Nguyên nhân sản sinh thấp chẩn (bệnh Eczema)

Thấp chẩn là chứng phát bệnh thường gặp của khoa ngoài da, đặc điểm của nó là nhiều loại hình về mảng mụn. Thường nổi mụn ở nơi đối xứng với nhau, khó trị tận gốc. Chứng thấp chẩn có thể phát .sinh ở bất cứ tuổi tác nào và bất cứ thời tiết nào, nhưng dễ phát sinh nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân.

Nguyên nhân sản sinh thấp chẩn có thể chia làm hai phương diện nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Phương diện nguyên nhân bên ngoài chủ yếu là do ngoại phong, thấp, nhiệt gây ra, nó với sự biến hóa của khí hậu, nguyên tố thời tiết, ánh nắng mặt trời, phong sa thủy thổ đều có liên quan nhau. Trong đó ngoại thấp là chủ, như ngồi, nằm nơi ẩm ướt, trường kỳ ở nơi ẩm ướt.

Về phương diện nguyên nhân bên trong, chủ yếu do công năng của Tỳ, Tâm, Can, Tạng phủ mất thăng bằng mà sản sinh nội thấp, nội nhiệt, nội phong gây ra. Nguyên nhân tạo thành nội thấp là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống lạnh, trái cây hoặc thích ăn thức ăn thủy sản, ham thích uống trà, rượu. Nguyên nhân tạo thành nội nhiệt là do trong lòng buồn phiền, tinh thần căng thẳng dẫn đến huyết nhiệt. Thấp nhiệt tương kết, bên ngoài bị phong xâm vào, khiến thấp nhiệt chạy suốt khắp tứ chi, ngoại đạt đến da dẻ mà gây bệnh.

Phân loại thấp chẩn:

Biểu hiện chủ yếu của thấp chẩn là đỏ, ẩm, ngứa, lúc ban đầu nơi vị bệnh da dẻ đỏ nóng, trên nổi mẩn đỏ, có bọng nước, gãi thì ngứa, bọng nước vỡ thì đau, trở đi trở lại mà không lành.

Thấp chẩn chủ yếu có loại thấp nhiệt và loại tỳ thấp.

Loại thấp nhiệt phát bệnh gấp, quá trình mắc bệnh ngắn. Da dẻ nơi bị đau đỏ nóng, dạng như mảng mây, trên nổi mẩn đỏ, bọng nước, ngứa gãi sẽ chảy nước. Người bị bệnh thường đi tiêu phân khô rắn, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng. Đó là thấp chẩn, thấp thịnh thì nổi bọng nước, huyết nhiệt thì da đỏ nóng, nổi mẩn đỏ, thấp nhiệt thịnh đều thịnh thì phân khô, nước tiểu đỏ.

Loại tỳ thấp phát bệnh chậm, quá trình mắc bệnh dài. Da dệ nơi bị đau màu sắc ảm đạm, không đỏ không sưng, ngứa, gãi; sẽ chảy nước, rêu lưỡi trắng, sắc mặt vàng.

Cách phòng hộ thấp chẩn:

Chữa trị thấp chẩn có thể chọn dùng hai phương pháp nội trị và ngoại trị. về cách nội trị, nên chữa bằng cách lương huyết lợi thấp thanh nhiệt, phương thuốc thì dùng Long đảm tả can thang gia giảm. Cách ngoại trị, có thể dùng Ngải sắc dạng cao hoặc dùng Phấn thấp chẩn để chữa trị. Chứng trạng nhẹ cũng có thể. dùng dầu Vừng dầu Mè bôi lên chỗ bị đau.

Người bị chứng thấp chẩn này nên nhớ chớ nên dùng nước nóng rửa hoặc lăn nơi bị đau để giảm ngứa nhất thời. Cũng không nên tiếp xúc với xà phòng và những dược vật có tính kích thích mạnh, mùa đông có ít tắm gội. Người bị thấp chẩn nên kiêng ăn món thủy hải sản, trứng gà, thịt gà, rượu, ăn ít về hành lá, tồi, hẹ những rau cải. Có thể ăn thịt heo, cải ngọt, cải trắng và trái hồng.

