Nhận định chung
Kiểu hình bình thường trong nhiễm khuẩn ở trẻ em
Một đứa trẻ khỏe mạnh có thể bị 6 – 8 lần nhiễm khuẩn đường hô hấp trong 1 năm ở những năm đầu đời.
Trên 15 lần nhiễm khuẩn/1 năm cũng có thể được xem là trong giới hạn bình thường.
Tần suất của nhiễm khuẩn tăng là do sự chưa trưởng thành của hệ miễn dịch và việc thường xuyên phơi nhiễm với các mầm bệnh.
Nhiễm khuẩn tái diễn có thể là một triệu chứng của bệnh lí hệ miễn dịch
Ít phổi biến hơn những nhiễm khuẩn thông thường ở trẻ em.
Phát hiện sớm ở những đứa trẻ này rất khó khăn.
Sự can thiệp đúng có thể làm giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong.
Dịch tễ học
Ở cá thể có hệ miễn dịch bình thường, nhiễm khuẩn có thể:
Thường xảy ra vào mùa đông.
Có thời kì khỏe mạnh giữa các đợt nhiễm trùng.
Thời gian kéo dài của một đợt ốm do virus khoảng 7 – 10 ngày.
Tự hạn chế, khỏi.
Ở cá thể có sự thiếu hụt chức năng miễn dịch nguyên phát:
Khoảng 1/10000 ca.
Trẻ nam thường gặp hơn trẻ nữ do một số hội chứng liên quan đến nhiễm sắc thể X.
Cơ chế bệnh sinh
Các bất thường về giải phẫu, sinh lí và hàng rào bảo vệ cơ thể
Tăng tính nhạy cảm của trẻ với viêm tai giữa là kết quả của rối loạn chức năng của vòi Eustachian, ít có liên quan tới suy giảm miễn dịch.
Viêm màng não tái diễn có thể do kết quả của rò dịch não tủy não tủy.
Viêm phổi tái diễn có thể là kết quả của sự thâm nhập của các kháng nguyên là qua đường hô hấp, rò khí thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng của cơ hô hấp, và hội chứng bất hoạt lông chuyển của đường thở.
Các bệnh phản ứng của đường thở có thể gây ra triệu chứng đường hô hấp tái diễn có thâm nhiễm phổi.
Nhiễm khuẩn tái diễn có thể là kết quả của sự thay đổi của hệ vi khuẩn thường liên quan tới sử dụng kháng sinh.
Do rối loạn tuần hoàn.
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Thường gặp hơn so với suy giảm miễn dịch nguyên phát.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của hệ miễn dịch, bao gồm:
+ Nhiễm khuẩn.
+ Ung thư.
+ Nguyên nhân do thuốc ức chế miễn dịch.
+ Dinh dưỡng.
+ Hệ liên võng nội mô.
+ Rối loạn chuyển hóa.
+ Ghép tạng.
+ Bệnh lí của khớp.
+ Một số phương pháp điều trị mới, như anticytokines hay là đưa các yếu tố lạ vào cơ thể (catheter, van tim).
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Ít phổ biến hơn thứ phát.
Nguyên nhân do tổn thương trong hệ thống miễn dịch.
Được phân loại dựa vào các thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch như miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, bổ thể và khả năng thực bào.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng tái diễn ở trẻ em
Điều trị nguyên nhân gây nhiễm trùng tái diễn.
Điều trị triệu chứng của bệnh cụ thể.
Điều trị hỗ trợ.
Điều trị thay thế các sản phẩm miễn dịch thiếu hụt.
Điều trị khác
Điều trị cụ thể trong nhóm suy giảm miễn dịch tiên phát
Truyền globulin miễn dịch (IVIG):
Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể kết hợp có thể điều trị thay thế bằng IVIG.
Liều truyền khuyến cáo từ 300 – 400mg/kg cho mỗi 3 – 4 tuần.
Có thể điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.
Nồng độ IgG cần duy trì cho bệnh nhân là ≥ 500mg/dl.
Điều trị thay thế bằng IVIG không sử dụng cho tất cả các type suy giảm miễn dịch dịch thể. Bệnh nhân suy giảm IgA có thể shock phản vệ khi truyền IVIG do có chứa một số lượng nhỏ IgA.
Biện pháp khác:
Ghép tủy: chỉ định cho bệnh SCID, hội chứng Wiskott-Aldrich, hội chứng DiGeorge.
Thay thế Enzyme: SCID.
Liệu pháp cytokine: áp dụng cho giảm IL-2.
Điều trị interferon-γ: làm giảm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có bệnh u hạt mạn tính.
Truyền máu khi cần.
Chuyển viện
Chuyển bệnh nhân tới trung tâm miễn dịch hoặc một đơn vị điều trị nhiễm khuẩn đặc biệt trong các trường hợp sau:
Nhiễm khuẩn tái diễn với tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não tái phát.
Nhiễm khuẩn nặng trên cơ địa có rối loạn phát triển thể chất.
Nhiễm trùng cơ hội: Pneumocystis, Cryptococcus.
Nhiễm trùng liên quan sau tiêm vaccine sống
Nhiễm khuẩn ở độ tuổi hiếm gặp: Zoster, nấm dai dẳng.
Tiền sử gia đình có người bị suy giảm miễn dịch hoặc có trẻ chết sớm do nhiễm khuẩn.
Nhập viện
Cần nhập viện để tìm nguyên nhân cho tất cả bệnh nhân với triệu chứng nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn tái diễn, nhiễm khuẩn ở những cơ quan hiếm bị, nhiễm khuẩn cẩn phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch mới khỏi.
Những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm nghi ngờ bị rồi loạn miễn dịch nặng, hội chứng SCID hay Wiskott – Aldrich… Tiên lượng Tiên lượng bệnh dựa vào thể bệnh và khả năng chẩn đoán cũng như khả năng can thiệp điều trị nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và các biễn chứng.