CAN KHÍ THÔNG SUỐT MẮT SẼ TRONG SÁNG TỰ NHIÊN.

Mắt là công cụ truyền thần, sở dĩ người ta thường ví những gì người ta cần thiết và yêu thương bảo vệ nó như yêu thương, bảo vệ mắt vậy.

Trung y cho rằng “Can mạch trú Ở mắt, mắt là can khiếu”. Mắt được tư dưỡng của huyết mà trông thấy được. Can tạng là khí quan tàng trữ và điều tiết huyết dịch toàn thân, với mắt có nhiều quan hệ trực tiếp lẫn nhau.

ở xung quanh mắt có rất nhiều huyệt đạo có liên quan với can tạng, cho nên khi lúc can khí ứ trệ, mắt sẽ trở nên đờ đẫn thất thần. Một người có cặp mắt đờ đẫn thất thần, tất nhiên mất đi sức hấp dẫn.

Can huyết bất túc, mắt mất sự dinh dưỡng, có thể dẫn đến bệnh quáng gà, thị lực giảm và hai mắt khô chát. Can hỏa thượng thăng, có thể dẫn tỚi hai mắt đỏ sưng. Nếu như muốn có cặp mắt linh hoạt hấp dẫn, trước tiên cần phải quan tâm can tạng của tự mình.

Người ta thường nói: “Con mắt là cửa sổ của Ịinh hồn” cũng tức là nói, từ con mắt có thể nhìn thấy trạng thái tinh thần của con người.

Trong lúc tinh thần con người bất an, hoặc lúc mỏi vai đau đầu, con mắt sẽ nổi đầy gân máu, đó cũng là triệu chứng khác thường của can tạng.

NHÃN THÔNG NGŨ TẠNG.

“Nội kinh” có nói: “Nhãn (mắt) thông ngũ tạng”, lại nói: “Tinh khí của ngũ tạng lục phủ đều thượng chú ở mắt”. Can chủ mắt đen còn thận chủ con ngươi một chấm đen như mực ở giữa. Cặp mắt con người có thể ngó về quá khứ nhìn về tương lai, biện trắng đen biết đẹp xấu, tựa như nhật nguyệt trên trời vậy. Con mắt sở dĩ có những tác dụng như vậy, đó là vì con mắt vốn có tinh của ngũ tạng lục phủ, lại hợp khí của âm dương, cho nên có tác dụng tuyệt diệu về soi xét vạn vật.

Một khi cơ năng can tạng suy yếu, cơ năng thận tạng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, quan hệ của họ rất mật thiết và cả hai cùng liên quan đến mắt, đồng thời cũng có quan hệ rất nhiều với tuổi tác.

Con mắt như thế nào, đó là triệu chứng thể hiện bên ngoài của can tạng. Trung y cho rằng can thuộc mộc, Thận chủ thủy, thủy sinh mộc, tử là can mẫu là thận, cả hai đều không thể tách rời. Khí can thận sung túc, thì mắt sáng và có thần sắc, khí can thận yếu kém, thì mắt mờ, say sẩm. Xung quanh mắt đen nổi đỏ, có cảm giác đau nhói, đó là can nhiệt. Mắt hay chảy nước mắt, quanh con người có màu vàng khô, đó là can hư. Con ngươi dãn lớn, trắng nhạt thiên nghiêng, đó là thận hư, con ngươi thu nhỏ, hoặc kèm hơi vàng, đó là thận nhiệt. Kết quả là chứng hư hay chứng thực, từ sự biểu hiện của mắt mà được biết.

Tôn Tư Mạo “Dược Vương” đời Đường nói: Bệnh mắt trước tuổi năm mươi, có thể uống Tả Can Thang, sau năm mươi tuổi thì không thể uống Tả Can Thang. Trong mắt cố bệnh, có thể bôi thuốc, không có bệnh không nên tùy tiện bôi thuốc, chỉ có thể dùng thuốc bổ can.

Vì công năng thận tạng suy nhược mà gây ra bệnh mắt, có thể uống “Bát vị hoàn” để tăng cường sức lực thận tạng, nếu dùng thêm Cúc hoa và Câu kỷ, thì có thể dần dần hồi phục nguyên khí, trở nên trẻ tuổi và đầy sức sống.

