Tên khác:

Linh chi, xích chi, tử chi.  Nấm lim, nấm trường thọ, nấm thần tiên.

Tên khoa học: Ganoderma lucidus (Leyss. Ex Fr.) Karst.

Họ Nấm lim (Ganodermataceae).

MÔ TẢ

Nấm sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ hình thận, dạng quạt hoặc gần tròn, thể chất dày, cứng; cuống dài mập đính lệch về một bên thể quả, tròn hoặc dẹt, ít khi phân nhánh, mặt trên mũ có nhiều vòng không đồng tâm, mép nhăn nheo, mặt dưới nhạt. Bào tử hình trứng hoặc hình bầu dục, đầu bằng, màu nâu đỏ, có mấu lồi và nhiều gai nhọn, nằm ở mặt dưới của thể quả.

Cả cây nấm có màu nâu đỏ, hoặc nâu đen.

Linh chi
Linh chi

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Nấm linh chi phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á và châu Mỹ la tinh.

Ở Việt Nam, nấm thường sống hoại sinh trên các

cây gỗ mục ở trong rừng ẩm miền núi. Thường thấy vào mùa mưa ẩm, nấm phát triển rất nhanh.

Hiện nay, nấm linh chi đã được gây trồng để có nguyên liệu chủ động làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN

Cả cây nấm linh chi gồm mũ nấm và cuống nấm, phơi hoặc sấy khô.

Theo sách thuốc cổ, có 6 loại nấm linh chi dựa vào màu sắc: Xích chi hay hồng chi (linh chi đỏ), hắc chi (linh chi đen), bạch chi (linh chi trắng), thanh chi (linh chi xanh), hoàng chi (linh chi vàng), tử chi (linh chi tím). Trong đó, xích chi hay hồng chi là loại tốt nhất và được trồng, sử dụng phổ biến hiện nay.

Nguồn gốc:

Dược liệu là toàn thân cây tử chi hoặc xích chi thuộc loài thực vật họ nấm đa khổng. Sản xuất chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc và phân bố đều các nơi trong toàn quốc.

Phân biệt tính chất, hình dạng:

Linh chi thảo có hình quả cật, hoặc nửa hmh tròn, rất ít khi thấy có hình tròn. Bề mặt mầu nâu đỏ, tím đỏ hoặc nâu sẫm, có ánh bóng như son, bên dưới bề mặt màu vàng trắng, có nhiều lỗ hổng dầy đặc. Thân nấm mọc lệch màu tím sẫm đến màu đen, có ánh quang như son. Trong ruột rất dẻo dai, chất nhẹ, hương nhẹ, vị nhạt. Loại tốt là loại con to, hoàn chỉnh, màu tim đỏ, có ánh quang bóng láng như son.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Linh chi chứa protid, acid béo, đường, sterol, enzym. polysaccharid, các khoáng tố vi lượng Ca, Mg, Na, Fe, Cu và đặc biệt là germanium, vanadium, crôm… các acid ganoderic, acid lucidenic…

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Cao nước nấm linh chi có tác dụng giảm đường huyết. Germanium trong nấm làm lưu thông khí huyết. Acid ganoderic có khả năng chống viêm và dị ứng. Polysaccharid tăng cường miễn dịch, diệt các tế bào ung thư.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngày trước, người ta xếp nấm linh chi vào loại thượng dược (thuốc chỉ được dùng riêng cho vua chúa). Sau này, linh chi vẫn đứng hàng đầu trong các dược liệu, chỉ sau nhân sâm.

Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh sức, kích thích, điều hòa, giúp cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn, trẻ mãi, sống lâu, điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu, huyết áp cao và thấp, viêm khí quản mạn tính, tăng cholesterol máu, loét đau dạ dày, vữa xơ động mạch, dị ứng, thống phong…

Trong một vài trường hợp, linh chi còn chữa được ung thư.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g nấm khô hoặc 3 – 5 g thuốc bột.

Trong nhân dân, người ta thường nấu nấm (liều lượng như trên) với hai lít nước cho sôi, để nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút, rồi uống nóng hoặc để nguội mới uống. Nếu dùng dạng bột thì uống thẳng với nước nguội hoặc hãm với nước sôi, rồi uống.

