Tên khoa học:

Semen Pruni Armeniacae Họ khoa học: Rosaceae

Tên tiếng Trung: 苦杏仁

Tên khác:

Khổ hạnh nhân (Hạnh nhân đắng)

Nguồn gốc:

Cây Hạnh nhân
Cây Hạnh nhân

Cây Mơ mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình (Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Trung quốc, Armenia, Nhật bản cũng có cây Mơ.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Hạnh nhân có hình trái tim, bẹt, bề mặt có mầu nâu vàng, không có mùi, vị đắng.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, dâm mát, phòng sâu mọt.

Thành phần hóa học:

Giá trị dinh dưỡng trong 100g hạnh nhân:

Giá trị dinh dưỡng: 100 g
Hàm lượng calo: 575 cal
Hàm lượng Protein: 21 g
Cholesterol: 0 g
Cacbohydrat: 22 g
Đường: 3.9 g

Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng. Khổ hạnh nhân có tác dụng chống ung thư (các thí nghiệm chưa nhất trí). Thuốc có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.

Theo các nghiên cứu thời nay, vị thuốc này có hàm chứa các chất phối đường khổ hạnh nhân v.v… Chất phối đường khổ hạnh nhân thông qua sự thuỷ phân của men, khổ hạnh nhân sẽ sản sinh ra các chất acid cyanhyđric (HCN) và acid benzoic (C7H6O2), mà aicd cyanhyđric là chất kịch độc. Cho nên khổ hạnh nhân nếu ăn trực tiếp vào sẽ dễ bị ngộ độc, nấu lên chất độc giảm đi rất nhiều, acịd cyanhyđric với liều lượng rất nhỏ sẽ không bị ngộ độc, có thể dùng kích thích trung khu hô hấp để giảm ho, bình suyễn.

Khí vị:

Vị đắng, ngọt, khí ôn, có độc, vào kinh Thủ thái âm, chìm mà giáng xuống, là âm dược. Ghét Hoàng cầm, Cát căn, Hoàng kỳ, sợ Tương thảo, giải độc Hồ phấn.

Chủ dụng:

Hạnh nhân vào kinh Phế là thuốc hạ lợi, tán phong hàn ở kinh Phế, hạ khí ho nghịch xuống, tiêu đầy gấp ở dưới Tâm, nhuận khí bí ở Đại trường, giải độc Thiếc có hiệu quả, tiêu thịt Chó như thần, trừ chứng bôn đôn, giết trùng của âm thư, chữa phụ nữ ngứa âm hộ

Cách chế:

Ngâm nước nóng, bỏ vỏ và đầu nhọn, sao với Cám đến khi vàng, bỏ dâu đi. Người có hỏa, lắm mồ hôi thì tâm Đồng tiện 3 ngày và đốt cho lên khói, nghiền nóng để dùng. Lại có người nói: muốn để tiêu đờm nhuận Phê thì bỏ vỏ và đầu nhọn, để phát tán thì dùng cả vỏ và đầu nhọn. Thứ có 2 cái nhân thì có độc chết người, chớ dùng.

Nhận xét:

Vị thuốc hạnh nhân
Vị thuốc hạnh nhân

Hạnh nhân bẩm thụ khí ấm của mùa Xuân, kiêm hóa của 2 hành Hỏa và Thổ. Có người dùng cả Hạnh nhân và Qua lâu mà không biết rằng Hạnh nhân vị cay, phát tán từ trong thớ thịt để trừ đờm, cho nên ngoài biểu hư thì kỵ nó. Qua lâu tính nhuận, hoạt lợi để trừ đờm trong ruột cho nên phân lý hư thì kỵ nó. Nêu đờm nhiệt cả biểu và lý đều thuộc thực thì dùng cả hai có công hiệu. Đông Viên nói: Hạnh nhân trị khí, Đào nhân trị huyết, cả hai đều trị được chứng táo bón của người già, phải phân biệt khí huyêt mà dùng.

Lá của nó hái vào ngày Đoan ngọ nấu nước rửa măt thì chữa chứng chảy nước mắt song.

Hoa của nó vị đắng, không độc, chủ bổ cho chứng bất túc, chữa phụ nữ bị thương, nóng, lạnh, tê đau, quyết nghịch.

Quả của nó vị chua, có độc, ăn nhiều thì hại gân xương, tôn thần khí, làm cho người ta lóa mắt, trẻ em lại càng không nên ăn, nếu ăn dễ sinh ra mụn nhọt và nhiệt ở trên Cách mạc.

