“Đờm” là chất dính đặc, ẩm là nước loãng khi chất tinh bã của đồ ăn uống lưu hành trong cơ thể gặp phải âm khí thì ngưng đọng lại thành ra “ẩm”, “ẩm” gặp dương khí nung nấu thành ra “đờm”. Cho nên “đờm” và “ẩm” đều cùng một nguồn gốc mà sinh ra. Căn bản giống nhau mà hình thành có khác nhau. Sách “Nội kinh” chỉ có nói tích ẩm mà không danh từ đàm ẩm, bệnh danh “đàm ẩm” này đầu tiên thấy trong sách “Kim quỹ yếu lược”, căn cứ vào bộ vị của thủy ẩm ứ đọng khác nhau mà nêu ra các chứng “đàm ẩm”, “huyền ẩm”, “dật ẩm”, làm cương lĩnh cho chứng “đàm ẩm”.

  1. NGUYÊN NHÂN BỆNH

Nguyên nhân bệnh “đàm ẩm”, sách “Kim quỹ yếu lược” nêu ra hai loại:

  • Bệnh mới

Như uống nước quá nhiều tất nhiên sinh ra suyễn đầy, chứng nêu ra ở đây là thuộc về loại bệnh mới phát, vì khí dương ở trung tiêu bị lấn át trong khi nước đọng không tiêu kịp mà bệnh đột nhiên phá ra. Trương Tử Hoà nói: ” Gặp mùa nóng nực, thích uống là cho khỏi khát, uống vào nhiều quá ứ đọng không tiêu hóa được cũng thành ra lưu ẩm”.

  • Bệnh lâu

Như ăn ít, uống nhiều, nước đọng ở vùng dạ dày, nặng thì sinh ra hồi hộp, đánh trống ngực, nhẹ thì sinh ra đoản hơi. Câu này nêu ra chứng bệnh vì tỳ vị yếu không thể chuyển vận được chất dưỡng, ngày tháng tích luỹ lại lâu dần sinh bệnh. Vương Tiết Trai nói: ” Tỳ thổ không đủ sức, khí bị hư yếu, không vận chuyển được, kém ăn, tiêu hóa chậm và sinh ra bệnh”.

Sách “Thánh tể tổng lục” nói: ” Tam tiêu là đường giao thông của các chất thủy cốc và là nơi để cho khí tới. Tam tiêu điều hòa, khí huyết quân bình thì có thể lưu thông được các chất thủy dịch, đưa vào trong đường kinh hóa sinh huyết bạch, để nuôi khắp cơ thể. Khí tam tiêu không lưu thông, đường mạch bế tắc nước đọng lại không lưu hành được rồi tụ lại thành đàm ẩm”. Câu này nói rõ đường nước không được lưu thông mà gây ra đàm ẩm. Dụ gia ngôn ví nó như “khúc sông chảy quanh, rác rưởi ứ lại ngày chất chứa thì nước tràn lên mà chảy ra hai bên”.

  1. BIỆN CHỨNG

Khi thủy ẩm đọng lại thì đầu tiên ở vùng dạ dày, chỗ trung tiêu rồi từ đó xuống đường ruột mà thành ra đàm ẩm đọng lại dưới sườn gọi là “huyền ẩm”, tràn ra chân tay gọi là “dật ẩm”, đọng lại trên ngực gọi là “chi ẩm”.

Đàm ẩm

Người mắc chứng “đàm ẩm” là do ăn ít, uống nhiều, nước không tiêu hóa được, cơ thể thiếu dinh dưỡng cho nên trước béo sau gầy. Chủ chứng của nó là chất nước dồn xuống đường ruột thành tiếng sôi rong róc.

Huyền ẩm

Sau khi uống nước nhiều nước đọng bên sườn không tiêu, khi ho đau ran đến sườn gọi là “huyền ẩm”. “Nước đọng lại ở ngực sườn như có vật gì mắc mớ cho nên gọi là huyền ẩm”. Hai bên sườn là đường của khí âm dương lên xuống, nước đọng ở đó làm ngăn trở khí cơ, vì thế lúc thở hoặc ho khạc đều có thể đau lan đến sườn như sách xưa nói: “chứng lưu ẩm đau ở hạ sườn lan đến mỏm vai, khi ho được thì hết đau”. Mạch trầm mà huyền là có chứng huyền ẩm đau ở trong”. Do đó thấy rằng chủ chứng của “huyền ẩm” là đau sườn, mà chủ mạch của nó là trầm huyền.

