Nhận định chung
Nhiễm toan chuyển hóa
Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm toan chuyển hóa thường không đặc hiệu.
Tăng thông khí máu nhẹ thường không có dấu hiệu lâm sàng, mà chỉ có thể nhận biết qua khí máu, thấy PaCO2 giảm.
Khi nhiễm toan chuyển hóa nặng có các biểu hiện thở nhanh, sâu, vô căn hoặc nhịp thở Kussmaul. Trẻ lơ mơ, hôn mê và truỵ mạch do tình trạng nhiễm toan nặng làm giảm co bóp của cơ tim.
Nhiễm toan hô hấp
Nhiễm toan hô hấp là do tăng áp suất CO2, làm giảm pH máu. Nhờ cơ chế bù trừ của thận, nồng độ HCO3– sẽ tăng theo. Tuỳ theo tình trạng tăng CO2 cấp hoặc mãn mà có sự thay đổi HCO3– theo.
Trong nhiễm toan hô hấp cấp, cứ tăng thêm 10mmHg CO2 thì HCO3– tăng thêm 1 mmol, trong nhiễm toan hô hấp mạn thì tăng thêm 4mmol HCO3–.
Phác đồ điều trị nhiễm toan ở trẻ em
Điều trị nhiễm toan chuyển hóa
Điều chỉnh sự thiếu hụt [HCO3– ]:
* Đối với nhiễm toan chuyển hóa có khoảng trống anion bình thường và nhiễm toan chuyển hóa do thận:
Bù HCO3– là cần thiết và có tính chất hệ thống.
Bù HCO3– được tính theo công thức:
NaHCO3– (mmol) = BE x P x 0,3.
P: Trọng lượng cơ thể (kg).
Lưu ý:
Nếu toan nặng có thể tiêm tĩnh mạch chậm 1mmol/kg.
Bù 1/2 lượng HCO3– tính theo công thức, truyền chậm tĩnh mạch trong 4 – 6 giờ.
Truyền duy trì còn lại trong 4 – 6 giờ tiếp.
Thử lại khí máu sau bù, điện giải đồ.
Không truyền chung đường truyền với Calcium, Dopamin, Dobutamin.
Chỉ bù khi toan hô hấp đã được giải quyết.
* Đối với nhiễm toan chuyển hóa có khoảng trống anion tăng:
Điều chủ yếu là phải điều trị theo nguyên nhân.
Việc bổ sung HCO3– cần được cân nhắc thận trọng bởi vì nếu bù nhanh một số lượng lớn có thể làm biến đổi các thành phần khác của dịch thể: làm nặng thêm tình trạng toan trong tế bào và dịch não tuỷ do sự tạo nên CO2, có thể vận chuyển tự do qua màng tế bào, hoặc làm giảm K máu ảnh hưởng đến nhịp tim.
Điều trị nguyên nhân gây nhiễm toan chuyển hóa:
Nhiễm toan do bệnh tiểu đường: insulin, truyền dịch.
Nhiễm toan do tăng acid lactic do thiếu O2: thở oxy qua mặt nạ hoặc hô hấp viện trợ, chống sốc trong suy tuần hoà.
Nhiễm toan acid salicylique (aspirin): kiềm hoá nước tiểu hoặc lọc máu ngoài thận.
Suy thận: lọc máu ngoài thận.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: hội chẩn chuyên khoa chuyển hóa: chọn sữa, chế độ ăn phù hợp, vitamin thích hợp.
Điều trị nhiễm toan hô hấp
Điều trị theo trình tự ABCs.
Làm thông thoáng đường thở và cho thở oxy.
Trường hợp nhiễm toan hô hấp nặng (PaCO2 > 70mmHg) cấp tính phải sử dụng phương pháp thông khí cơ học.
Việc sử dụng các dung dịch kiềm như NaHCO3 cần thận trọng vì có thể làm tăng áp suất CO2. Ngoài ra thường sử dụng dung dịch THAM (0,3N tromethamine).
Điều trị nguyên nhân.