Có thể dùng linh chi trong thời gian dài mà không thấy tác dụng phụ nào.

NHỮNG CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC:

Theo các sách văn hiến ghi chép lại, thì linh chi không dùng chung với thường sơn, biển súc, nhân trần khao.

TÍNH VỊ VÀ CÔNG HIỆU:

Vị thuốc này tính bình vị ngọt, lợi các kinh can, tâm, tỳ, phế, thận. Có công hiệu là loại thuốc bổ, cương trang, trấn tĩnh, giải sai giật, giảm đau, giảm ho, long đờm, bmh suyển, trợ tim v.v…

CHỦ TRỊ:

Các bệnh ho, hen suyển, hư lao, ăn uống không ngon miệng, đau trong ổ bụng, tim đập hốt hoảng, mất ngủ, buồn bực đau tức trong lồng ngực.

Theo các công trình nghiên cứu hiện đại thì dược liệu có hàm chứa chất đường, chất albumin, acid hữu cơ, mạch giác tai thuần, mỡ thực vật, đường nho, amino acid, cam lộ thuần v.v… Có tác dụng chấn tĩnh, bảo vệ gan, hạ thấp huyết áp, giảm hàm lượng đường, điều tiết hệ thống thần kinh tự động, nâng cao khả năng phòng bệnh của cơ thể.

BẢO QUẢN:

Để nơi râm mát. khô ráo, phòng độc, phòng mọt.

CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ DƯỠNG THƯỜNG DÙNG:

Linh chi đồn kê (Linh chi hầm gà)

Gà 1 con (khoảng 2000g) – Muối tinh 5g

Linh chi 30g – Rượu gia vị 25ml

Gừng sống 15g – Tiêu bột 3g

Hành tươi 15g – Mì chính vừa phải

Linh chi rửa sạch, gừng tươi rửa sạch thái dầy, hành tươi rửa sạch thái dài, gà thịt mổ sạch chặt bỏ chân, chần qua nước sôi bỏ nước huyết đi, đặt gà vào bát, quay lườn lên trên, cho linh chi, gừng hành, muối, rượu gia vị (liệu tửu), tiêu bột, đổ 500ml nước vào, dùng giấy bông ướt bịt kín miệng bát, bỏ vào ngăn, cho vào nồi hấp, đun lửa to hấp trong 3 giờ, cho tới khi thịt gà chín nhừ, pha chế thêm mì chính vào là được.

Dùng cho người mắc các chứng tỳ vị khí hư, ăn uống giảm sút, đáy bụng đi ngoài v.v…

Linh chi đồn nhũ cáp (linh chi hầm bồ câu sữa)

Linh chi 3g – Bồ câu sữa 1 con

Gia vị vừa phải.

Bồ câu sữa dìm nước cho chết, bỏ lòng, lông, rửa sạch, bỏ vào bát cho nước vừa phải. Linh chi bỏ hết tạp chất, rửa sạch thái miếng, cũng bỏ cả vào bát. Cho thêm rượu gia vị (Nguyên văn “Thiệu tửu” tức loại rượu vàng do vung Thiệu Hưng Triết Giang Trung Quốc sản xuất .N.d.), gừng miếng, hành, muối tinh, mì chính, hầm cách thuỷ cho chín.

Dùng cho người trung khí hư nhược, người mỏi sức yếu, biểu hư tự đổ mồ hôi, bạch tế bào giảm thiếu…

Linh chi bạc hà ẩm (thuốc sắc linh chi bạc hà)

Linh chi 2g – Đường trắng 25g

Bạc hà 5g – Nước 250ml

Cốc nha 5g

Bạc hà sắt khúc, linh chi rửa sạch thái miếng, cốc nha rang thơm cùng cho vào với linh chi, đổ nước và đường vào, cùng sắc lên cho đến khi nước thang đặc, cho bạc hà vào đun thêm 10 phút nữa là được.