Dật ẩm

“Dật ẩm” là do nước đọng lại tràn ra chân tay đáng lẽ ra mồ hôi mà mồ hôi không ra được thì mình mẩy nặng nề đau mỏi. Đấy là do thủy ẩm lan tràn, ngoài bị hàn tà vít lỗ chân lông, cho nên chủ chứng của dật ẩm là mình mẩy nặng nề đau mỏi mà không ra được mồ hôi.

Chi ẩm

“Thủy ẩm trào lên trên, ho xốc, hơi thở đoản chỉ ngồi tựa không thể nằm được, thân hình như sưng lên gọi là chi ẩm”. Xét chữ “chi” có nghĩa là vướng mắc. Khi uống nước quá nhiều, tích đọng ở dưới vùng dạ dày mà tràn lên phổi gọi là “chi ẩm”.

Bổ sung

Để khi lâm sàng nhận xét tính chất của đàm ẩm được sâu sắc hơn, nay bổ xung thêm như sau:

  • Sự phân biệt cỏ thủy ẩm hay không-có thủy ẩm

Lối thoát của thủy ẩm có khi theo nôn mửa mà ra, có khi theo đại tiểu tiện mà ra, muốn biết có thủy ẩm hay không, có thể nhận xét là có khát hay không khát hoặc vùng dạ dày rắn hay không rắn. Nếu trước khát nước và sau mửa là có nước đọng ở vùng dạ dày, đây thuộc về bệnh “ẩm” “người bệnh nôn mửa vốn là hay khát, khi thấu khát là bệnh thế sắp khỏi, nhưng trái lại nôn mửa mà không khát là vùng dạ dày có nước đọng”. Câu này vạch rõ nôn mửa mà khát nước là dấu hiệu bệnh sắp khỏi. Lại như “người bệnh mạch phục muốn đi ỉa lỏng, đi ỉa lỏng được thì thấy dễ chịu, tuy đi ỉa lỏng mà vùng dạ dày vẫn đầy rắn, đó là chứng lưu ẩm sắp khỏi. Đoạn kinh văn này căn cứ vào câu: “Người bệnh muốn đi ỉa lỏng, đi ỉa lỏng được thì thấy dễ chịu” để nói lên thủy ẩm đã theo đường đại tiện ra thì vùng dạ dày vẫn đầy rắn nữa thì thủy ẩm vẫn còn ứ đọng, thủy ẩm tuy chưa hết, song bệnh thế đã sắp khỏi, cho nên cần nhân đó mà giải trừ đi. Lại như câu “Trong lồng ngực có thủy ẩm thì phía sau lưng có một khoảng lạnh bằng bàn tay, “chứng lưu ẩm thì đau dưới sườn”… đều là chỗ dựa để biện chứng về “thủy ẩm”.

  • Phân biệt mạch

Bệnh này thường thấy trầm huyền, sách “Kim quỹ yếu lược” nói: người ho mà mạch huyền là có thủy ẩm. ” Mạch trầm cũng là có thủy ẩm”. Nhưng nếu chứng nhẹ cũng có thể không có mạch trầm huyền, như có đoạn nói “chứng chi ẩm mạch bình thường”. Chứng phế ẩm mạch không huyền, như có đoạn nói “chứng chi ẩm mạch bình thường”. Chứng phế ẩm mạch không huyền, mạch phù mà tế hoạt là bị bệnh thủy ẩm…

  • Phân biệt hư thực

Chứng “đờm ẩm” thường có là cơ thể hư mà tà khí thực. Đối với sự phân biệt hư thực, dùng thuốc công hay bổ, đều phải tuỳ chứng mà chữa, như câu: ” Người có bệnh “chi ẩm” ho nhiều, đau ngực, nếu chưa chết ngay còn có thể kéo dài khoảng 100 ngày, 1 năm thì nên dùng Thập táo thang”, câu này nếu ra bệnh đã lâu nhưng chính khí chưa hư, bệnh khi còn mạnh vẫn có thể dùng thuốc công để trục ẩm tà. Như vậy có thể thấy rằng dùng thuốc công hay không công là căn cứ vào chính khí mạnh hay yếu, chứ không phải căn cứ vào bệnh mới hay lâu ngày, vì rằng bệnh mới chưa phải hoàn toàn là chứng thực mà bệnh lâu ngày cũng chưa chắc hoàn toàn là chứng hư.