Giới thiệu tham khảo:

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Hạnh tô tán

Hạnh nhân 8-12g, Tiền hồ 8-12g, Cát cánh 8-12g, Bán hạ chế 6-12g, Chỉ xác 6-8g, Tô diệp 6-8g, Bạch linh 12-15g, Quất bì 4-6g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả, Gừng tươi 3 nhát, sắc, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Có tác dụng ôn tán phong hàn, tuyên Phế hóa đờm.

Trị Phế khí không thông, đờm thấp ứ trệ do ngoại cảm lương táo, thường gặp trong các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh viêm nhiễm khác thời kỳ sơ khởi, có các triệu chứng: đau đầu, sợ lạnh, không có mồ hôi, ho đờm lỏng, nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Nếu lạnh nhiều thêm Thông bạch, Đam đậu xị để giải biểu; nếu đau đầu nặng thêm Phòng phong, Bạch chỉ; nếu ho, đờm nhiều thêm Trần bì, Tử uyển để ôn nhuận hóa đàm.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Ma hạnh cam thạch thang

Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 8g, Cam thảo 2 g, Thạch cao 10g.

Có tác dụng giải biểu, thanh nhiệt, giảm ho.

Trị trẻ em nguyên dương thịnh phát thực nhiệt sinh ho, các bệnh thực nhiệt mạch thực dùng được bài này, các chứng hư nhiệt chớ dùng. Thêm Tang bì là bài Ngù hố dùng chữa ho, hen suyễn, khỏ thở.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Tang hạnh thang

Tang diệp 8-12g, Đạm đậu xị 8-12g, Hạnh nhân 8-12g, Tượng Bối mẫu 8-12g, Sơn chi bì 8-12g, vỏ Lê 8-12g, Sa sâm 12-16g. Sắc, chia uống 2-3 lần trong ngày. Có tác dụng sơ phong, nhuận táo, thanh Phế, chỉ khái.

Trị Phế âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo, triệu chứng thường có sốt, đau đầu, khát nước, ho khan, ít đờm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trẳng mỏng, khô, mạch phù sác.

Nếu họng khô đau thêm Ngưu bàng tử, Bàng đại hải để thanh lợi yết hầu. Nếu chảy máu cam thêm Mao căn, Hạn liên thảo để cầm máu, ho đờm vàng đặc thêm Qua lâu nhân, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt, trừ đờm.

Trường hợp giãn Phế quản, ho ra máu dùng bài thuốc này bỏ Đạm đậu xị, thêm Tử uyên, Thiên thảo căn, Trắc bá diệp để tuyên Phế, nhuận táo, chỉ huyết; lưỡi đỏ miệng khô thêm mạch môn, Thạch hộc.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Hạnh nhân hoạt thạch thang

Hạnh nhân 12g, Hoạt thạch 12g, Hoàng cầm 8g, Thông thảo 4g, Bán hạ chế 12g, Quất hồng 6g, Hoàng liên 4g, uất kim 8g, Hậu phác 8g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa chứng phục thử thuộc thử ôn, hung cách bĩ đầy, nôn ọe, triều nhiệt, phiền khát, ỉa chảy, vã mồ hôi, tiểu tiện ít,rêu lưỡi trắng xam.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Quế chi phác hạnh thang

Quế chi 6g, Bạch thược 8g, Hạnh nhân 6g, Hậu phác 6g Cam thảo 4g, Đại táo 6g, Sinh Khương 6g.

Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng chữa ho; khi nhiệt tà hãm vào, Vị Tràng có đàm thấp gây ho. Bài này mượn Hậu phác làm tiêu tích đàm, Hạnh nhân khử đàm dẫn xuống, ho này do thấp khí là ho không đàm, chứng này ở người yếu dễ bị cảm, mỗi lúc cảm là ho, tức ngực.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Hạnh nhân có độc tố nên liều dùng cần được khống chế. Người nào âm hư bị ho và bị ỉa chảy không nên dùng.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Hạnh nhân chúc (cháo hạnh nhân)

Hạnh nhân 30g, bỏ vỏ, sao lên, nghiền bột, nấu chung với gạo cho thành cháo. Chia 3 ngày ăn hết, ăn lúc đói.

Chủ trị hen suyễn, chân phù nề, đái són.

Hạnh nhân đường (hạnh nhân trộn đường)

Khổ hạnh nhân để cả vỏ

Đường phèn bằng lượng khổ hạnh nhân

Nghiền bột, trộn lẫn, làm món hạnh nhân trộn đường. Uống ngày 2 lần sớm, tối, mỗi lần 9g, 10 ngày là 1 liệu trình.