Chăm sóc đôi mắt để khỏe đẹp
Chăm sóc đôi mắt để khỏe đẹp

CAN DƯƠNG THƯỢNG CAN DẪN ĐẾN SUY HUYẾT MẮT.

Có nhiều người sau khi uống rượu mắt đều bị sung huyết, đó là vì rượu cồn kích thích can tạng, khiến can tạng trở nên hưng phấn khác thường mà gây ra.

Sức ép tinh thần và phẫn nộ đều có thể tạo thành can khí uất kết ở can tạng xung lên mắt, thì sẽ gây ra can dương thượng cang, làm tổn thương rất lớn đến mắt, ắt phải đặc biệt chú ý.

Y học gia Dương Sĩ Dinh nói: Đại phàm bệnh mắt phần nhiều do nhiệt gây ra, phương pháp chữa trị nên lấy thanh tâm lương can, điều huyết thuận khí làm chủ.

“Nội Kinh” cho rằng: chứng đỏ mắt có ba nguyên nhân: Một là phong trợ, hỏa uất ở trên. Hai là hỏa thịnh “Mùa hè nắng nóng đã đến, bệnh nhân mắt đỏ trong nóng”. Ba là vì khí tà táo làm tổn thương “Táo khí lưu hành, bệnh nhân mắt đỏ” về phương pháp chữa trị, cổ y học gia cho rằng, con mắt đỏ sưng đó chính là do phong hỏa nhập vào giữa can đởm thấp khí không tan, hội tụ mà thành. Trong thời kỳ đầu bệnh mắt, dùng thuốc như can đởm, kèm dược vật tán thấp hỏa, chữa cùng một lúc chứng phong hỏa tháp, dĩ nhiên thuốc đến bệnh trừ. Dùng Long đởm tả can thang, hiệu quả trị liệu tương đối tốt.

CAN TẠNG SUY YÊU DẪN ĐẾN MỎI MẮT.

Công năng can suy yếu nếu không được chữa trị kịp thời , cuối cùng có thể dẫn đến bệnh xơ gan.

Những người công năng can suy yếu, thông thường đều dễ bị mỏi mắt. Đó là can khí suy yếu mà dẫn đến mỏi mắt. Trung y cho rằng “Can huyết bất túc” hoặc “Can huyết hư” sẽ xuất hiện chứng trạng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ hay nằm mơ.

Người có tuổi tác cao, tất nhiên phải đối diện với sự khốn đốn của hiện tượng răng bắt đầu lung lay, mắt suy yếu. Có người lo lắng suy nghĩ quá độ’, thì hiện tượng trên cũng sẽ xuất hiện vào tuổi trung niên. Như Hàn Dũ nói về tự mình: “Tuổi chưa đến bốn mươi mà tóc đã bạc phơ, mắt lại mờ, răng đã lung lay”. Đó thuộc về tình trạng nói trên.

Trong phương thuốc dùng trong cung đình các triều đại đã bảo tồn rất nhiều bí phương có liên quan đến cách chữa bệnh mắt, về cách bảo dưỡng con mắt, đó là đề tài quan trọng mà loài người quan tâm đến từ xưa đến nay.

Trong y án đời Thanh, Tang diệp và Cúc hoa là hai loại thuốc Bắc thanh can minh mục thường gặp nhất. Ngự y Trương Trọng Nguyên vì lão Phật gia (Từ Hỵ) soạn cho ra bài thuốc “Minh Mục Diên Linh Hoàn” cũng chỉ dùng Tang diệp, Cúc hoa mỗi thứ hai chỉ mà thôi.

Căn cứ sự ghi lại trong cuốn “Bản thảo cương mục” thì Tang diệp, Cúc hoa đềụ thanh nhiệt tán phong, dưỡng can sáng mắt” uống thường xuyên có hiệu quả tốt.

CÁC CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH MẮT

1) Từ thạch (đá nam châm) có thể chữa mờ mắt.

Cuốn “Vân Tiên Tạp Ký” của Phùng Chí đời Đường nói: Có lợi cho mắt chẳng chi bằng Từ thạch, để Từ thạch trong gói nằm, có thể khiến cho mắt lão mà không mò, trong Ninh Vương Cung thường xuyên sử dụng phương pháp này. Y án đời Thanh ghi lại rằng, trong phương thuốc dùng xông mắt của Quang Tự

Để cũng có sử dụng Từ thạch. Vị thuốc này có công hiệu bình can, an thần, sáng mắt.

