Khái niệm
Phát hoàng có chứng trạng chủ yếu là: mắt vàng, tiểu tiện vàng, mặt vàng, thân thể đều vàng mà nhất là con ngươi mắt vàng sẫm là đặc trưng chủ yếu. Nói chung mắt vàng là triệu chứng đầu tiên, sau đó mới lan toàn thân.
Chứng này sách Nội kinh gọi là “Hoàng đản”, về sau trong các y thư đều mang những tên như “Hoàng đản”,
“Cốc đản”, “Tửu đản”, “Nữ lao đản”, “Hắc đản”, “Dương hoàng”, “Âm hoàng”, “Cấp hoàng”, “Ôn hoàng”.
Hiện nay đem tất cả các triệu chứng Phát hoàng nói chung xếp vào thảo luận ở mục này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Phát hoàng do thấp nhiệt: Có chứng mặt, mắt và thân thể vàng, sắc vàng tươi hoặc có chứng phát sốt khát nước, trong Tâm cồn cào, mỏi mệt vô lực, bụng trướng đầy, kém ăn, sợ ăn dầu mỡ, nôn mửa, buồn nôn, tiểu tiện vàng sẫm hoặc sẻn đỏ, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.
- Phát hoàng do hàn thấp: Có chứng mắt và toàn thân thể cá sắc vàng, mầu vàng tối, kém ăn, bụng đầy trướng, chân tay nặng nề, cơ thể lạnh chân tay lạnh, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Hoãn hoặc Trầm Trì.
- Phát hoàng do ôn độc: Có chứng phát bệnh nhanh gấp, Hoàng đản mầu sẫm nhanh chóng, thân thể và mắt đều có mầu vàng sẫm, mầu như kim loại, sốt cao khát nước, phiền táo không yên, hoặc hôn mê nói sảng hoặc tỵ nục, xỉ nục, ẩu huyết, tiện huyết, xuất huyết dưới da, chất lưỡi đỏ tía hoặc vàng nhớt, khô ráo ít tân dịch, mạch Sác.
- Phát hoàng do ứ huyết: Có chứng thân thể vàng, sắc tôi, sắc mặt xanh tía hoặc đen sạm hoặc dưới sườn có hòn khối không tan, đau khó chịu hoặc bụng dưới trướng đau mà tiểu tiện lại lợi, lớp da xuất hiện sợi huyết mạng nhện hoặc có các chứng sốt nhẹ, đại tiện đen như hắc ín, chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết mạch Huyền sắc hoặc Tế Sắc.
- Phát hoàng do Tỳ hư huyết khuy: Có chứng bì phu phát hoàng không tươi, tinh thần mỏi mệt, hồi hộp mất ngủ, đầu choáng, móng chân tay không tươi, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu Tế.
Phân tích
- Chứng Phát hoàng do thấp nhiệt: Chứng này thuộc phạm vi chứng “Dương hoàng”, đặc điểm lâm sàng chủ yếu là bệnh trình ngắn, sắc vàng tươi, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác. Nguyên nhân bệnh do thấp nhiệt uất kết ở Trung tiêu hun đốt Can Đởm, đởm dịch tiết ra ngoài, thấm ra cơ phu mà phát hoàng; thông thường cần phân biệt ba loại hình:
a- Loại hình nhiệt nặng hơn thấp: Hiện tượng nhiệt nặng hơn cho nên phát nhiệt miệng khát, Tâm phiền muốn mửa, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Sác.
b- Loại hình thấp nặng hơn nhiệt: Hiện tượng thấp nặng hơn có các chứng đầu mình nặng nề, bụng trướng đầy, kém ăn, miệng khát nhưng không uống nhiều, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi vàng dầy nhớt, mạch Hoạt hơi Sác hoặc Nhu Hoãn.
c- Loại hình thấp nhiệt đều nặng: Có chứng phát nhiệt phiền khát, đầu nặng thân thể khốn đốn, bụng trướng đầy, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện khô kết hoặc dính trệ khó đi, rêu lưỡi vàng dầy và nhớt, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác, Điều trị chủ yếu phải thanh lợi thấp nhiệt. Đối với loại nhiệt nặng hơn thấp thì phải thanh nhiệt lợi thấp kiêm cả thông tiện, chọn dùng phương Chi tử đại hoàng thang. Loại hình thấp nặng hơn nhiệt điều trị phải lợi thấp hóa trọc kèm theo thuốc thanh nhiệt dùng phương Nhân trần ngũ linh tán. Loại hình thấp nhiệt đều nặng phải thanh lợi thấp nhiệt kèm theo thuốc giải độc hóa trọc khiến cho thấp nhiệt qua nhị tiện phân lợi mà bài tiết ra ngoài, chọn dùng phương Nhân trần cao thang.
