Lưu thông, tuần hoàn, thở.
Áp dụng với những người ngừng thở.
1. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng họ không ngủ – hãy kiểm tra trạng thái và ý thức của họ.
2. Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực.
Ép tim 30 lần với độ sâu 5 cm ở người lớn, tập trung ở giữa ngực, giữa núm vú.
Ép tim 30 lần với độ sâu bằng 1/3 độ sâu ngực của đứa trẻ, tập trung ở giữa ngực, giữa núm vú đối với trẻ em.
Đặt một bàn tay lên một bàn tay khác (lòng bàn tay của một bàn tay đặt trên đầu của bàn tay khác), có thể xen kẽ các ngón tay của bạn hoặc giữ cổ tay của bàn tay dưới (bằng bàn tay trên và ép xuống một cách nhanh chóng và mạnh mẽ trên ngực bằng cách sử dụng lòng bàn tay của bạn như là điểm áp lực).
3. Hãy đảm bảo nạn nhân có một đường thở thẳng (nghiêng đầu và nâng cằm).
4. Sơ cấp cứu bằng cách hà hơi thổi ngạt
Che miệng nạn nhân bằng một tấm chắn ở giữa miệng để tránh tiếp xúc với miệng của bạn.
Bóp chặt mũi.
Đặt tấm che chắn lên miệng của nạn nhân.
Hãy đảm bảo bạn có một vật để che chắn (vật che chắn bằng giấy bóng hoặc băng gạc/tấm vải) trước khi bạn tiếp xúc với nạn nhân nếu bạn không có vật để che chắn, thì bạn không nên tiến hành bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.
2 hơi thở chậm.
5. Lặp lại từ bước 2 đến bước 4 cho đến khi có được sự giúp đỡ y tế hoặc nạn nhân tỉnh táo và thở được.
6. Nếu nạn nhân bị nôn, vần nạn nhân nghiêng về một phía
- Gập đầu gối nạn nhân gần phía người sơ cấp cứu lên và nhấc một cánh tay nạn nhân lên và vần nạn nhân ra phía xa bạn.
- Sử dụng túi bóng để nạn nhân nôn vào.
- Nếu nạn nhân ngừng nôn mửa nhưng vẫn không thở, thì vần nạn nhân trở về vị trí sơ cấp cứu ban đầu và tiếp tục làm từ bước 2 đến bước
- Nếu nạn nhân ngừng nôn và đang thở, đặt nạn nhân ở vị trí sơ cấp cứu ban đầu và ở bên cạnh nạn nhân.