Từ Chu Hoàn trong “Thiên kim yếu phương” là dùng Từ thạch phối hợp với Chu sa, Thần khúc để chữa mắt mờ, nhìn vật thể không rõ, Từ đó được biết dùng Từ thạch chữa mắt, đã có nguồn gốc lâu dài.

2) Chà xát lòng bàn chân có thể chữa bệnh mắt.

Nghe nói ở đời nhà Thanh có một vị công tử, tuổi mới hai mươi có người cha là thống quân của một tỉnh, gia đình giàu, có. Vào mùa thụ năm ấy, vị công tử đó trúng cử hội thi làng, khách đến mừng đầy nhà. Hai mắt công tử đỏ đột nhiên sưng, đau đến không thể chịu nổi, suốt đêm rên ri. Thế là mời danh y Diệp Thiên Sĩ đến chẩn trị. Thiên Sĩ xem qua và nói rằng: “Bệnh đau mắt ấy của công tử không hề gì, chẳng bao lâu sẽ trị khỏi, chỉ đáng ngại là chỉ trong bảy ngày lòng bàn chân sẽ sinh ung nhọt, khi nhọt độc vỡ ra thì không thể cứu chữa được”.

Ngày thường Diệp Thiên Sĩ khám bệnh cho bệnh nhân một câu có thể phán quyết sinh tử của bệnh nhân, mà chẳng sai chút nào. Cho nên khi nghe câu nói của Diệp Thiên Sĩ vị công tử lo sợ đau buồn, nhiều lần cầu khẩn cứu giúp Thiên Sĩ nội: Lúc này không cần phải Uống thuốc, trước tiên phải tìm cách tán độc, nếu nội trong bảy ngày độc không phát ra, đến lúc đó mới nghĩ cách dùng thuốc. Vị công tử hỏi dùng phương pháp nào để giải độc. Thiên Sĩ nói: Trước hết phải tĩnh tâm, tĩnh tọa, dùng bàn tay trái của mình chà sát vào lòng bàn chân phải ba trăm sáu mươi lần, rồi ngược lại, dùng bàn tay phải chà xát vào lòng bàn chân trái cũng ba trăm sáu mươi lần. Kiên trì như vậy làm bảy lần trong một ngày, bảy ngày sau tôi sẽ trở lại tái khám. Công tử làm y theo lời dặn, bảy ngày sau lại mời Diệp Thiên Sĩ đến tái khám, và nói với Thiên Sĩ rằng: “Thực như sự phán đoán của tiên sinh , bệnh mắt đã lành hẳn nhưng không biết ung nhọt đổ đã phát độc chưa”Thiên Sĩ cười nói: Trước kia tôi nói ung nhọt sẽ phát độc, là lời nói đùa nhất thời , công tử là người trong giới phú quý, mọi sự như ý, chỉ có cái sợ là chết. Chỉ có dùng cái chết để chọc công tử, lúc đó với công tử tất cả đều trở thành vô nghĩa, chỉ một lòng nghĩ đến việc chà xát lòng bàn chân.

Dùng tay xát nóng lòng bàn chân, hỏa khí đi xuống, bệnh mắt sẽ tự khỏi, nếu không thì trong lòng càng phiền, thì mắt càng đau, tuy rằng mỗi ngày có thể uống hình đơn diệu dược, cũng chẳng có ích lợi gì”. Công tử nghe xong cười rất vui vẻ, và hậu tạ Diệp Thiên Sĩ. (Theo “Chí Dị Tục Biên” của Thanh Thành Tử đời Thanh).

Lòng bàn chân là sở tại của huyệt Dũng Tuyền, mát xa huyệt này có thể khai khiến an thần, cũng có hiệu quả chữa trị nhất định đối với chứng bệnh mắt.

Ngoài rạ, còn có thể dùng ngón giữa của hai bàn tay mát  xa khóe trong và khóe ngoài con mắt, hoặc dùng ngón tay thứ hai, ba và bốn ấn nhẹ lên mí mắt, lại hoặc dùng ngón cái ấn mạnh vào huyệt Hợp cốc ở giữa ngón cái và ngón trỏ, hoặc đảo mắt nhiều lần cũng có thể loại trừ mệt mỏi, khiến con mắt sáng lên.

