Mục lục
Nguyên do sản sinh bệnh tàn
Nguyên nhân bên ngoài hình thành tàn nhang là do tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời hoặc phong tà xâm tập, nguyên nhân bên trong thì liên quan nhiều với thận thủy bất túc. Những chấm tàn nhang màu nâu xuất hiện hơn phân nửa ở vùng phơi ngoài nắng nhiều. Tàn nhang hay phát sinh ổ vùng mặt mũi, bắt đầu từ lứa tuổi nhi đồng trước tuổi đi học, số ít phát bệnh từ thời kỳ thánh xuân, giỏi nữ bị bệnh tàn nhang hơn giới nam. Những chấm tàn nhang nhiều hay ít không ổn định, và không dung hợp với nhau, cũng không có chứng trạng tự giác, thường thường ổ mùa hạ hoặc sau khi phơi nắng thì sắc tố chấm tàn nhang lại đậm màu hơn, và nhiều hơn; vào mùa đông sắc tố lại nhạt hơn, ít hơn. Dường như tạo hóa hay đùa trêu con người, chứng tàn nhang này hay gặp ở phụ nữ có nước da trắng trẻo. “Y Tông Kim Giám” đời Thanh nói rằng “Bệnh này hay phát sinh ổ trên mặt, chấm đốm vô số, màu vàng nhạt”.
Phân biệt chứng trạng tàn nhang
Chứng tàn nhang đại thể có hai loại như sau:
- Chứng thận thủy bất túc:
Chứng nầy do thể chất hơi yếu, Thận thủy bất túc, không thể thượng vinh vùng mặt, hư hỏa uất kết ở huyết phân, khiến vùng mặt xuất hiện chấm tàn nhang màu đen nhạt; lấy mũi làm vị trí trung tâm, phân bố đối xứng trên mặt, mà không dung hợp với nhau. Những người bị chứng này, phần nhiều có bệnh sử gia tộc.
- Chứng phong tà ngoại bác:
Chứng này phần nhiều do thể chất huyết nhiệt nội uẩn, lại bị phong tà bên ngoài xâm vào, đấu với huyết nhiệt ở da thịt, khiến vùng mặt phát sinh ra chấm tàn nhang màu nâu vàng và màu càfê, nếu phơi nắng thì huyết nhiệt càng thịnh, huyết nhiệt lai sinh phong, thì tàn nhang càng thêm nhiều.
Cách trừ tàn nhang.
Cách trừ tàn nhang có thể chia thành cách nội trị và cách ngoại trị.
Nội trị nên phân biệt bệnh trạng, nếu thận thủy bất túc, thì nên tư âm bổ thận; nếu phòng tà ngoại bác, hỏa khí uất kết, thì nên lương huyết hoạt huyết, khử phong tán hỏa. Cách ngoại trị có thể dùng Mật đà tăng, nghiền thành bột min, ngày dùng rửa mặt, đêm dùng chà xát mặt, hoặc dùng bột đậu xanh rửa mặt, đều rất hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể dùng Bạch Phục linh tán mịn, dùng mật ong trắng hòa đều nhau, dùng đắp mặt mỗi đêm, có hiệu quả sau 7 ngày; hoặc dùng trái cà xắt thành miếng chà xát mặt, hiệu quả rất tốt.
Phương thuốc chữa chứng tàn nhang
PHƯƠNG TIỂU PHẨM PHƯƠNG TRỊ DIỆN CAN (“Y Tâm Phương”).
* Phương một.
Hiệu quả: Chủ trị chứng nám mặt và tàn nhang.
Thành phần dược liệu: Bạch phục linh.
Cách làm:
Bạch phục linh đem nghiền mài thành bột thật mịn, tiếp đó hòa đều với mật ong trắng là thành.
Cách dùng:
Mỗi đêm sau khi dùng nước ấm rửa sạch mặt, dùng thuốc bột hồ trên bôi lên mặt, sáng sớm hôm sau rửa đi bằng nước ấm.
