Gần đây trong một số người lưu truyền câu nói cửa miệng: “Chỉ cần ăn nhiều hồng là sẽ không bị cảm mạo”.

Nói như vậy có đúng không? Có hợp lẽ không? Trước hết, chúng ta hãy xem câu nói ‘đó bắt nguồn từ đâu.

Tác dụng quả hồng
Tác dụng quả hồng

Trong những ngày trời giá lạnh, rét mướt, cơ thể thường run lên cầm cập. Để chống lại sự xâm kích của giá rét, ngăn chặn được bệnh tật phát sinh, cơ thể tất sẽ sản sinh ra hàng loạt phản ứng sinh lí có tính chất phòng ngự, trong đó, tuyến thượng thận sẽ tăng thêm một loại kích tố (cũng gọi là hormone), người ta vẫn thường gọi là tiết ra chất adrenin. Cơ năng bình thường của tuyến thượng thận không tách rời được vitamin C. Trong thực nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện: Nếu thả con chuột bạch con vào trong nước lạnh, hàm lượng vitamin C trong tuyến thượng thận của chuột con sẽ dần dần giảm thiểu. Đó là vì để thúc đẩy tuyến thượng thận tiết ra loại kích tố adrenin, cần phải có sự tham dự của vitamin C, do đó mà dẫn tới sự tiêu hao và giảm thiểu vitamin C.

Có lẽ xuất phát từ sự suy lí cho rằng “hấp thu nhiều vitamin C sẽ có thể tăng cường được sức đề kháng của cơ thể đối với giá rét” cho nên mới có câu nói “Chỉ cần ăn nhiều quả hồng thì sẽ không bị cảm mạo”.

Trong các loại trái cây thì hàm lượng vitamin C trong các loại quả thảo mới, cam quít, dứa v.v… rất cao, nhưng chúng đều là những loại quả của mùa hè. Thế mà thời tiết về cuối thu đầu đông thì đã chuyển sang lạnh, là mùa mà cơ thể dễ sinh ra bệnh cảm mạo, quả hồng là quả giàu vitamin C lại đúng vào mùa này. Mùa này còn có quả táo Trung Quốc, quả lê, nhưng hàm lượng vitamin C đều rất thấp, chỉ bằng 1/3 – 1/5 vitamin C có chứa trong quả hồng. Ngoài ra, trong quả hồng còn có các chất protein, chất béo, chất canxi, phốt pho, chất sắt và nhiều loại vitamin khác nữa, nó là một loại quả hảo hạng đầu bảng.

Những câu nói cho rằng “vitamin C có thể đề phòng được bệnh cảm mạo” vẫn chỉ là một suy đoán và giả thuyết thôi chứ không thể khẳng định chắc chắn được, lại có một số nhà khoa học cho rằng vitamin C không có quan hệ trực tiếp gì với bệnh cảm mạo cả. Ngoài ra, hồng còn có chứa lượng lớn các thành phần pectin, tannin, khi hỗn hợp với dịch vị, với các chất xơ sợi thực phẩm chưa tiêu hóa và chất protein sẽ hình thành các mảnh tròn không thể tiêu hóa được và trở thành sỏi dạ dày, gây nên bệnh ở dạ dày hoặc làm trở ngại đến đường tiêu hóa. Cho nên, đối với quả hồng chỉ nên ăn ít thôi thì rất bổ, nếu ăn quá nhiều thì lại có hại. Vì vậy để bổ sung vitamin C cho cơ thể về hai mùa thu đông thì có thể chọn ăn nhiều rau cải và củ cải cũng là những thực phẩm rất giàu vitamin C đúng vào mùa vụ này. Trong mỗi 100 gam rau cải tươi có 24 mg vitamin C, mỗi 100 gam củ cải có tới 30 mg vitamin C, trong khi đó, mỗi 100 gam quả hồng chỉ có chứa 16 mg vitamin C thôi. Ngoài ra, táo tầu cũng là loại quả rất giàu vitamin C, trong mỗi 100 gam quả táo tầu tươi mới có chứa tới 380 mg vitamin C, nó cũng thu hoạch đúng vào mùa thu, hơn nữa lại rất dễ bảo quản. Vì vậy, nếu đúng là vitamin C có thể có tác dụng đề phòng được bệnh cảm mạo thì nguồn hấp thu vitamin C tốt nhất của cơ thể trong mùa đông xuân cũng không phải là quả hồng, mà chính là quả táo tầu, củ cải và rau cải.

5/51 rating
Bình luận đóng