NHỮNG PHƯƠNG LÀM ĐẸP SÁNG MẮT

  1. TỨ NGHỊCH TÁN

(“Thương Hàn Luận”).

Hiệu quả:

Có thể loại trừ tinh thần bất an, con mắt đờ đẫn.

Thành phần dược liệu:

Sài hồ, Thược dược, Chỉ xác, Chích Cam thảo mỗi thứ 12gam.

Cách thực hiện: Dùng nước sạch nấu cô tất cả dược vật trên, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc. Hoặc nghiền thành bột nhuyễn, lượng dùng tăng theo tỷ lệ của nguyên phương trên.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, 3 lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này phù hợp với những người tinh thần bất an, sườn dưới bên phải đau nhói thường xuyên, vùng ngực bụng tức đau, chán ăn; thậm chí đạu.bụng kinh thường xuyên, hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, mất tính quy luật. Phương này là phương thường chữa trị Can Vị khí trệ trên lâm sàng. Trong phương, Sài hồ có thể sơ can giải uất tiết nhiệt, thấu đạt dương khí. Thược dược có thể dưỡng huyết liễm âm, sơ can giảm đau, Chỉ xác có thể hành khí tán kết, tuyên thông khí trệ. Cam Thảo bổ ích trung khí:, đi với Thược dựợc thì là Thược cam thang có tác dụng hoãn , cấp giảm đau, đối với chữa trị chứng đau vùng ngực bụng có tính co quắp, có hiệu quả rõ rệt.

Nói chung, phương này có công hiệu sơ Can hòa Vị thấu giải uất nhiệt. Trung y cho rằng, mắt rất nhạy cảm về sự biến hóa của tinh thần, tinh thần quá kích động thì sẽ dẫn đến rối loạn công năng tạng phủ, khí huyết bất hòa, kinh lạc trở trệ mà gây ra các. chứng bệnh về mắt. Khi can tỳ khí uất thì sẽ dẫn đến mắt mờ, thị lực giảm sút. Phương thuốc này có thể sơ Can giải uất, thông suốt khí cơ, đồng thời loại trừ tinh thần bất an, nên có tác dụng sáng mắt, làm đẹp mắt.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ
  1. KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG HOÀN

(“Y Cấp”)

Hiệu quả:

Chữa chứng hoa mắt nhìn vật thể không rõ, trong mắt khô rít đau, có thể sáng mắt chắc răng, và khử hôi miệng.

Thành phần dược liệu:

Thục Địa hoàng 24gam, Sơn thù nhục 12gam, (khô) Sơn dược 12gam, Trạch tả 9gam, Phục linh 9gam, Đơn bì 9gam, Cức hoa 12gam, Câu kỷ 15gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sắc cô tất cả dược vật trên, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc. Hoặc đem tất cả dược vật trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, rồi cho mật vào trộn đều, vo thành những viên thuốc nhỏ, lượng dùng làm thuốc viên tăng theo tỷ lệ lượng dùng nguyên phương trên.

Cách dùng:

Uống trước bữa cơm, 3 lần trong một ngày.

Giải thích:

Phương này thích hợp cho những người mắt dễ mệt mỏi, nhìn vật thể không rõ, chóng mặt hoa mắt, vùng lưng gối thường xuyên nhức mỏi, yếu sức, hoặc răng lung lay không chắc, lợi răng chảy mủ và hôi miệng, chất lưỡi đỏ thon, rêu lưỡi ít.

Phương này do Lục vị địa hoàng hoàn gia thêm Câu kỷ, Cúc hoa mà thành. Thục địa trong phương này giỏi về tư âm bổ thận, có thể điền cốt tủy, sinh tinh huyết (“Bản thảo cương mục”), đồng thời còn tư thận thủy, ích chân âm (“Trân Châu Nang”). Sơn thù du có thể bổ ích can thận mà sáp tinh. Sơn dược vừa ích tỳ âm lại vừa bổ thận có tinh. Ba vị dược vật vừa nói trên hợp dùng có thể bổ ích Can, Tỳ, Thận. Phục linh đạm thẩm lợi thủy có thể trợ Sơn dược ích tỳ. Đơn bì thanh tiết hư hỏa, có thể trợ giúp Sơn thù du thu liễm hư hỏa. Trạch tả thông điều thủy đạo, khiếm thực địa bổ mà không tư vận.