Giải thích:
Phương này là một nghiệm phương mà người thời xưa hay dùng chữa chứng nám đen vùng mặt và chấm đen tàn nhang trên mặt. Phương này trước sau đã được các Y gia dẫn dụng, còn ghi lại trong rất nhiều trước tác y học, như “Trửu Hậu Phương”, “Chứng Loại Bản Thảo”, “Ngọc Đài Bí Quyết”, “Y Tân Phương” và “Bản Thảo Cương Mục”. Bản phương truyền từ “Y Tâm Phương”. Trong phương Phục linh thuộc dược vật lợi thủy đạm thấm. Phục linh chia làm xích, bạch hai loại. Xích phục linh có tác dụng tiết tả, giỏi về thấm lợi thấp nhiệt, Bạch phục linh có tác dụng bổ, thiên về lợi thủy giảm sưng. Phương này yêu cầu dùng Bạch phục linh, và Bạch phục linh giỏi về “Tiêu cách trung đờm thủy” (Theo “Danh Y Biệt Lục”), và chủ trị “teo phổi đờm nghẽn” (theo Dược Tính Luận”), và còn kiện tỳ bổ trung. Trung Y cho rằng, sự phát sinh của tàn nhang với “đờm ẩm đọng trong tạng phủ” có liên quan nhau. (Theo “Chư Bệnh Nguyên Hầu Luận”), mà sự sản sinh chấm màu nâu phần nhiều do tỳ hư không thể chế ước thủy, thủy khí thượng phạm, khí huyết không thể thấm dưỡng ấm áp ổ vùng mặt mà .ra. Phục linh kiện, tỳ lợi thủy, tiêu đờm ẩm, nên chữa được chứng tàn nhang trên mặt. Dùng mật ong trắng càng tăng thêm hiệu quả làm đẹp loại trừ tàn nhang của bản phương, ngoài ra còn có thể tư dưỡng làn da.
* Phương hai:
Hiệu quả: Loại trừ tàn nhang và mụn trứng cá.
Thành phần dược liệu: Hạnh nhân.
Cách làm:
Hạnh nhân bỏ vỏ, đâm nát nhuyễn; tiếp đó dùng lòng trắng trứng gà hòa đều là thành.
Cách dùng:
Mỗi đêm dùng thuốc trên thoa mặt, đến sáng sớm hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.
Giải thích:
Đây là một nghiệm phương cổ, không có tên gọi cụ thể, trong cuốn “Y Tâm Phương” đem phương này liệt vào trong “Tiểu Phẩm Phương trị diện can phương”. Vị thuốc dùng trong phương này rất đơn giản, chỉ có Hạnh nhân là hạt giống chín của cây Hạnh kiều mộc rụng lá khoa tường vi. Đào Hoằng cảnh đời Lương có nói rằng: “Phàm dùng Hạnh nhân đều phải ngâm trong nước để lột vỏ, nên trong phương này yêu cầu phải bỏ vỏ Hạnh nhân. Phương thuốc này có thể “Trừ phế nhiệt, chữa phong táo thượng tiêu” (Theo “Trân Châu Nang”, còn chữa chứng “mụn trứng cá” (Theo “Bản Thảo Cương Mục””). Bên trong Hạnh nhân chứa rất nhiều chất dầu Khổ Hạnh nhân, có thể tư nhuận da dẻ. Hạnh nhân hợp dùng với lòng trắng trứng gà, có thể khử phong tản nhiệt, trừ tàn nhang dưỡng da. Sau khi sử dụng bản phương có thể trừ đi những chấm tàn nhang và mụn trên mặt, khiến làn da trắng mịn, đẹp đẽ.
PHƯƠNG CÁT THỊ CHỮA NÁM VÀ TÀN NHANG TRÊN MẶT
(“Y tâm phương”)
* Phương một:
Hiệu quả: Trừ đi dần những chấm nâu đen trên mặt.
Thành phần dược liệu: Bạch truật.
Cách thực hiện:
Bạch truật, ngâm trong giấm cho nở, hoặc nấu với giấm.
Cách dùng:
Thường dùng nước thuốc để lau mặt.
Giải thích:
Bản phương là phương cổ nghiệm dùng chữa tàn nhang và nám đen trên mặt, Phương này đều được ghi lại trong cuốn sách như “Ngoại Đài Bí Quyết”, “Trửu Hạu Phương”, “Y Tâm Phương”, “Chứng Loại Bản Thảo”, “Bản Thảo Cương Mục”. Trong phương này, Bạch truật có vị đắng, cam, tính ôn, vào kinh tỳ vị; bổ tỳ ích khí, táo thấp lợi thủy, còn “Tiêu đờm thủy, trục phong thủy kết sưng ổ da” (Theo “Danh Y Biệt Lục”). Trung y cho rằng: Phong tà khách trú ở da dẻ, đờm ẩm đọng ổ tạng phủ, mà sinh ra tàn nhang” (Theo “Chư Bệnh Nguyên Hầu Luận”). Nên Bạch truật có thể chữa chứng tàn nhang. Lúc đều chế dùng giấm ngâm Bạch truật cho nở hoặc nấu đều được cả. Dùng giấm điều chế, chủ yếu vì giấm có tác dụng chữa trị “Đờm thủy huyết bệnh”, “Tán ứ giải độc” và “Tàn nhang trên mặt” (Trích từ “Bản Thảo cương Mục”). Nên Bạch truật và Giấm hợp dùng có thể khu phong trục đờm, tán ứ giải độc, trừ tàn nhang. Trong “Bản Thảo Cương Mục” Lý Thời Trân nói rằng; Bản phương chữa trị tàn nhang rất có hiệu quả.
