Virut hợp bào đường hô hấp là siêu vi trùng gây bệnh thường thấy nhất viêm phổi virut ở trẻ em. Trên lâm sàng có hai loại: một loại biểu hiện viêm phế quản mao mạch, còn một loại biểu hiện viêm phổi chất giữa phổi. Phần lớn xảy ra ở trẻ thơ, nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ là 1,5 – 2:1.
- Đặc điểm lâm sàng
Biểu hiện người viêm phế quản mao mạch, 2 đến 3 ngày trước khi phát bệnh có thể thấy ngạt mũi, ho, triệu chứng cảm nhiễm đường hô hấp trên, sau đó ho khan kéo dài, và lên từng cơn thở dốc, khó thở. nhiệt độ vừa và thấp. Khi lên cơn nghẹt thở, trẻ bứt rứt, khó chịu, cánh mũi phập phồng, nghe âm thanh hô hấp thấp xuống, hoặc có lúc rồ to lên, ở đáy phổi nghe âm thanh có (bóng) bọt nước nhỏ. Người cảm nặng có thể xảy ra tâm lực suy kiệt.
- Kiểm tra
Biểu hiện là viêm phổi virut hợp bào đường hô hấp. ngoài phần phổi bị những điểm đen thấm dần ra, thường khó phân biệt với viêm phế quản mao mạch. Ngoài biểu hiện lâm sàng viêm phế quản mao mạch ra, nếu bệnh tình nghiêm trọng, triệu chứng trúng độc toàn thân tương đối nặng, hô hấp khó khăn rõ rệt, phôi xuất hiện dãn phế quản tương đối sớm.
Kiểm tra X quang: phần lớn có vùng đen nhỏ, khoảng’ 1/3 số trẻ bị dãn phế quản ở mức độ khác nhau.
Kiểm tra máu: tổng số bạch cầu bình thường hoặc có chiều giảm.
- Chữa trị
Chữa trị: chú ý cách li, cố gắng ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển hoặc bội nhiễm các virut khác. Nói chung cách chữa trị và chăm sóc thì tham khảo viêm phổi phế quản và viêm phổi virut tuyến. Thuốc chống virut có thể dùng Triazonucleoside 10- 15mg/kg/ngày, cho vào trong đường glucose 5% – 10% truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch, cũng có thể dùng song hoàng liên 60mg/kg/ngày, cho thêm thể lỏng từng ít một, đây là thuốc tiêm chống virut của Đông y. Nếu tiếp tục nhiễm virut thì có thể dùng thêm thuốc kháng sinh.