- Chứng Phát hoàng do hàn thấp với chứng Phát hoàng do thấp nhiệt: cả hai tuy đều là thấp trệ ở Trung tiêu, đởm dịch không theo đường bình thường tràn ra ngoài mà Phát hoàng, nhưng Phát hoàng do thấp nhiệt thuộc dương hoàng, sắc tươi như trái quýt, còn Phát hoàng do hàn thấp thuộc âm hoàng thì sắc tối như hun khói. Phát hoàng do thấp nhiệt thì bệnh trình ngắn, Phát hoàng do hàn thấp thì bệnh trình hơi dài. Phát hoàng do thấp nhiệt rêu lưỡi vàng nhớt. Phát hoàng do hàn thấp rêu lưỡi trắng nhớt. Phát hoàng do thấp nhiệt mạch Hoạt Sác hoặc Huyền Sác. Phát hoàng do hàn thấp mạch Trầm Trì hoặc Nhu Tế. Căn cứ vào mầu sắc của Phát hoàng kết hợp với bệnh sử và chứng trạng thấy hai loại rất rõ, lâm sàng rất dễ phân biệt. Phát hoàng do hàn thấp vì hàn thấp ngăn trở Trung tiêu dễ tổn hại dương khí của Tỳ VỊ, điều trị nên ôn hóa hàn thấp là chủ yếu kèm theo thuốc kiện Tỳ hòa Vị, chọn dùng phương Nhân trần truật phụ thang.
- Chứng Phát hoàng do dịch độc với chứng Phát hoàng do thấp nhiệt: Cả hai đều thuộc Dương hoàng, sắc vàng tươi. Phát hoàng do dịch độc còn gọi iâ: “Cấp hoàng”, “Ôn hoàng” thuộc loại cảm nhiễm dịch lệ lưu hành gây nên, bệnh tình khá nặng, mặt mắt thân mình có mầu vàng sẫm. Phát hoàng do thấp nhiệt bệnh từ từ, Hoàng đản nặng dần hoặc kiêm chứng phát nhiệt hoặc không nhiệt, miệng khô và đắng, trong Tâm cồn cào, bệnh ở khí phận. Phát hoàng do dịch độc tất kiêm các chứng sốt cao, khát muốn uống nhiều nước, phiền táo không yên hoặc có các chứng hôn mê nói sảng, tà vào doanh huyết, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng sẫm, cũng có thể thấy tỵ nục, xỉ nục, ẩu huyết, tiện huyết, thân thể phát ban chẩn… Bệnh nặng thì xuất hiện tinh thần sa sút rất nhanh dẫn đến hôn mê. Thấp nhiệt kiêm độc bị uất hóa hỏa thúc ép cho đởm chấp trào ra ngoài co phu cho nên xuất hiện chứng nhiệt độc quá thịnh, điều trị nên thanh nhiệt giải độc, lương huyết khai khiếu chọn dùng phương Tê giác tán gia vị.
- Chứng Phát hoàng do ứ huyết với chứng Phát hoàng do hàn thấp : Cả hai đều thuộc chứng Âm hoàng, đều có đặc điểm là khởi bệnh từ từ, sắc vàng tối không tươi, nhưng cơ chế bệnh và biểu hiện lâm sàng của hai loại khác nhau. Phát hoàng do ứ huyết nguyên nhân bệnh thường do Can uất khí trệ lâu ngày thành ứ, hoặc vì thấp nhiệt Hoàng đản dằng dai không khỏi, thấp uất khí cơ không lợi, ứ tích ở Can Đởm, đởm chấp mất chức năng sơ tiết cho nên phát hoàng. Đặc điểm lâm sàng là Hoàng đản sắc tối, sắc mật đen sẫm, bì phu có tia màng nhện hoặc có nốt ứ huyết, dưới sườn có các chứng trạng hòn khối đau do ứ huyết ngăn trở bên trong. Phát hoàng do hàn thấp thì có đặc điểm là hàn thấp ngăn trở bên trong có các chứng cơ thể lạnh, chân tay lạnh, kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trì. Bệnh tình Phát hoàng do ứ huyết so với Phát hoàng do hàn thấp rất là ngoan cố dằng dai khỏ mà khỏi nhanh. Điều trị nên hoạt huyết hành ứ mềm rắn tan kết làm chủ yếu, chọn phương Đại hoàng giá trùng hoàn.