Tất cả sáu vị thuốc vừa kể trên hợp dùng có tên gọi là Lục vị địa hoàng hoàn, có tác dụng tư bổ thận âm, Câu kỷ có thể dưỡng âm bổ huyết, ích tinh minh mục, có thể tăng cường công hiệu bổ ích của Can, Thận. Cúc hoa có thể sơ phong thanh nhiệt minh mục.

Toàn phương hợp dùng, có tác dụng tư dưỡng can thận, khu phong minh mục. Trung y cho rằng, quan hệ của mắt và can thận rất mật thiết. Như “Tố vấn. Ngũ Tạng Sinh Thành Thiên” nói: “Can thụ huyết mà có thể nhìn thấy được, các vật thể. Can tàng huyết, khai khiếu ở mắt, mắt được tư dưỡng của huyết mà có thể nhìn và biện biệt vật thể. Mắt cần sự sung dưỡng thận tinh mới có thể ánh mắt sắc bén.

Phương thuốc này có thể tư dưỡng can thận, đồng thời thanh nhiệt sáng mắt, nên có thể chữa bệnh mắt, loại trừ ánh mắt đờ đẫn, khiến mắt sáng và có thần sắc.

  1. PHƯƠNG THUÓC RỬA MAT THANH NHIỆT MINH MỤC

(“Từ Hy Quang Trị Chư Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệu quả

Có thể làm sáng mắt, đẹp mắt.

Thành phần dược liệu:

Cam cúc hoa 5gam, Bạc hà 3gam, Xích thược 6gam, Đỏm thảo 5gam, Bạch tật lê 6gam, Cương tằm 5gam.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên sắc cô với nước.

Cách dùng:

Xông, rửa mắt thường xuyên.

Giải thích:

Phương này là một trong những phương rửa mắt dùng chữa bệnh mắt của Quang Tự Hoàng Đế cuối đời Thanh. Phương này chủ yếu do các loại, dược vật sơ phong thanh nhiệt sáng mắt hợp thành.

Trong phương này, cương tằm có thể chữa chứng đỏ mắt, chảy nước mắt khi gặp phải gió. Bạch tật lê có thể bình can sơ can, có tác dụng chữa trị tốt đối với chứng nhìn vật thể không rõ gây ra do lo lắng uất ức lâu ngày, can khí không sơ thông. Long thảo có thể thanh nhiệt táo thấp, nhất là giỏi về thanh tả can hỏa, còn có thể chữa chứng mắt vàng, và mắt đỏ sưng, đau không thể chịu được (Trân Châu Nang”). Xích thược có thể thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, và còn có thể “tả can hỏa (“Dược Phẩm Hóa Nghia”).

Nói chung phương thuốc này có công hiệu sơ phong tán nhiệt, thanh can sáng mắt. Trung y cho rằng, quan hệ giữa can và mắt rất mật thiết, con mắt tựa như tấm gương của can tạng. Khi can thượng xung thì sẽ xuất hiện chứng hạng sợ ánh sáng, chảy nước mắt khô rít ngứa. Vì phương này có thể sơ phong thanh nhiệt, vừa có thể thanh tả can nhiệt, cho nên có thể chữa trị nhiều chứng bệnh đau mắt, đồng thời có thể sáng mắt, đẹp mắt.

  1. PHƯƠNG RỬA MẮT SƯƠNG TANG DIỆP (“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệu quả:

Có thể chữa chứng mắt đỏ sưng, khô chát đau, nước mắt chảy nhiều, có thể khiến mắt sáng.        .

Thành phần dược liệu:

Sương Tang diệp 12gam.

Cách thực hiện:

Đem Sương Tang diệp sắc nấu với nước, sau đó bỏ bã thuốc, lọc lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Mỗi ngày sau khi rửa mặt, dùng thuốc rửa mắt.