  1. CÁCH CHỮA

Đàm ẩm

Nếu vùng dạ dày có vùng thủy ẩm thì khí thanh dương bị ngăn trở hiện ra chứng trạng “ngực sườn đầy tức choáng váng” nên dùng Linh quế truật cam thang (1) để thông dương ôn hoá. Thủy ẩm ở đường ruột thì dương khí bị ngăn trở, tân dịch không đưa lên được cho nên “bụng đầy, miệng khô, lưỡi ráo”. Cho uống Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn (2) làm chủ. “Tuy đi ỉa lỏng mà vùng dạ dày vẫn rắn đầy là dấu hiệu bệnh thủy ẩm sắp khỏi”, nên dùng Cam toại bán hạ thang (3) để nhân lúc bệnh thế muốn lùi mà đuổi tà ra ngoài. Nước đọng dưới rốn thì khí ở bàng quang không vận hóa được, dưới rốn có máy động nôn mửa ra được nước rãi mà choáng váng như muốn ngã, đó là chứng thủy ẩm dùng “Ngũ linh tán” (4) để hóa khí hành thủy, làm cho thủy ẩm theo đường tiểu tiện mà ra.

Huyền ẩm

Sách “Kim quỹ yếu lược” nói: bệnh “huyền ẩm” cho uống Thập táo thang làm chủ, xưa nay các y gia trị bệnh huyền ẩm đều lấy Thập táo thang (5) làm chủ.

Dật ẩm

Chữa chứng “dật ẩm” phương phát hãn làm chủ cho nên sách “Kim quỹ” nói: bệnh “dật ẩm” nên phát hãn, dùng bài Đại thang long thang hoặc Tiểu thanh long làm chủ. Chứng thuộc loại biểu hàn, lý nhiệt dùng Đại thanh long thang (6) chứng thuộc trong ngoài đều hàn thì dùng Tiểu thanh long thang (7).

Chi ẩm

Chữa chứng “chi ẩm” sách “Kim quỹ yếu lược” đã dùng hai phương Tiểu thanh long và Đình lịch đại táo tả phế thang (8), một để tán thủy ẩm, một để hạ khí hành ẩm. Nhưng vì bệnh có nặng nhẹ nên phép chữa cũng khác nhau, vì thế sách “Kim quỹ yếu lược” lại vạch ra 2 cách chữa cho chứng nặng và chứng nhẹ khác nhau.

Chứng nhẹ

Thì có những đoạn như “vùng dạ dày có nước tích đọng thì người bệnh bị choáng váng xây xẩm”, dùng Trạch tả thang (9) làm chủ nôn mửa mà lại không khát dùng Tiểu bán hạ thang (10) làm chủ.

“Trước khát rồi sau nôn mửa là có nước đọng ở vùng dạ dày” bỗng nhiên nôn mửa, vùng dạ dầy đầy tức, là có nước đọng ở hoành cách mô, sinh ra chóng mặt, đánh trống ngực” đều dùng bài Tiểu bán hạ gia bạch linh thang (11) làm chủ. Đoạn nói là có thủy ẩm nhẹ nên cho thủy ẩm ra theo đường tiểu tiện, bài Linh quế truật cam thang, hoặc bài Thận khí hoàn (11) làm chủ.

Chứng nặng: thì có những đoạn như “có nước đọng ở hoành cách mô, người bệnh suyễn đầy, vùng dạ dầy cứng, sắc mặt đen sẫm, mạch trầm khẩn, sau khi mắc bệnh vài mươi ngày, thầy thuốc đã cho thổ và hạ không khỏi, cho uống Mộc phòng kỷ thang (12) làm chủ. Tà khí hết thì bệnh sẽ khỏi, tà khí còn nhiều thì ba ngày sau sẽ tái phát và không khỏi thì cho bài Mộc phòng kỷ khử thạch cao gia Phục linh, Mang tiêu thang làm chủ”. Trên các mô có đờm, suyễn đầy, ho, nhổ, lúc phát thì nóng, lạnh, đau lưng và đau thắt lưng, nước mắt tự chảy ra, người run run, thịt máy động, là có thủy ẩm ẩn náu trong cơ thể, chứng này trong “Kim quỹ yếu lược” để chữa đã đề ra cách chữa, ông Từ Trung thì chữa bằng bài Tiểu thanh Long (7).