Thấp chẩn làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quán, dung mạo của con người, nên chữa trị kịp thời, không nên coi nhẹ.

Phương thuốc chữa thấp chẩn

NGẢI CHIÊN CAO

(“Ngự Dược Viên Phương”)

Hiệu quả:

Chữa đầu mặt nổị nhọt nhỏ phong nhiệt, nhọt vỡ miệng chảy nước vàng, ngứa nhiều.

Thành phần dược liệu:

Lá ngải 75 gam. Giấm 600 gam.

Cách thực hiện:

Cho lá Ngải và Giấm vào nồi bằng bạc nấu chung, khi nấu đến thật sôi, vớt bỏ bã thuốc, vặn lửa nhỏ lại nấu tiếp đến đặc sệt như dạng cao.

Cách dùng:

Mỗi lần dùng một ít thuốc cao tráng mỏng trên miếng giấy sạch rồi đem đắp lên chỗ bị đau. Một ngày thay thuốc một đến hai lần

Giải thích:

Phương này dược vật rất đơn giản và chế tác cũng không phức tạp. Lá Ngải   Chủ dược trong phương là thuốc chữa bệnh ngoài da thường dùng thời xưa.

Từ xưa Trung Quốc đã có phong tục dùng lá Ngải nấu nước để tắm gội vào Tết Đoan Ngọ ngày mồng năm tháng năm âm lịch. Nghe nói vào ngày này sau khi dùng nước lá Ngải tắm gội sẽ không dễ bị bệnh ngoài da. Thực tế, cách nói này rất có lý.

Theo sự ghi lại trong “Bản. thảo cương mục” thì lá .Ngải có tác dụng ôn trung trục lạnh trừ thấp, chữa được nhiều loại bệnh ngoài da, như cuốn “Bản thảo cương mục” ghi lại, lá Ngải có thể chữa “vết nám trên da mặt”, “Mụn trên mặt phụ nữ”, “nhọt ghẻ”, “nhọt loét trẻ em” và “đinh nhọt sưng độc”, “nhọt độc không gom miệng”. Giấm có tác dụng tiêu độc, có thể “tiêu ung thũng, tán thủy khí, sát tà độc”, còn có thể liêm sang.

Nên phương này dùng Giấm nấu lá Ngải, một là có thể làm thành phần hữu hiệu của lá Ngải hòa tan ra hết, hai là làm tăng cường tác dụng của lá Ngải. Hai vị dược vật hợp dùng nên có thể chữa được mụn nhọt trên mặt.

TAN PHONG TÁN

(“Y Tông Kim Giám”)

Hiệu quả:

Chữa trị chứng thấp chẩn (bệnh Eczema) và mề đay.

Thành phần dược liệu:

Kinh giới 5 gam,                Phòng phong 9 gam,

Thuyền thoái 9 gam, Ngưu bàng tử 6 gam,

Thương truật 12 gam, Khổ sâm 9 gam,

Mộc thông 12 gam,           Hồ ma nhân 12 gam,

Thạch cao 12 gam,             Tri mẫu 9 gam,

Sinh địa 12 gam,                Đương qui 6 gam,

Cam thảo 3 gam.

Cách thực hiện:

Cho tất cả dược vật trên chung vào nồi, gia thêm lượng nước vừa đủ sắc cô cô lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc, ba lần một ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp những người da trầy nổi đỏ, sưng, lở loét, ngứa ngáy, dễ đóng vảy và tiét ra nướe nhòn, chất

lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Phương thuốc này do loại dược vật sơ phong thanh nhiệt trừ thấp và trị huyết hợp thành. Trong phương, Kinh giới, Phòng phong, Thuyền thoái, Ngưu bàng tử đều có thể sơ phong thanh nhiệt giảm ngứa, có thể khiến tà của phong nhiệt ra ngoài mà giải. Trung y có cách nói là:„”Trị phong nên trước tiên trị huyết, huyết hành phong sẽ tự diệt”. Sinh địa, Đương qui  lương huyết, hoạt huyết, bổ huyết do đó có tác dụng gián tiếp chữa chứng phong tà. Thạch cao, Tri mẫu, Thương truật, Khổ sâm có thể thanh nhiệt trừ thấp. Mộc thông có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, thấm lợi thấp nhiệt. Hồ ma có thể “trục phong thấp khí, du khí” (Theo “Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo”). Cam thảo điều hòa chư dược. Tất cả vị thuốc hợp dùng có công hiệu sơ phong, thanh nhiệt, khử thấp. Trung y cho rằng phong, thấp, nhiệt là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh.thấp chẩn. Phương này có thể sơ phong nhiệt lợi thấp, nên có thể chữa lành chứng thấp chẩn do phong nhiệt kèm có thấp gây ra.

LONG ĐỞM TẢ CAN THANG

(“Y tông kim giám”)

Hiệu quả:

Chữa bệnh mề đay. Có thể tiêu trừ mùi hôi cơ thể, tinh thần bất an, con ngươi đờ dẩn.

Thành phần được liệu:

Long đởm thảo 6 gam, Sài hồ 6 gam, Trạch tả 12 gam, Xa tiền tử 9 gam, Mộc thông 9 gam, Sinh địa hoàng 9 gam, Đương qui vĩ 9 gam, Chi tử 9 gam, Hoàng cầm 9 gam, Cam thảo 6 gam.

Cách thực hiện:

Trước tiên đem Long đảm thảo sao với rượu. Sinh địa hoàng, Hoàng cầm cũng đem sao với rượu, trộn với nước. Chi tử sao khét. Tiếp sau đó cho tất cả dược vật vào nồi, gia thêm lượng nước vừa đủ sắc cô, lấy nước thuốc bỏ bã thuốc.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa ăn, một ngày ba lần.

Giải thích:

Phương này chữa can,  đảm thấp nhiệt, chứng mề đay, thích hợp với những ai có thể hay nổi mẩn phong đỏ, ngứa ngáy dữ dội, đồng thời kèm có chứng mắt sung huyết, thường xuyên đau đầu, khô miệng, trong lòng phiền táo dễ nổi cáu, huyết trắng tăng nhiều, có màu vàng và mùi hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhày. Phương thuốc này lấy dược vật sơ can thanh nhiệt trừ thấp làm chủ. Trong phương này, Long đảm thảo vị đắng, tính hàn nhập can, có thể “lui can hồng tà nhiệt, trừ chứng sưng thấp nhiệt hạ tiêu, tả hỏa bàng quang (theo “Dụng dược pháp tượng”), giỏi về thanh tả hỏa nhiệt can, đảm, trừ thấp nhiệt hạ tiêu. Hoàng cầm, Chi tử đều thanh nhiệt, táo thấp, tả can hỏa. Trạch tả, Xa tiền tử, Mộc thông đều có thể lợi thủy thông lâm, trợ giúp Long đảm thảo thanh nhiệt lợi thấp dẫn hỏa theo tiểu tiện mà ra ngoài. Đương qui vĩ hoạt huyết dưỡng huyết. Sinh địa thanh nhiệt dưỡng âm. Hai loại dược vật vừa nói trên hợp dùng thể phòng ngừa âm huyết can tạng vì nóng mà bị tổn thương. Sài hồ sơ lý can khí, làm khí cơ thông suốt. Cam thảo làm điều hòa dược vật và hộ vị. Tổng kết lại phương thuốc này gồm công hiệu tả thực nhiệt can, đảm, thanh lợi thấp nhiệt. Trung y cho rằng thấp nhiệt xông bốc, uất ở da thịt thì có thể gây ra chứng mề đay, vì phương này thanh lợi can đảm thấp nhiệt, nên chữa được bệnh mề đay dạng can, đảm thấp nhiệt. Huyết trắng sản sinh nhiều có liên quan đến tỳ hư can uất, thấp nhiệt hạ trú, phương thuốc này vừa có thể sơ cạn giải uất, lại vừa có thể thanh trừ thấp nhiệt ở Hạ tiêu, nên. chữa được bệnh huyết trắng, từ đó có thể loại trừ mùi hôi của cơ thể..        .

0/50 ratings
Bình luận đóng