Rối loạn cảm giác mùi

Rối loạn thần kinh khứu giác (I) là do sự can thiệp tiếp xúc của mùi thơm với biểu mô thần kinh khứu giác (mất tiếp xúc), tổn thương vùng thụ thể (mất cảm giác), hay phá huỷ con đường khứu giác trung tâm (mất thần kinh). Nguyên nhân của rối loạn khứu giác được tóm tắt trong bảng; ngoài lão hoá thì nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương đầu và viêm xoang mũi mạn tính cũng thường gặp. Hơn nửa số người từ 65 đến 80 tuổi mắc rối loạn chức năng khứu giác là vô căn. Bệnh nhân thường than phiền mất cảm giác mùi vị mặc dù ngưỡng mùi của họ trong giới hạn bình thường.

BẢNG. RỐI LOẠN VÀ TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG CHỨC NĂNG KHỨU GIÁC KHI KIỂM TRA KHỨU GIÁC

Rối loạn thần kinh khứu giác

Điều trị rối loạn cảm giác mùi

Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vi khuẩn, viêm xoang, u, polyp, bất thường giải phẫu xoang mũi thường có hiệu quả trong việc phục hồi khứu giác.

Không có bằng chứng điều trị mất cảm giác thần kinh khứu giác, may mắn, tự phục hồi có thể xảy ra.

Trường hợp do tiếp xúc với khói thuốc lá và các hóa chất độc hại trong không khí khác có thể phục hồi nếu ngừng tiếp xúc.

Một nghiên cứu báo cáo rằng bệnh nhân bị giảm khứu giác có thể được hưởng lợi từ ngửi mùi mạnh trước khi đi ngủ và khi tỉnh dậy trong suốt nhiều tháng.

Đau thần kinh thiệt hầu

Đây là hình thức của đau dây thần kinh IX (thiệt hầu) và đôi khi một phần dây X (lang thang). Kịch phát, đau dữ dội ở hố amidan của họng có thể giảm bằng cách nuốt. Không thể chứng minh mất cảm giác và vận động. Những bệnh khác ảnh hưởng đến thần kinh này gồm herpes zoster hay bệnh thần kinh chèn do khối u hay phình mạch ở lỗ tĩnh mạch cảnh (khi có liên quan với liệt thần kinh lang thang và thần kinh phụ).

Điều trị đau thần kinh thiệt hầu

Điều trị thuốc thì tương tự như đau thần kinh sinh ba, carbamazepine thì thường là lựa chọn đầu tiên.

Nếu thuốc không hiệu quả, phẫu thuật (gồm giải chèn ép vi mạch máu, nếu mạch máu bị chèn ép, hay cắt rễ thần kinh thiệt hầu và lang thang ở phồng cảnh) thì thường hiệu quả.

Nuốt khó và khó phát âm

Có thể do tổn thương thần kinh lang thang (X). Tổn thương một bên làm rủ khẩu cái mềm, mất phản xạ gag, và thay đổi hai bên thành họng làm khàn, giọng mũi. Nguyên nhân gồm ung thư, nhiễm trùng màng não, khối u và tổn thương mạch máu ở hành não, bệnh thần kinh vận động (vd ALS) hay chén ép thần kinh quặt ngược thanh quản bởi khối trong ngực. Phình cung động mạch chủ, lớn nhĩ trái, khối u trung thất và phế quản cũng là nguyên nhân thường gặp của liệt dây thanh đơn độc, hơn là rối loạn nội sọ.

Một lượng đáng kể các trường hợp liệt thanh quản tái phát là vô căn. Với liệt thanh quản, đầu tiên xác định vị trí tổn thương. Nếu bên trong hành não, thường có triệu chứng của tiểu não hay thân não. Nếu ngoài hành não, dây thần kinh thiệt hầu (IX) và thần kinh phụ (XI) thường bị tổn thương (hội chứng lỗ tĩnh mạch cảnh). Nếu ngoài họp sọ ở lồi não bên sau hay khoang sau tuyến mang tai, có liệt kết hợp dây IX, X, XI và XII hay hội chứng Horner. Nếu không có mất cảm giác ở vòm miệng và họng và không yếu vòm miệng hay khó nuốt, tổn thương nằm bên dưới nhánh hầu, rời khỏi thần kinh lang thang ở vùng đốt sống cổ; sau đó vị trí thông thường của bệnh là trong trung thất.

Yếu cổ

Tổn thương đơn độc thần kinh phụ (XI) có thể xảy ra bất kỳ nơi nào dọc đường đi của nó, kết quả là liệt cơ ức đòn chũm và cơ thang. Phổ biến hơn, tổn thương kết hợp với khiếm khuyết dây thần kinh IX và X tại lỗ tĩnh mạch cảnh hay sau khi thoát khỏi họp sọ. Bệnh thần kinh phụ vô căn, giống liệt Bell, đã được mô tả; hầu hết bệnh nhân hồi phụ nhưng nó có thể tái phát ở một vài trường hợp.

Liệt lưỡi

Thần kinh hạ thiệt (XII) cho các sợi đến cơ lưỡi cùng bên. Nhân thần kinh hay những sợi li tâm có thể bị tổn thương bởi sang thương bên trong hành não như khối u, bại liệt, hay bệnh thần kinh vận động thường gặp. Tổn thương màng não đáy sọ hay xương chẩm (sọ đáy dẹt, nhô lồi cầu xương chẩm, bệnh Paget) có thể chèn ép đường đi bên ngoài hành não hay trong ống thần kinh hạ thiệt. Sang thương đơn độc không rõ nguyên nhân có thể xảy ra. Teo và rung lưỡi phát triển từ vài tuần đến vài tháng sau khi gián đoạn thần kinh.

0/50 ratings
Bình luận đóng