Dùng cho các chứng phiền nhiệt về mùa hè, khí hư phiền lao v.v…

Linh chi phân chưng nhục bính (chả thịt nạc, bột linh chi)

Linh chi 3g – Thịt nạc 100g

Linh chi nghiền bột, thịt nạc băm nát, trộn đều với bột linh chi, cho ma di cho vừa, hấp cách thủy cho chín. Dùng làm thức ăn, ăn cơm ngày 2 lần.

Dùng cho người già viêm phế quản mạn và các chứng viêm dạ dày mạn, đầy bụng (rối loạn tiêu hoá) v.v…

Linh chi dương sâm hương cô tán (bột linh chi dương sâm, nấm hương)

Nấm hương 30g – Mộc nhĩ trắng 30g

Tây dương sâm 30g – Hoài sơn dược 30g

Linh chi 30g – Thạch hộc 30g

Các vị trên đây sấy khô, nghiền chung thành bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 – 3g, uống bằng nước sôi để ấm.

Dùng cho người đau trong ổ bụng do vị âm hư, không thiết ăn, viêm co thắt da day v.v…

Kiện lạc ẩm

Linh chi, nấm hương, đường trắng, mỗi thứ với lượng vừa phải. Linh chi và nấm hương ngâm nước nóng riêng từng vị, lấy nước đậm đặc của thành phần hữu hiệu, sắc chung với đường, làm vón thành cục dạng tinh thể. Uống ngày 2 – 3 lần, dùng nước sôi pha ra mà uống.

Dùng cho người thần kinh suy nhược, mất ngủ, chất huyết tiểu bản trong máu giảm thiểu, viêm gan v.v…

Nếu uống thường xuyên có thể chống được suy lão, kéo dài tuổi thọ.

Thanh chưng linh chi am thuần (linh chi hấp chim cút )

Linh chi 3g – Gia vị vừa phải.

Am thuần (chim cút) 2 con

Linh chi rửa sạch sắt miếng, chim cút dìm nước cho chết, bỏ lông, bỏ lòng, rửa sạch, bỏ vào bát, cho nước, cho linh chi vào, đặt bát vào nổi hâp cách thuỷ.

Dùng cho người thân thể hư nhược, chức năng phủ tạng suy giảm, ho lâu ngày không dứt v.v…

Linh chi bạch thược ẩm (thuốc linh chi bạch thược)

Bạch thược 10g – Linh chi 10g

Đường trắng vừa phải.

Bạch thược, linh chi sắc lấy nước, pha đườmg vào uống.

Dùng cho người suy nhược thần kinh, mất ngủ hay quên, không thiết ăn uống.

Bạch nương tử hoàn hồn thang – thang hoàn hồn hạch nương tử

Linh chi 10g – Gà mái 1 con

Gia Vị vừa phải

Linh chi thảo rửa sạch thái miếng mỏng, bỏ vào trong bụng gà rửa sạch, đặt gà vào nồi. cho nước vừa đủ, cho rượu gia vị, hành, gừng, muối ăn. bột tiêu cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa hầm ga cho nhừ. Uống thang ăn thịt.

Dùng cho người thận hư, tinh ít, tai u tai điếc, lưng đau gối mỏi, mất ngủ, hay quên, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hoá v.v…

Linh chi trư tâm (Linh chi. tim lợn)

Linh chi 15g – Tim lợn 500g

Nước hàng và các gia vị vừa phải.

Linh chi bỏ tạp chất rửa sạch, om qua trong nước, sắc 2 lần, lọc lấy nước. Hành, gừng rửa sạch, hành sắt khúc, gừng thái miếng, tim lợn bổ ra rửa sạch máu đọng, cho vào nồi cùng với nước thuốc lọc trên, hành, gừng, hồ tiêu, nấu chín độ 6 phần mười, vớt ra hong nguội, sau đó lại cho vào nồi nước hàng, đun nhỏ lửa cho chín thì vớt ra, lau sạch bọt.

Cho nước hàng vừa phải, cho thêm muối, đường trắng, mì chính dầu vừng, đun lên cho đặc, quết đều lên cả mé trong, mé ngoài tim lợn.

