CÂU HỎI

Bệnh nhân nữ 86 tuổi với COPD, Suy tim sung huyết và tiểu đường type 2 nhập viện vì đợt cấp COPD. Được đặt nội khí quản và điều trị với glucocorticoid và phun khí dung albuterol. Tiếp tục điều trị với glargine insulin, aspirin, pravastatin, furosemide, enalapril và metoprolol. Ngày nhập viện thứ 8, được nuôi ăn tĩnh mạch với catheter TM dưới đòn. Nhu cầu insulin tăng vào ngày thứ 9 vì đường huyết tăng. Ngày thứ 10, có ran ở phổi và nhu cầu oxi tăng. X quang ngực thấy phù phổi 2 bên. CLS có ↓K, ↓Mg, ↓P và creatinin bình thường. Natri niệu < 10mEq/dl. Những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng dưới đây cải thiện tình trạng thể tích của bệnh nhân ngoại trừ:

A. Kết hợp Glucose và lipid trong hỗn hợp nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa.

B. Giảm hàm lượng Natri của hỗn hợp nuôi ăn < 40mEq/ngày

C. Tăng lượng protein trong hỗn hợp nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa.

D. Giảm lượng glucose toàn phần.

TRẢ LỜI

Vấn đề chuyển hóa thường gặp nhất liên quan đến dinh dưỡng ngoài ruột là quá tải dịch và tăng đường huyết. Đường ưu trương kích thích ngưỡng insulin cao hơn cho ăn bình thường, đó là bằng chứng ở ngày nhập viện thứ 9 trong tình huống này. Insulin trong máu cao kích thích hocmon chống lợi niệu và chống lợi natri dẫn đến ứ natri và ứ dịch, cũng như tăng vận chuyển nội bào K, Mg, P. Tăng cân và natri niệu thấp ở bệnh nhân với chức năng thận bình thường không phải là hiếm gặp. Cung cấp Natri trong giới hạn 40 mEq/ngày, sử dụng hỗn hợp nuôi ăn ngoài ruột gồm glucose và lipid sẽ làm giảm ứ đọng dịch. Giảm glucose toàn phần sẽ làm giảm nhu cầu insulin cao. Ứ đọng dịch trong tình huống này không được điều chỉnh bằng lượng protein thấp.

Đáp án: C.

0/50 ratings
Bình luận đóng