Những trình bầy trên là lây 4 bệnh “thủy ẩm” trong thiên “Đàm ẩm luận” của sách “Kim quỹ yếu lược” làm nội dung chủ yếu, nhưng các y gia đời sau dựa trên cơ sở của “Kim quỹ yếu lược” lại có nhiều ý kiến bổ sung về bệnh đàm, cho rằng “ẩm” là loại nước (thủy dịch ) còn “đờm” là chất đặc và đục, do đó mới có thuyết nói về “lão đờm” là chất đặc và đục, do đó mới có thuyết nói về “lão đờm”, “ngoan đờm”. Nhân vì ăn quá nhiều chất béo bổ, làm cho tỳ khí không điều hoà, ủng trệ lại mà thành ra đờm, chất đặc dính chặt lại thành lão đờm, lão đờm kết tích khó công khó trục là “ngoan đàm”. Bệnh đờm có nhiều trạng thái, hoặc dồn vào kinh lạc kết thành đờm cục, hoặc bỗng nhiên chóng mặt ngã vật ra mê man bất tỉnh, hoặc chán ăn, suốt đêm không ngủ được hoặc chân tay gân cốt đau rức, tru tréo khác thường, hoặc mình nặng bụng trướng lên, đi lại khó khăn hoặc nằm mộng thấy việc kỳ quái, thất chí, động kinh phát điên..,Các loại bệnh kỳ lạ thường do đàm gây nêncho nên người xưa có thuyết “bệnh quái lạ phần nhiều thuộc đờm” Vương Ân Quân có sáng chế ra bài. Mông thạch cổn đàm hoàn (14) làm cho nôn mửa, bụng đau, hoặc ở ngực lưng, tay chân lạnh đau không đi lại được, chứng không nên nhận lầm là chứng bại liệt của bệnh trúng phong đều là do đờm dãi ngăn trở, khí mạch không lưu thông mà sinh ra, sách “Tam nhận phương” sáng chế bài Khổng duyên đơn (16) để trục đờm rất có công hiệu.

  1. TÓM TẮT

Thiên này chủ yếu là bàn về bốn loại đàm ẩm của sách “Kim Quỹ” và chứng trạng cách chữa những loại bệnh mà y gia đời sau gọi là “ngoan đờm”.

“Đờm ẩm” là một loại trong bốn loại ẩm, nhưng thông thường cũng là tiếng gọi chung cho các loại ẩm.

“Đờm ẩm” đều vì nước đọng lại không tiêu hoá, tỳ vị không kiện vận, sách “Kim quỹ yếu lược” nói bệnh “đờm ẩm” nên dùng thuốc ôn để điều hoà”. Câu ấy chính là phương pháp cốt yếu trong việc chữa bệnh “ẩm”. Đúng như Dụ Gia Ngôn nói “Khi mặt trời chiếu đến thì mọi sự ngưng đọng tan ra”. Nhưng bệnh tình có biến đổi, thường mất nguyên trạng, chứng có khác nhau về trên dưới, trong, ngoài cách chữa có khác nhau về ôn lợi hàn hạ, không phải chú trọng về hàn mà chuyên một loại thuốc ôn hoà được.

Sự sắp xếp phương pháp trong thiên này là lấy chứng trạng khác nhau của bốn loại đàm ẩm để đề ra phương pháp chữa khác nhau. Tổng hợp các bài thuốc lại có thể phân ra phép ôn tán, ôn hoà, phân lợi, công hạ, phát hãn, cho đến tiêu bổ kiêm thi, ôn lương tinh dụng. Bệnh biến rất nhiều cách cần phải tuỳ từng người mà chữa, quý hồ quyên biến mà thôi.

Phụ phương

  1. Linh quế truật cam thang: Phục linh, quế chi, bạch truật, cam thảo.
  2. Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn: Phòng kỷ, tiêu mục, đình lịch, đại hoàng.
  3. Cam toại bán hạ thang: Cam toại, bán hạ, thược dược, cam thảo, mật.
  4. Ngũ linh tán: Trạch tả, phục linh, bạch truật. Trư linh, quế chi.
  5. Thập táo thang: Nguyên hoa, cam toại, đại kích đại táo.
  6. Đại thanh long thang: Ma hoàng, quế chi, cam thảo, hạnh nhân, sinh khương, đại táo, thạch cao.
  7. Tiểu thanh long thang: (xem trang)
  8. Đình lịch đại táo tả phế thang (xem phần tràn dịch màng phổi)
  9. Trạch tả thang: bán hạ, sinh khương
  10. Tiểu bán hạ gia phục linh thang: Tức tiểu bán hạ thang gia phục linh
  11. Kim quỹ thận khí hoàn (xem phần Hen suyễn)
  12. Mộc phòng kỷ thang: Mộc phòng kỷ, thạch cao, quế chi, nhân sâm.
  13. Mộc phòng kỷ khử thạch cao gia phục linh mang tiêu thang: Mộc phòng kỷ, thạch cao, quế chi nhân sâm, phục linh, mang tiêu.
  14. Mông thạch cổn đàm hoàn: thanh mông thạch, trầm hương, đại hoàng, hoàng cầm.
  15. Khổng duyên đơn: cam toại, đại kích, bạch giới tử.
0/50 ratings
Bình luận đóng