đa lượng Lycopen cần thiết cho cơ thể.

quả cà chua có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng
Quả cà chua có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng

Theo Đông y, quả cà chua thường có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức trong lao động, làm chậm quá trình lão hóa, làm cân bằng tế bào. Khu vị nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, lợi tiểu, hòa tan urê, thải urê, giúp điều hòa các loại tinh bột, giảm huyết áp, phong thấp, urê huyết, sỏi niệu đạo, chữa táo bón, viêm ruột.

* Thuốc ứng dụng:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh bí tiểu

+ Quả cà chua 100g

+ Hành củ 5g

+ Lá mã đề 20g

Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh uống ngày một thang chia 3 lần lúc đói, mỗi lần 50ml với nước sôi để nguội, cần uống liền 3 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh táo bón

+ Quả cà chua 100g

+ Khoai lang 100g

+ Đường đỏ 30g

Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước, đun nhừ thành chè, ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cần ăn 5-7 ngày.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh sỏi niệu đạo

+ Quả cà chua 100g

+ Rễ cỏ tranh 100g

+ Chuối hột 30g

+ Lá diếp cá 30g

Các thứ rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống trong ngày, cần uống trong nhiều ngày.

Bài 4. Chữa sốt cao khát nước

+ Cà chua chín 50g

+ Vỏ dưa hấu 30g

+ Đậu xanh 30g

+ Đậu đỏ nhỏ hạt 30g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ thuốc, khi còn 300ml chắt lấy nước bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày trước khi ăn. cần uống liền 5 ngày.

Bài 5. Chữa bệnh viêm gan mạn tính

+ Cà chua chín                     100g

+ Đương quy                         15g

+ Đảng sâm                          15g

+ Rễ cỏ tranh                       30g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 300ml chắt lấy nước bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày trước khi ăn. cần uống liền 11 ngày.

Bài 6. Chữa bệnh huyết áp cao

+ Cà chua chín                     100g

+ Củ mã thầy                        30g

+ Vỏ dưa hấu                        30g

+ Râu ngô                             60g

+ Đỗ trọng                            15g

Các vị thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 300ml chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần cho người bệnh uống hết trong ngày, trước khỉ ăn. cần uống liền 11 ngày là một liệu trình, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày, cần dùng 5 liệu trình.

0/50 ratings
Bình luận đóng