Dùng cho người bệnh thể hư nhược, máu tim thiếu, hay buồn phiền mất ngủ, hay hoảng sợ, có bệnh cơ tim v.v…

Linh chi tử kê: (linh chi hấp gà con)

Linh chi 10g – Tôm nõn 3g

Gà con 1 con – Nấm 30g

Nước dùng, gia vị vừa phải

Gà con giết thịt, bỏ hết lông, chân, lòng ruột, rửa sạch, chần qua nước sôi, chặt vuông con cơ, chia ra đựng vào 7 cái bat. Linh chi rửa sạch thái miếng, tôm nõn rửa nước nóng ngâm 10 phút, chia đều bỏ lên trên thịt gà, thêm nước dùng, gừng tươi, hành, muối ăn, rượu gia vị, đặt cả vào ngăn lồng hấp, hấp cho nhừ, lấy ra, chọn gừng, hành bỏ ra, cho thêm mì chính.

Dùng cho người thể hư, mặt vàng gầy còm, suy nhược thần kinh, mất ngủ v.v. ..

Linh chi báo ô qui (Linh chi hầm rùa)

Linh chi 30g – Rùa 1 con

Táo tầu 10 quả

Táo tầu bỏ hạt, rùa đặt vào nồi, cho nước lả đun sôi, bỏ hết lòng ruột, sắt miếng sào qua, cho vào nồi cùng với linh chi, táo tầu hầm làm thang, cho thêm gia vị.

Dùng cho người lao phổi, suy nhược thần kinh, nhiều mỡ trong máu, mụn nhọt v.v…

Linh chi hoàng kỳ đồn nhục (Linh chi, hoàng kỳ ninh thịt)

Linh chi 15g – Thịt lợn nạc 100g

Hoàng kỳ 15g

Thịt lợn rửa sạch, sắt miếng; linh chi, hoàng kv cho vào túi vải, khâu miệng túi lại, cho nước và thịt nạc vào cùng ninh với nhau. Thêm muối ăn, gia vị. Ăn thịt, uống thang.

Dùng cho người viêm gan mạn tính, ăn uống không ngon miệng, thể hư lực kiệt, suy nhược thần kinh v.v…

Linh chi tửu (rượu linh chi)

Linh chi 30g – Rượu trắng 500ml

Linh chi rửa sạch ngâm rượu, sau 7 ngày mang ra uống. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Dùng cho người tâm hư tỳ hư, mất ngủ hay quên, kém ăn, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, bị bệnh quan năng thần kinh v.v…

Nếu ngâm chung cả với tam thất, đan sâm, sẽ tăng thêm công hiệu hoạt huyết chống tụ máu, có thể dùng cho bệnh cơ tim.

Linh chi chúc (cháo linh chi)

Gạo lức 100g

Linh chi 20g

– Hạch đào nhân 20g – Muối tinh vừa phải

Rửa sạch linh chi sắt thanh 3 khúc, gạo lức vo sạch, hạch đào nhân ngâm nước sôi 10 phút, bóc lớp vỏ ngoài. Đặt nồi đất lên bếp lửa, đổ 1000ml nước lã vào, cho gạo, linh chi, hạch đào nhân, nấu sôi. Sau đó đun nhỏ lửa cho gạo nhừ, thang sánh, trên mặt nổi lớp màng cháo thì cho muối tinh vào.

Dùng cho người phế thận hư, ho suyễn, động đến là ho suyễn nặng lên, khí đoản lực kiệt, hen phế quản mạn tính v.v…

Linh chi nhân sâm, đan sâm tán (bột linh chi nhân đan sâm)

Nhân sâm 30g – Linh chi 60g

Đan sâm 90g

Cả 3 vị trên nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g, uống bằng nước sôi.

Dùng cho người tâm khí hư, hẹp ứ cơ tim.

BÀI THUỐC

  • Chữa suy nhược, ngủ kém, thị lực giảm: Cao linh chi, sen, lạc tiên, vông nem, dương cam cúc (liều lượng bằng nhau) trộn đều; ngày uống nhiều lần, mỗi lần 10 – 20g, dưới dạng nước hãm.
  • Thuốc tăng sức, cầm máu: Dưới dạng viên có 250mg linh chi và 50mg vitamin Ngày ngậm 6 – 8 viên.
5/51 rating
Bình luận đóng