Dùng cho người viêm phế quản mạn tính

Song nhân mật tiễn (hạnh nhân, hồ đào ướp mật ong)

Hạnh nhân sao 250g – Nhân hồ đào 250g

Mật ong 500ml

Hạnh nhân sao cho vào nồi, cho nước vào sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước, cho nhân hồ đào vào đun, khi nước trong nồi gần cạn, cho mật ong vào trộn đều. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 9g.

Dùng cho người bị ho lâu vi phế thận lưỡng hư

Hạnh nhân trư phế chúc (cháo hạnh nhân, phổi lợn)

Hạnh nhân 10g – Phổi lợn 50g

Hạnh nhân bỏ vỏ ngoài, giả nát như hồ, phổi lợn cho nước vào nấu chín đến bảy phần thì vớt ra thái vát, lại cho 30 – 60g gạo lức vào nấu cháo với hồ hạnh nhân và phổi lợn. Ngày ăn 2 lần.

Dùng cho người bị ho, suyễn, nhiều đờm.

Hạnh nhân mật nãi sương (tuyết hạnh nhân, mật ong, sữa bò)

Đặt nồi lên bếp lửa to vừa, đổ vào đấy 800ml nước lã, 30g hạnh nhân sương, đun sôi lên, đổ sữa bò tươi vào, tiếp tục đun, cho 50g bột ướt vào đánh lên cho dẻo thành hổ, cho 200ml mật ong vào trộn đều lên là được. Ngày uống 2 lần.

Dùng cho người phế hư ho khan, táo đường ruột, bí ỉa.

Hạnh cúc ẩm (trà hạnh nhân, hoa cúc)

Hạnh nhân 6g – Hoa cúc 6g

Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn đi, giã nát, hoa cúc rửa sạch, cho lần hạnh nhân vào nồi, đun nhỏ lửa cho sôi 3-5 phút. Lấy nước uống thay trà. Dùng cho người bị phong nhiệt sinh ra đau đầu, đau mắt đỏ sưng rát, bị cao huyết áp sinh ra đầu váng mắt hoa v.v…

Hạnh lê ẩm (nước lê, hạnh nhân)

Hạnh nhân 10g

Áp lê (1 loại lê quả hình trứng màu vàng có chấm nâu, vỏ mỏng, nhẵn bóng, giòn, nhiều nước, còn gọi là “áp nhi lê’ – lê vịt.) 1 quả.

Đường phèn vừa phải.

Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã nát, áp lê rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng, cho lẫn hạnh nhân, đổ nước vào sắc, lẽ chín thì đánh đường phèn vào. Ăn lê uống thang tuỳ thích.

Dùng cho người phổi háo, ho nhiều, ho khan không có đờm, miệng khô v.v…

Hạnh nhân ý mễ chúc (cháo hạnh nhân, trần bì, hạt ý dĩ)

Hạnh nhân 5g – Trần bì 6g

Hạt ý dĩ 30g – Gạo lức 100g

Hạnh nhân, trần bì sắc lấy nước, cho hạt ý dĩ và gạo lức vào nấu cháo ăn. Bài thuốc này bồi bổ tỳ và vị, hoá đờm, tiêu thấp.

Dùng cho người đờm đục, vướng bên trong, sinh ra hoa mắt, buồn nôn, buồn bực trong lòng, ăn ít, mệt mỏi, mơ nhiều, tưa lưỡi trắng…

Hạnh nhân hải tảo chúc (cháo hạnh nhân, rong biển)

Hạnh nhân ngọt 9g – Rong biển 9g

Rau câu 9g – Hạt ý dĩ 30g

3 vị trên cho nước vào sắc lam thang, cho hạt ý dĩ vào nấu cháo. Ăn ngày 1 thang, ăn liền 20-30 thang.

Dùng cho người bị dòm uất ngưng kết sinh ra mụn trứng cá như thường.

Hạnh nhân la bặc trư phế thang (thang hạnh nhân, củ cải, phổi lợn)

Phổi lợn 1 bộ – Củ cải trắng 1 củ

Hạnh nhân 9g

Phổi lợn và củ cải rửa riêng từng thứ, sắt miếng, hạnh nhân bỏ vỏ, đầu nhọn, hầm chung cho nhừ, ăn phổi, uống thang.

Dùng cho người ho lâu, hen suyễn, mắt và chân phù nề, lao phổi, ho có máu lẫn trong đờm, khạc ra máu v.v…

5/51 rating
Bình luận đóng