Giải thích:

Phương thuốc này là phương thuốc bảo kiện dùng để dự phòng bệnh mắt của Từ Hy Thái Hậu đời Thanh. Tang diệp trong phương này tức là lá của cây dâu (dùng nuôi tằm). Vì thông thường gặt hái lá sau khi trời giáng sương, nên có tên gọi là Sương Tang diệp. Vị thuốc này có thể sắc thuốc uống thể trà thường .xuyên, có ích mà không hại. Sương Tang diệp có vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu sơ phong thanh nhiệt, thanh can sáng mắt. về tác dụng của nó, người xưa đã có nhận thức như trong cuốn “Bản thảo cầu chân” đã nêu rõ, vị thuốc này có thể khu phong sáng mắt, lại như trong cuốn “Phổ tế phương”, dùng vị thuốc này nghiền thành bột nhuyễn, rồi dùng giấy quấn lại, đốt cháy dùng khói xông mũi để chữa chứng mắt đỏ đau, khô rít.

Ngoài ra, trong cuốn “Tập giản phương” còn dùng Sương tang diệp sắc nước dùng rửa mắt chữa chứng phong nhãn chảy nước mắt. Trung y cho rằng, rất nhiều bệnh mắt luôn có quan hệ với  phong nhiệt bệnh tà, như mắt mọc lẹo, mắt hột, và đau mắt đỏ, đều có thể do phong nhiệt bệnh tà, phương thuốc này có thể sơ phong thanh nhiệt sáng mắt, cho nên có thể phòng ngừa nhiều chứng bệnh mắt, từ đó mà đạt đến tác dụng bảo hộ con mắt. Dùng phương thuốc này rửa mắt thường xuyên có thể khiến con mắt sáng đẹp.

  1. PHƯƠNG RỬA MẮT THANH MỤC DƯỠNG ÂM.

(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệu quả:

Có thể loại trừ chứng bệnh về mắt, đồng thời làm mắt sáng đẹp, khiến cho cặp mắt càng trở nên sáng trong và đẹp đẽ.

Thành phần dược liệu:

Cam cúc 12gam, Sương Tang diệp 12gam, Bạc hà 3gam, Sừng Linh dương 6gam, Sinh địa 12gam, Ha  khô thảo 12gam.

Cách thực hiện:

Đem tất cả dược vật trên cùng sắc nấu vái nước. Sau đó vớt bỏ bã thuốc, lọc lấy nước thuốc.

Cách dùng:

Trước tiên dùng nước thuốc xông mắt, sau đó dùng nước thuốc rửa mắt.

Giải thích:

Đây là một trong những phương thuốc rửa mắt dùng chữa chứng bệnh về mắt của Từ Hy Thái Hậu đời Thanh.

Phương này chủ yếu do những dược vật dưỡng âm thanh nhiệt và sơ phong tán nhiệt hợp thành. Trong phương, Cam cúc, Sương Tang diệp, Bạc hà đều có tác dụng sơ phong thanh nhiệt sáng mắt. Trong đó, Bạc hà có thể thanh đầu mục, trừ phong nhiệt (“Dùng dược pháp tượng”). Sinh địa dưỡng âm thanh nhiệt, thanh hư hỏa của can kinh. Sừng Linh dương có tác dụng thanh can sáng mắt, Hạ khô thảo là một vị yếu dược dùng chữa trị bệnh mắt, vị dược này có vị đắng, cay, tính hàn, vào kinh can đởm, giỏi về thanh can hỏa, tán uất kết, có thể “Minh mục bổ can” (“Bản thảo cương mục”), nhất là hiệu quả về chứng đau tròng mắt.

Nói chung, phương này có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, sơ phong minh mục. Sau khi sử dụng phương này có thể loại trừ nhiều chứng bệnh về mắt, khiến mắt trở nên trong, sáng và đẹp đẽ.

  1. PHƯƠNG MINH MỤC CHẮC RĂNG

(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệu quả:

Làm sáng mắt, chắc răng, khiến mắt nhìn thấy vật thể ồ

thật xa.

Thành phần dược liệu:

Hải diêm (muối Biển) 1000gam.

Cách thực hiện:

Lấy muối biển khô, sạch, dùng nước thực sôi để muối hòa tan, rồi lọc qua lấy nước trong, đổ nước muối vào chảo bằng bạc, nấu cô đến nước cạn khô, sau đó lấy muối trong chảo nghiền thành bột, cho vào bình sứ.

Cách dùng:

Mỗi buổi sáng sớm dùng 4gam muối đánh răng, sau đd dùng nước súc miệng, xong đưa ngón tay vào miệng lấy dịch muối trong muối ra rửa bên trong khóe mắt, rồi nhắm mắt lại một lát, sau đó dùng nước sạch rửa lại.