* Phương hai:
Hiệu quả: Chữa vết nám và tàn nhang trên mặt, làm cho da mặt hồng hào tươi mịn, như đào hoa.
Thành phần dược liệu:
Đào hoa, Hạt dưa (hạt bí đao)
Cách thực hiện:
Đem hai vị thuốc trên đâm nát nhuyễn là thành.
Cách dùng:
Mỗi đêm dùng nước ấm rửa sạch mặt, sau dùng thuốc bôi lên mặt, đến sáng sớm hôm sau dùng nước ấm rửa đi.
Giải thích:
Đào hoa trong phương này nở rộ trong tháng, ba hoa màu hồng phấn, đẹp và kiều diễm, thị nhân thời xưa thường dùng đào hoa để ví nhan sắc kiều diễm của thiếu nữ. Đào hoa có thể lợi đờm thấp, tán huyết trệ, làm khí huyết được nhuận dưỡng vùng mặt, nên trừ được tàn nhang, “khiến da mặt đẹp đẽ” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”). Hạt dưa trong phương tức Hạt bí đao. “Đại Minh Bản Thảo” nói rằng: “Hạt bí đao có thể khử phong trong da dẻ và chấm đen tàn nhang, và nhuận da thịt”. “Đồ Kinh Bản Thảo” cho rằng hạt Bí đao có thể khiến da mặt con người tươi mịn”. Hai vị thuốc hợp dùng có tác dụng dưỡng da khử tàn nhang. Sau khi sử dụng phương này da mặt hồng hào tươi mịn, đẹp như đào hoa, Ngoài ra, Đào hoa còn là vị thuốc chủ yếu làm đẹp thường dùng thời xưa, trong rất nhiều cổ phương làm đẹp đều có Đào hoa, như trong “Trửu Hậu Phương” dùng Bạch qua tử (hạt Bí đao trắng) năm lượng, Đào hoa bốn lượng, Bạch dương bì hai lượng, đều tán thành bột mịn, hỗn hợp trộn đều; mỗi lần uống khoảng 3g bột thuốc pha với nước, sau bữa ăn, uống ba lần -mỗi ngày, da mặt tươi đẹp, mềm mại, Theo “Sơ Học Ký” ghi rằng: Bắc Tề , Thôi thị dùng Đào hoa hòa với tuyết rửa mặt cho cô con gái mình, để được da mặt tươi sáng đẹp đẽ. Và trong “Thái Bình Thánh Huệ Phương” thì dùng Đào hoa, hạt Bí đao lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, hỗn hợp lại, trộn đều với mật ong trắng dùng làm mặt nạ, chữa được mụn và đốm chấm tàn nhang trên mặt. Từ đó biết được, công hiệu làm đẹp hiếm có, lại dễ tìm kiếm, thật sự đem lại cho những ai thích làm đẹp một niềm hy vọng mới.
PHƯƠNG THIÊN KIM CHỮA DIỆN BAN
(“Y Tâm Phương”)
* Phương một
Hiệu quả: Chữa đốm chấm tàn nhang trên mặt
Thành phần dược liệu: Thỏ ty tử tươi.
Cách thực hiện:
Thỏ ty tử rửa sạch giã nát lọc lấy nước để dùng.
Giải thích:
Theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi lại: Thỏ ty tử “Cam bình, không độc”, có công hiệu làm đẹp, “giã lấy nước thoa mặt chữa vết nám trên da mặt” (Theo “Thần Nông Bản Thảo Kinh”), trong “Trửu Hậu Phương” thì dùng Thỏ ty tử vắt lấy nước thoa mặt chữa mụn trứng cá, không quá 3 lần sẽ khỏi. Có thể tham khảo được.
* Phương hai
Hiệu quả: Chữa vết nám và tàn nhang một đêm sẽ lột đi.
Thành phần dược liệu: Lý tử nhân.
Cách thực hiện:
Lý tử nhân đem giã nát nhuyễn, rồi dùng lòng trắng trứng gà hòa với nhau trộn đều là thành.