- Chứng Phát hoàng do Tỳ hư huyết khuy: Chứng này do mệt nhọc nội thương hoặc do ốm lâu khiến cho Tỳ Vị hư yếu khí huyết suy tổn, Gan mất sự nuôi dưỡng, mất chức năng sơ tiết, đởm chấp trào ra ngoài mà Phát hoàng nên còn gọi là “Hư hoàng”. Yếu điểm biện chứng: Bì phu toàn thân Phát hoàng sắc sẫm không tươi lại có thêm các chứng trạng khí huyết suy hư như đầu choáng hồi hộp, mất ngủ lưỡi nhợt. Điều trị nên kiên Tỳ bổ khí dưỡng huyết, chọn dùng các phương Tiểu kiến trung thang, Thập toàn đại bể thang…
Sắc vàng là sắc chính của Tỳ thổ, Phát hoàng nói ở mục này cần phải có đủ các chứng; mắt vàng, mình vàng và tiểu tiện vàng. Tựu trung chứng mắt vàng là yếu điểm để phân biệt có phải là Phát hoàng hay không. Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Chư đản nguyên lưu có nói: “Thường nói mắt vàng là nói chứng Hoàng đản, bởi vì mắt là nơi tụ hội của tông mạch, cái nhiệt của các kinh đều dồn lên mắt cho nên mắt vàng, có thể hiểu chắc chắn đây là Hoàng đản”. Xưa nay đối với chứng Hoàng đản phân loại rất nhiều nhưng tất cả đều phân loại là sắc vàng tươi thuộc Dương hoàng, sắc tôi trệ không tươi thuộc Âm hoàng. Mục này thảo luận các chứng: Phát hoàng do thấp nhiệt, Phát hoàng do Ôn độc là hai chứng thuộc Dương hoàng. Nói chung có đặc điểm là: khỏi bệnh nhanh gấp, triệu chứng nặng và bệnh trình khá ngắn. Ba chứng: Phát hoàng do hàn thấp, Phát hoàng do ứ huyết và Phát hoàng do Tỳ hư huyết khuy đều thuộc Âm hoàng. Nói chung đều có đặc điểm là: khỏi bệnh từ từ, triệu chứng hơi nhẹ và bệnh trình kéo dài. Lâm sàng biến chứng có thể căn cứ vào đặc điểm khởi bệnh, biểu hiện chứng hậu sẽ phân biệt không khó. Nhưng Dương hoàng lâu ngày không khỏi khiến cho khí huyết suy tổn hoặc ứ trệ cũng có thể biến thành Âm hoàng, khi biện triệu chứng cần phải nắm vững và linh hoạt xem xét chứng tìm nguyên nhân mới không đến nỗi sai lầm.
Trích dẫn y văn
– Chứng Cốc đản hàn nhiệt không ăn được, ăn vào thì đầu choáng, vùng ngực không yên, lâu lâu thành Phát hoàng là Cốc đản, Nhân trần cao thang chủ chữa bệnh ấy.
Chứng Bàng quang cấp bụng dưới đầy khắp mình đều vàng, trên trán hiện màu đen, lòng bàn chân nóng; vì phát bệnh Hắc đản thì bụng trướng như có nước, đại tiện tất đen, có lúc nhão đó là bệnh Nữ lao chứ không phải do thủy; bụng đầy thì khó chữa, Tiêu thạch phàn thạch tán chủ chữa bệnh ấy.
Nghĩ như chứng Tửu hoàng đản tất tiểu tiện không lợi, trong họng có cảm giác nóng, lòng bàn chân nóng đó là chứng này (Tửu hoàng đản) (Kim quỹ yếu lược – Hoàng đản bệnh mạch chứng tính trị).
– Chứng Hoàng do thấp nhiệt thì mầu vàng như trái quýt, như Hoàng bá vì hỏa khí tươi sáng nên gọi đó là Dương hoàng, Lại như chứng Hoàng do hàn thấp sắc vàng như bị hun, tôi sạm không tươi, hoặc chân tay quyết lạnh, mạch Trầm Tế đó là Âm hoàng… Tựu trung cũng có trường hợp thương thực gọi là Cốc đản; tổn thương do rượu gọi là “Tửu đản”; ra mồ hôi nhuộm vàng cả áo gọi là Hoàng hãn đều thuộc loại Dương hoàng. Tựu trung có hai loại Nữ lao đản đó là loại Minh hoàng… Lại có người mắc bệnh quá lâu và người cao tuổi Tỳ Vị suy tổn, mặt mắt phát hoàng thì sắc tối sạm mà không tươi, đó là chân khí của tạng phủ bộc lộ ra ngoài phần nhiều là khó chữa (Y học tâm ngộ).