Giải thích:

Muối ăn có nhiều chủng loại, loại thường gặp có Hải diêm (muối biển), tỉnh diêm (muối mỏ) và Trì diêm (muối hồ). Muối ăn là đồ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, những nhận thức về tác dụng làm thuốc của muối thì không được đầy đủ.

Phương thuốc này sở dĩ dùng muối biển, vì nước biển do muối biển nấu cô mà luyện thành; có vị mặn, tính hàn, có thể chữa nhiều chứng bệnh răng, như trong cuốn “Bản thảo cương mục” ghi lại rằng: có thể chữa sâu răng, răng lung lay, đau răng, chảy máu răng, phong nhiệt đau răng, đồng thời có thể sáng mắt, chắc răng. Đó là một vị thuốc bảo kiện tót cho răng, làm chắc răng, sáng mắt. Phương này yêu cầu dùng nước thực sôi để ngâm cho muối tan, vì Trung y cho rằng, nước thực sôi có thể thông kinh lạc, còn có thể chữa “‘chứng đỏ mắt” (“Bản thảo cương mục”). Còn về vì sao phải dùng đồ bằng bạc đựng muối, nghiền muối, đại khái là vì bạc có thể “sáng mắt” và chữa trị “đau răng chứng phong” (“Bản thảo cương mục”).

Phương này vốn xuất từ “Vĩnh Loại Kiềm Phương”; sau đó được Từ Hy Thái Hậu chọn dùng thuốc bảo kiện, làm, sáng mắt, chắc răng từ đó đủ thấy phương này là một nghiệm phương rất có hiệu quả.

  1. MINH MỤC DIÊN LINH HOÀN.

(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)

Hiệụ quả:

Chữa trị chứng mắt đỏ sưng đau, làm cho mắt sáng lanh có thần sắc.

Thành phần dưực liệu:

Sương Tang diệp 30gam, Cúc hoa 30gam.

Cách thực hiện:

Đem hai vị dược vật trên cùng nghiền thành bột mịn, gia thêm luyện mật vào quấy đều, Vo thành viên thuốc lớn cỡ hạt đậu xanh.

Cách dùng:

Mỗi lần 6gam thuốc viên, uống với nước sôi nguội.

Giải thích:

Phương thuốc này là phương cung đình làm sáng mắt của Từ Hy Thái Hậu cuối đời Thanh. Hiện tượng nhìn vật thể không rõ, ánh mắt mò tối, đờ đẫn, thường đem lại cho con người có cảm giác bệnh hoạn,  suy lão.

Vì phương thuốc này có thể sáng mắt, nên có tên gọi là Minh Mục Diên Linh Hoàn. Trong phương Tang diệp tươi để nơi mát cho khô, rồi đem cháy thành tro, tính thuốc vẫn còn, sắc nước, dùng nước sắc rửa mắt lâu ngày chữa bệnh thanh manh mắt.

Ngoài ra, trong “Bản thảo cương mục” còn dùng Tang diệp này chữa .chảy nước mắt chứng phong nhãn và chứng mắt đỏ đau, khô chát. Cúc hoa chữa chứng “Đầu mục phong nhiệt” (“Dược Tính Luận”) và hoa mắt. Nhị dược hợp dùng, càng tăng cường sức sơ phong thanh nhiệt thanh can minh mục.

Sử dụng phương thuốc này thường xuyên, không những không dễ bị bệnh mắt, còn có thể khiến mắt sáng sủa và có thần

Sắc. Ngoài ra, phương này có thể làm thành thuốc cao, cách làm là đem hai vị dược vật Sương Tang diệp và Cúc hoa sắc với cô nước, sau đó vớt bỏ bã thuốc, tiếp tục nấu cô thành nưđc đặc, rồi thêm vào một ít mật ong, chế thành thuốc cao để uống. Thuốc cao này có tên gọi là “Minh Mục Diên Linh Cao” đó cũng là một trong những phương dược dùng chữa bệnh mắt của Từ Hy Thái Hậu, có tác dụng tương đồng với “Minh Mục Diêm Linh Hoàn” chỉ là khác về dạng thuốc mà thôi.

0/50 ratings
Bình luận đóng