Giải thích:
Lý tử nhân tức là hạt của trái Lý tử. Trái Lý tử có vị chua. Lý Thời Trân nhà Y đời Minh gọi đó là “Đông Phương chi quả”” (Theo “Bản Thảo Cương Mục”. Hạt Lý tử vị đắng tính bình, có công hiệu làm đẹp. Có thể chữa “đốm chấm đen trên da mặt” (Theo “Gia Hựu Bản Thảo”). Và “Khiến da mặt đẹp đẽ” (“Ngô Thị Bản Thảo”), sử dụng lòng trắng trứng có hai tác dụng: một dùng điều hòa với thuốc, để tạo chất bám dính, để cho thoa xức, hai là để trừ vết nám. cả hai vị thuốc hợp lại dùng, công hiệu khử vết nám càng thêm mạnh. Bởi thế trong “Y Tâm Phương” rằng; một đêm có thể lột đi. Ngoài ra, theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi lại, dùng “hạt Lý tử bỏ vỏ, giã nhuyễn, hòa đều với lòng trắng trứng thành hồ loãng, dùng thoa mặt, đến sáng hôm sau rửa sạch đi lại bằng tương thủy, sau thoa phấn trang điểm”, chữa chứng tàn nhang phụ nữ.
HOẮC HƯƠNG TÁN (“Ngự Dược Viên Phương”).
Hiệu quả: Dùng rửa mặt, trăm ngày sau khiến .da dẻ tươi đẹp, mịn màng, và khử đốm chấm đen trên mặt.
Thành phần dược liệu:
Quảng Minh Giao 30g
Hoắc hương 30g
Gạo nếp 450ml
Bạch đinh hương 40g
Linh lăng hương 40g
Tạo giác 40g
Hương Bạch chỉ 75g
Đàn hương 40g
Long não 6g
Trầm hương 40g
Đinh hương 30g
Cách thực hiện:
Quảng Minh giao đâm nát nhỏ. Tạo giác bỏ vỏ, sao Chích qua (nguyên phương không có nói rõ sao với dược vật nào; căn cứ công hiệu làm đẹp của bản phương, nên dùng mật ong). Long não nghiền riêng thành bột mịn. Đem các vị thuốc còn lại (Ngoài Long não ra) nghiền thành bột mịn, thành bột hỗn hợp, rồi trộn đều với bột Long não là thành.
Cách dùng:
Dùng rửa mặt, tay mỗi ngày.
Giải thích:
Phương thuốc này xuất xứ từ “Ngự Dược Viên Phương”. Ngự Dược Viên là cơ quan chữa bệnh chuyên phục vụ cho Hoàng cung; nắm quản các nghiệm phương, bí phương và các vị thuốc quý báu do các nơi công hiệu: Nên phương Ngự Dược Viên thực tế là những phương thuốc của cung đình. Phương này là một phương thuốc bí truyền làm đẹp của cung đình đời Nguyên, do 7 loại dược vật tân ôn hương thơm hợp thành, Y học Trung Hoa cho rằng, phàm những vị thuốc có những vị đắng, đều có tác dụng phát tán, hành khí, hành huyết hoặc tư dưỡng, vị thuốc thơm tho gồm đặc tính đắng, thơm, chạy suốt, có thể khử trục đi trọc tà bên trong và ngoài cơ thể, đẩy mạnh sự lưu thông của khí huyết, khiến khí huyết dược thuận lợi đi lên vùng mặt, dinh dưỡng làn da vùng mặt, khí huyết được thông suốt, máu ứ đờm trọc sẽ tiêu tan, thì mặt mày tươi mịn như ngọc. Trong phương thuốc này Bạch chỉ khử phong hàn. Hoắc hương hóa thấp trọc. Linh lăng hương trừ uế. Đàn hương, Trầm hương hành khí. Long não khai khiếu. Đinh hương ôn tán lý hàn. Bảy vị thuốc hợp dùng, có thể thông đạt đến các vị trí bên trong, ngoài, trên dưới cơ thể con người, nên chữa trị được nám mặt, mụn trứng cá và tàn nhang. Trong đó, Bạch chỉ. Hoắc hương, Long não, Đinh hương còn tác dụng ức chế nhiều khuẩn da dẻ, có tác dụng tích cực phòng chống bệnh ngoài da. Bạch đinh hương có tác dụng làm đẹp, giỏi về loại trừ mụn trứng cá và tàn nhang.:Gạo nếp bổ trung ích khí, dưỡng da. Quảng Minh giao tức Hoàng Minh giao, là dùng da bì nấu cao mà thành; có công hiệu tư dưỡng da thịt rất mạnh. Tạo giác “chất dầu nhiều và dính”, nên có thể dưỡng da, còn có thể trừ đờm khử thấp, loại đốm chấm đen trên da. Từ đó được biết, phương thuốc nầy tập hợp các tính chất nhuận da dẻ, thơm da mặt, khử đen thành trắng, hành khí huyết, sử dụng lâu dài, có thể phòng chóng da dẻ mất đi hồng hào, tươi mịn do khô táo gây ra, đồng thời còn chữa được nhiều loại bệnh ngoài da phát sinh do phong, nhiệt; đờm thấp ứ trệ trong da thịt, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho da dẻ, khiến da dẻ hồng hào, tươi sáng.